7. Cấu trúc của luận văn
3.3.2. Các bước triển khai mô hình
3.3.2.1. Xây dựng thể chế
Tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức chính quyền địa phương hiện nay theo hướng trao nhiều thẩm quyền hơn cho chính quyền đô thị, quy định bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh theo hướng “một cấp chính quyền, hai cấp hành chính” và tổ chức Hội đồng thành phố ở các đô thị thành phố trực thuộc tỉnh.
Quy định thực hiện chế độ thủ trưởng (Chủ tịch thành phố và Trưởng làng) trong quản lý hành chính nhà nước ở các cấp đô thị trực thuộc tỉnh. Phân cấp nhiều hơn, rõ hơn về thẩm quyền và trách nhiệm trong việc quyết định các nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố. Phân định rành mạch chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan hành chính các cấp trong chính quyền đô thị. Việc phân cấp cho chính quyền cơ sở quản lý các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, kinh tế, văn hoá, xã hội, phúc lợi công cộng... chỉ có ý nghĩa tương đối và hạn hẹp, đơn thuần về hành chính, chủ yếu mang tính kiểm tra, giám sát.
Khi tiến hành xây dựng thể chế để thực hiện mô hình cần phải xem xét, cân nhắc các vấn đề sau:
1. Không có cơ quan đại diện ở cấp làng thì cần có cơ chế như thế nào để thực hiện hiệu quả giám sát và thực hành dân chủ?
2. Mối quan hệ với cấp tỉnh sẽ được tự chủ như thế nào đối với đô thị trực thuộc tỉnh?
3. Trao quyền tự chủ cho các đô thị có quy mô khác nhau sẽ theo tiêu chí nào? Cấp nào trao quyền gì và tại sao?
4. Nhân sự đứng đầu chính quyền đô thị có nên theo cơ chế tranh cử và bầu trực tiếp không?
5. Nghị quyết của Hội đồng thành phố có trở thành hiệu lực pháp luật và luôn đi với ngân sách tương ứng không?
6. Đô thị có được ngân sách chủ động với các loại phí - thuế riêng đáp ứng theo thực tế không?
7. Đô thị có được ban hành chính sách riêng để triển khai nhiệm vụ không?
3.3.2.2. Trang bị cơ sở vật chất, đội ngũ nhân sự
Chuẩn bị những trang thiết bị cần thiết (phòng làm việc, máy vi tính, máy chiếu, điện thoại, hệ thống mạng Internet...) để các giao dịch nội bộ và dịch vụ hành chính công được ứng dụng trên môi trường mạng.
Đào tạo, rèn luyện đội ngũ nhân sự hiện hành có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức theo tiêu chí của từng loại công việc và cần tuyển dụng nhân sự để thành lập một tổ chức độc lập, chuyên nghiệp giám sát, đánh giá chất lượng các dịch vụ công cung cấp cho cộng đồng dân cư đô thị.
3.3.2.3. Tuyên truyền, phổ biến
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến đến tận người dân về tổ chức bộ máy chính quyền theo mô hình mới. Công khai rộng rãi vai trò, chức năng của Hội đồng thành phố và cơ quan hành chính các cấp. Tuyên truyền, phổ biến về quyền và nghĩa vụ của người dân trong việc bầu Hội đồng thành phố, nghĩa vụ của đại biểu Hội đồng thành phố trong tiếp xúc với nhân dân, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, cũng như giải quyết các vấn đề mà cử tri quan tâm, kiến nghị.
3.3.2.4. Thực hiện thí điểm mô hình
Thực hiện mô hình chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh ở CHDCND Lào. Mặc dù đã được thể chế hóa trong văn bản Luật và dưới luật, nhưng hiện nay, trên thực tế, vẫn chưa có chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh nào được thành lập một cách chính thức. Tất cả các địa phương có nhu cầu thành lập đều mới chỉ đang trong giai đoạn xây dựng Đề án.
Mặt khác, với những đòi hỏi của thực tiễn về tổ chức bộ máy chính quyền đô thị, nhất là tổ chức bộ máy chính quyền đô thị các thành phố trực thuộc tỉnh hiện nay, đây là một điều mới, chưa có kinh nghiệm, cũng như đánh giá một cách đầy đủ để thực hiện. Do đó, việc thí điểm bộ máy chính quyền đô thị các thành phố trực thuộc tỉnh theo mô hình đề xuất là điều cần thiết. Qua việc tổ chức thí điểm có thể đánh giá được một cách tổng quát, đầy đủ các vấn đề, những bài học, những định hướng cần thiết khi áp dụng cho các đô thị thành phố trực thuộc tỉnh khác.
Bên cạnh đó, với việc áp dụng mô hình đề xuất sẽ tạo ra một sự thay đổi đột ngột, mất thời gian thích ứng trong hoạt động quản lý nhà nước. Do đó, để thích ứng trong hoạt động quản lý nhà nước và để đánh giá được tác động của mô hình này đến đời sống của người dân cần thí điểm mô hình này ở một số thành phố có qui mô vừa và ở thành phố không quá đặc thù (hải đảo, miền núi...) thì sẽ phù hợp hơn và sẽ giúp cho việc đánh giá chính xác hơn.
Sau thời gian thí điểm, nếu kết quả thu được khả quan và thuận lợi, tiến hành tổ chức áp dụng mô hình cho các thành phố khác trên phạm vi cả nước.
3.3.2.5. Hoàn chỉnh mô hình và triển khai trên diện rộng
Việc thí điểm mô hình là cần thiết, tuy nhiên cần phải xác định thời gian thí điểm mô hình một cách hợp lý, đảm bảo đánh giá đầy đủ những tác động của mô hình. Trong khoảng thời gian xác định thí điểm, từng bước, liên tục đánh giá mô hình để có những thay đổi phù hợp, tiến tới hoàn chỉnh mô hình. Đồng thời, tiến hành một cách thận trọng, từng bước việc đổi mới tổ
chức bộ máy, chuyển dần bộ máy chính quyền các thành phố trực thuộc tỉnh còn lại theo hướng “một cấp chính quyền, hai cấp hành chính” theo như mô hình đã thí điểm. Trên cơ sở mô hình hoàn chỉnh, triển khai áp dụng cho các thành phố trực thuộc tỉnh còn lại; sửa đổi, bổ sung các điều kiện cần thiết để mô hình được triển khai ở tất cả các thành phố trực thuộc tỉnh.
Việc huy động, chuẩn bị các nguồn lực để triển khai mô hình là một vấn đề lớn, việc triển khai áp dụng mô hình là cần thiết và cũng là một khó khăn lớn của toàn xã hội, của bản thân các đô thị nói riêng. Cho nên để hoàn chỉnh mô hình và triển khai một cách toàn diện, có hiệu quả cần phải có sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, trong đó vai trò lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào là vấn đề đầu tiên, mang tính định hướng cao nhất.
Tiểu kết chương 3
Với những chức năng, đặc trưng riêng có của đô thị đòi hỏi phải có cách tổ chức chính quyền đô thị với những chức năng, quyền hạn, tính tự quản khác với chính quyền ở các vùng nông thôn. Để xây dựng được một tổ chức bộ máy chính quyền địa phương nói chung cũng như một chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh nói riêng một cách hợp lý và hiệu quả cần phải tính đến những nguyên tắc mang tính kỹ thuật của khoa học tổ chức và quản lý như: Nguyên tắc về sự phân chia lãnh thổ, nguyên tắc về sự phù hợp giữa chủ thể và khách thể quản lý, nguyên tắc về sự tự điều chỉnh - tự quản lý trong xã hội... Thực tiễn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương nói chung và xây dựng mô hình chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh của Lào trong thời gian qua đã không quan tâm đến những nguyên tắc này, thậm chí đã vi phạm một số nguyên tắc mang tính tất yếu khách quan. Đây cũng chính là nguyên nhân quan trọng, trực tiếp làm suy giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở các thành phố trực thuộc tỉnh, góp phần gây nên những bất cập hiện nay trong quản lý, điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội đang ngày càng phức tạp hơn ở các đô thị nói chung, ở các thành phố trực thuộc tỉnh nói riêng.
Trong những năm gần đây, Đảng Nhân dân cách mạng Lào đang từng bước quan tâm, định hướng xây dựng chính quyền đô thị theo cơ chế đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền đô thị, đó cũng là xu hướng cải cách, phát triển hiện nay.
Trên cơ sở phân tích những ưu điểm và hạn chế trong cách thưc tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh, tác giả mạnh dạn nghiên cứu và đề xuất mô hình tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh theo mô hình một cấp chính quyền - hai cấp hành chính. Đồng thời, xác định lại tư tưởng, nhận thức, cũng như chức năng, nhiệm vụ của chính quyền các thành phố trực thuộc tỉnh ở Lào hiện nay. Đề xuất áp dụng mô hình Chủ tịch điều hành và thiết lập mối quan hệ giữa Hội đồng thành phố và Chủ tịch trong bộ máy chính quyền mới, một số giải pháp tổ chức bộ máy chuyên
môn của Chủ tịch thành phố; đồng thời từng bước tiến hành hiện đại hóa cơ sở, trang thiết bị, công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý ở đô thị.
Những khác biệt giữa đô thị và nông thôn là rất rõ ràng, tuy nhiên, việc xây dựng tổ chức bộ máy chính quyền đô thị các thành phố trực thuộc tỉnh cần phải được tiến hành từng bước, CHDCND Lào chưa có kinh nghiệm nên tổ chức thí điểm mô hình chính quyền đô thị ở một số thành phố, sửa đổi, đề ra mô hình riêng cho chính quyền đô thị và nông thôn trên cơ sở sửa đổi luật và các văn bản liên quan.
KẾT LUẬN
Đô thị ngày càng có vai trò to lớn trong sự phát triển mọi mặt về kinh tế, văn hoá xã hội, không có một quốc gia nào được gọi là phát triển nếu như không có các đô thị phát triển đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, ổn định và từng bước nâng cao đời sống của người dân, thực hiện tốt chức năng phục vụ nhân dân; đồng thời làm nền tảng, động lực, vai trò thúc đẩy sự phát triển của đất nước, vùng lãnh thổ hoặc địa phương khác.
Để đổi mới tổ chức chính quyền đô thị trước hết cần phải sửa đổi bổ sung Luật Hành chính địa phương theo hướng điều chỉnh một cách chuyên biệt về chính quyền nông thôn và chính quyền đô thị. Khi cần có thể quy định bằng những văn bản pháp luật chuyên biệt khác nhau cho từng loại thành phố để phù hợp với điều kiện, đặc điểm riêng có, và tùy vào qui mô lớn, nhỏ khác nhau cho phù hợp.
Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh và áp dụng mô hình mới trong thực tế là một quá trình lâu dài, phức tạp động chạm tới nhiều vấn đề mang tính chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội đòi hỏi quyết tâm của các nhà chính trị, các nhà lập pháp, nó vượt ra khỏi những quan niệm khoa học thông thường về tổ chức chính quyền địa phương. Việc xây dựng mô hình tổ chức chính quyền đô thị phải bảo đảm được sự ổn định về mặt chính trị, kinh tế xã hội, không làm đảo lộn đời sống của các cán bộ, công chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương.
Thiết lập mô hình mới về tổ chức chính quyền đô thị xuất phát từ đòi hỏi khách quan của đời sống đô thị, bảo đảm sao cho việc quản lý đô thị được thống nhất, thông suốt, không bị chia cắt, cản trở bởi các cấp quản lý đô thị như hiện nay. Đã đến lúc CHDCND Lào cần phải nghiêm túc và khẩn trương nghiên cứu, xem xét toàn diện, đổi mới cơ bản mô hình tổ chức chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh theo hướng nghiên cứu lại cơ cấu chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh; giảm thiểu sự phân chia cấp chính quyền trong nội bộ đô thị, đảm bảo hoạt động hành chính ở đô thị tập trung thống nhất
cao, nhanh nhạy, có hiệu lực trực tiếp, đồng thời phát huy được những yếu tố tự quản, cộng đồng trong việc tự giải quyết những vấn đề riêng, đặt ra từ thực tiễn của các thành phố trực thuộc tỉnh. Đây thực sự là một đòi hỏi cấp bách của thực tiễn, là giải pháp tích cực, cụ thể để nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước, đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Để áp dụng mô hình mới về tổ chức chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh, cần phải có những bước thực nghiệm thích hợp, tránh tình trạng duy y chí chủ quan, nóng vội. Mô hình tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh trong luận văn này đã đề xuất là mô hình kết hợp sự quản lý tập trung thống nhất của nhà nước với sự trao một số quyền tự quản cho chính quyền đô thị nhằm mục đích vừa đảm bảo tính tập trung quyền lực của nhà nước, thống nhất quản lý đô thị, đồng thời khuyến khích tính chủ động, tính hiệu quả và huy động nguồn lực của chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. ADB, Phục vụ và duy trì, Nhà nước trong thếgiới cạnh tranh. Chương 4. 2. Athiphon Bunnaphôn (2003), Hoàn thiện bộ máy quản lý đô thị
CHDCND Lào, Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia.
3. Báo cáo khoa học đề tài cấp bộ (2001), Thể chế chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước các nước ASEAN, Đềtài nghiên cứu khoa học cấp Bộ(Chủ
nhiệm đề tài Trương Đắc Linh), mã số đề tài: B 98-20-04, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
4. Phan Xuân Biên (2006), Một sốvấn đề vềxây dựng chính quyền đô thị từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Tuổi trẻ, TP. HồChí Minh.
5. Bouaphanh Xayasongkham (2007), Đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp tỉnh nước CHDCND Lào, Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia.
6. Cay-Xỏn-Phôm-Vi-Hẳn (1978), Xây dựng một nước Lào hoà bình, độc lập và xã hội chủ nghĩa; NXB. Sựthật, Hà Nội.
7. Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào 20 năm xây dựng và phát triển
(1995); NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội.
8. Nguyễn Đăng Dung (2001), Tổchức chính quyền nhà nước ở địa phương (Lịch sử và hiện tại), NXB. Đồng Nai.
9. Đại học Luật Tp. HCM (2004), Các tài liệu tham khảo về chính quyền địa phương, Khoa Luật hành chính, Tổbộ môn Luật Hiến Pháp, Trường Đại học Luật TP. HCM.
10. Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình luật Hiến pháp Việt Nam, NXB. Công an nhân dân, Hà Nội.
11. Đại học Quốc gia Hà Nội (1999), Giáo trình luật Hiến pháp Việt Nam, NXB. Đại học Quốc gia, Hà Nội.
12. Bùi Xuân Đức (2005), Đổi mới tổ chức chính quyền địa phương ở đô thị, Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật thuộcTrung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia.
13. Tô Tử Hạ, Nguyễn Hữu Trị, Nguyễn Hữu Đức (1998), Cải cách hành chính địa phương: lý luận và thực tiễn; NXB. Chính trịQuốc gia, Hà Nội.
14. Hệ thống công vụ một số nước ASEAN và Việt Nam; NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Học viện hành chính quốc gia (2003), Tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước, Hà Nội.
16. Học viện hành chính quốc gia (2002), Hành chính công, NXB. Đại học quốc gia, Hà Nội.
17. Lịch sử Lào (1997), NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội.
18. Vũ Thị Lan (2014), Đổi mới tổ chức bộ máy chính quyền đô thị ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia.
19. Văn Đức Mạnh (2015), Tổ chức chính quyền đô thị ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước, Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia.
20. Tài liệu Hội thảo khoa học (1995), Thực tiễn Việt - Lào về cải cách