7. Cấu trúc của luận văn
2.1.3. Sự hình thành và phát triển đô thị của Lào
Phân chia đơn vị hành chính của Lào cũng giống như các nước. Cả nước chia thành 17 tỉnh bao gồm 16 tỉnh và Thành phố thủ đô Viêng-chăn.
Mỗi một tỉnh được chia thành huyện. Cả nước hiện có 148 huyện (bao gồm các đơn vị của Thủ đô Viêng-chăn). Mỗi huyện chia thành nhiều bản.
Từ xa xưa, đô thị cổ của Lào đã được hình thành từ yếu tố hành chính, chính trị. Đó là sự xuất phát từ định cư thành những thị tộc, bản làng đến phát triển thành “xiêng” là mầm mống đầu tiên của đô thị Lào. Xiêng là một vùng đông dân, tập trung sống trên vùng đất phì nhiêu giầu có, có điều kiện phát triển kinh tế mạnh, quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, chính trị, xã hội. Mỗi xiêng có một thủ lĩnh được bầu lên theo tục thị tộc cũ hoặc một tập đoàn giàu mạnh hơn cả, chiếm vị trí quyền hành đối với toàn vùng. Thủ lĩnh này tổ chức quyền lực đối với toàn Xiêng như một chúa đất với sự tham gia của các tộc trưởng. Nơi đóng quân của Xiêng thường được bảo vệ bằng thành đất. Một vài Xiêng lớn tập hợp lại thành Viêng (như Viêng chăn, Viêng khăm). Sự tranh giành đất đai giữa các Xiêng thường xảy ra, các Xiêng lớn bắt xiêng bé phải phục tùng và trở thành tập hợp lớn là “mương”. Thuật ngữ mương được
hiểu theo 2 nghĩa: vừa là một cấp hành chính (huyện) vừa là đô thị cho tới ngày nay.
Hiện nay hệ thống bộ máy hành chính địa phương ở Lào được chia thành 3 cấp tỉnh, huyện và bản. Ngoài thành phố Viêng Chăn mỗi tỉnh hình thành các thủ phủ của tỉnh là những trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế văn hoá du lịch của tỉnh. Tại mỗi huyện cũng hình thành một đô thị huyện lỵ tạo thành mạng lưới đô thị nhỏ là những trung tâm đầu não của chính quyền địa phương cấp huyện. Sự hình thành thành hệ thống đô thị theo trung tâm hành chính, chính trị đã tạo thành cấp bậc các đô thị theo cấp bậc hành chính một cách rõ ràng.
Sau yếu tố hành chính - chính trị, yếu tố kinh tế đã giữ vai trò không kém phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển các đô thị của Lào. Phần lớn các đô thị đều nằm trong các trục giao thông quan trọng, tạo thành các trung tâm giao lưu thương mại trong và ngoài nước ở những cấp độ khác nhau. Thành phố Viêng Chăn với vai trò là thủ đô của Quốc gia đã trở thành trung tâm phát triển tổng hợp, tập trung các thị trường, khu vực sản xuất, công nghiệp, là trung tâm giao dịch thương mại lớn nhất của Lào. Các đô thị tỉnh lỵ và huyện lỵ, tuỳ theo điều kiện của mỗi địa phương đã phát triển trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp, thương mại, thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ mang ý nghĩa của vùng và tiểu vùng.
Các yếu tố lịch sử và điều kiện tự nhiên đã quyết định đến vị trí địa điểm xây dựng và tăng trưởng phát triển của mỗi đô thị. Các mương cổ của Lào trước kia nay đã trở thành những trung tâm hành chính chính trị kinh tế văn hoá xã hội, du lịch quan trọng của Lào với những công trình kiến trúc kiểu phật giáo cổ vô giá. Luông Prabang, cố đô đầu tiên của đất nước Lạn Xạng với tên gọi là Xiêng Đông - Xiêng Thoong nay đã trở thành di sản văn hoá thế giới, hàng năm thu hút hàng vạn du khách đến thăm.
Dưới tác động của yếu tố lịch sử và điều kiện tự nhiên, các đô thị của Lào đã hình thành dọc theo sông Mê kông hoặc các trục đường quốc lộ nơi
thuận lợi cho việc giao lưu giữa các đô thị và giữa đô thị với các vùng dân cư nông thôn khác từ bắc cho đến nam Lào như từ Bo keo, Saynhabuly, Luông prabang, Viêng-chăn cho tới Savnnakhet, Pac sê.
Quá trình hình thành và phát triển đô thị của Lào đã gắn liền với lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước của dân tộc Lào. Thời kỳ Nhà nước phong kiến Lào hưng thịnh nhất vào thế kỷ XIII - XVI, các chùa chiền là những trung tâm truyền bá phật giáo đồng thời là nơi truyền bá kiến thức, giáo dục được xây lên khắp các đô thị trung cổ lớn. Viêng Chăn trong thời kỳ này là trung tâm truyền bá phật giáo lớn của khu vực, có nền thủ công điêu khắc rất phát triển, có quan hệ tốt với các nước láng giềng và một số nước Châu Âu. Giữa thế kỷ XVII đất nước Triệu Voi đã từng lừng danh là một đất nước thịnh vượng, đã trở thành đối tượng xâm lược của giặc ngoại xâm, bị chia cắt thành những vương quốc nhỏ và từ đó luôn bị chiến tranh tàn phá, không có điều kiện để xây dựng đất nước. Cuối thế kỷ XIX Lào bị rơi vào tay thực dân Pháp, bọn chúng đã lập ách thống trị kiểu thực dân cũ ở Lào. Mặc dù các cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội như đường xá, trường học, bệnh viện, các công sở v.v.. trong thời kỳ này được bọn thực dân xây dựng ở nhiều nơi nhưng mục đích của chúng là để duy trì ách thống trị và vơ vét tài nguyên khoáng sản về chính quốc.
Do tình hình chiến tranh suốt bao thế kỷ nhân dân Lào không có điều kiện để phát triển kinh tế xã hội đất nước, cho nên cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật sau chiến tranh còn rất non yếu. Đảng NDCM Lào lại tiếp tục lãnh đạo nhân dân các bộ tộc Lào tiến hành công cuộc cách mạng xây dựng lại đất nước và đi lên theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cuộc sống của nhân dân Lào sau những năm chiến tranh đã dần dần đi vào ổn định. Được sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội đã được khôi phục và xây dựng lại. Mạng lưới giao thông vận tải nối liền các vùng trong nước được chú trọng ưu tiên xây dựng; các bệnh viện, trường học, công sở, nhà máy được khôi phục và xây dựng ở thủ đô Viêng
tập trung, nền kinh tế của Lào trong những năm phục hồi sau chiến tranh phát triển rất trì trệ. Để giải quyết tình hình khó khăn của đất nước, năm 1979 Chính phủ Lào đã tiến hành đổi mới chính sách kinh tế với sự tự do hoá thương mại, tự do hoá giá cả nông phẩm. Tiếp tục đến năm 1985 Chính phủ đã thực hiện các chính sách định hướng thị trường trong khuôn khổ gọi là cơ chế kinh tế mới (New Economics Mechanism NEM) để tháo dỡ các rào cản kinh tế và huy động mọi thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư phát triển đất nước.
Thực hiện chủ trương về NEM, Đảng và Nhà nước Lào đã đưa ra hàng loạt các chương trình cải cách kinh tế trong đó bao gồm sự thiết lập hệ thống thể chế kinh tế mới, bảo đảm cho sự phát triển của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, giảm bớt vai trò của Nhà nước trong sản xuất, tư nhân hoá các doanh nghiệp Nhà nước, đổi mới chính sách thuế v.v..
Trình độ đô thị hoá của Lào phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của đất nước. Nền kinh tế hàng hoá chỉ phát triển khi có cơ sở hạ tầng phát triển, do vậy mà nền kinh tế của Lào đã gặp rất nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng yếu kém. Kết quả là, quá trình đô thị hoá ở Lào diễn ra rất chậm. Tuy nhiên trong giai đoạn đổi mới kinh tế, các đô thị của Lào đã có những thay đổi và bước chuyển biến phát triển tương đối nhanh nhất là thủ đô Viêng Chăn và một số đô thị lớn khác. Vai trò trung tâm kinh tế của thủ đô Viêng Chăn và các đô thị khác được củng cố tạo thành mạng lưới nối liền các thị trường trong nước và ngoài nước bởi những mạng lưới giao thông vận tải. Chính sách kinh tế mở cửa, sợ phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong cơ chế thị trường đã có tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống của người dân đô thị dẫn đến những biến đổi quan trọng trong cơ cấu xã hội, cơ cấu lao động nghề nghiệp cũng như làm xuất hiện những hình thái mới của lối sống thành thị trong điều kiện mới.
Mỗi một tỉnh của Lào và mỗi một huyện cũng đều có như thông lệ chung của các nước, một thủ phủ của tỉnh và một thủ phủ của huyện. Bảng
2.1 cho thấy danh sách các đơn vị hành chính lãnh thổ được xác định là thủ phủ của 16 tỉnh của Lào (không kể Thủ đô Viêng-chăn).
Bảng 2.1. Danh sách thủ phủ của các tỉnh ở nước CHDCND Lào
1. Pakse (Pakxe)
2. Savannakhet
3. Luang Prabang (Louangphrabang) 4. Xam Neua (Xam Nua, Sam Neua) 5. Phonsavan (Ban Phonsavan)
6. Thakhek
7. Muang Xay (Oudomxai)
8. Xaysomboun (Viengchan)
9. Pakxan (Muang Pakxan)
10. Attapeu (Attopu) 11. Ban Houayxay 12. Luang Namtha 13. Phongsali (Phongsaly) 14. Sainyabuli (Xaignabouli) 15. Salavan (Saravane) 16. Sekong (Xekong) (Nguồn: https://vi.wikipedia.org)
Tùy theo cách diễn đạt, một số tài liệu gọi một số thủ phủ là thành phố thủ phủ của tỉnh; nhưng cũng có tài liệu chỉ gọi chung là thủ phủ.
2.2. Mô hình tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thủ phủ của cáctỉnh ở nước CHDCND Lào