7. Cấu trúc của luận văn
3.1.2. Phương hướng cụ thể của Bộ Nội vụ Lào
Từ khi bắt đầu sự nghiệp đổi mới đất nước đến nay, những tồn tại, hạn chế trong hoạt động quản lý các đô thị làm kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đảng và Nhà nước Lào nói chung, Bộ Nội vụ Lào nói riêng đã nhận định phải đổi mới tổ chức bộ máy chính quyền đô thị, yêu cầu tổ chức chính quyền đô thị phải đảm bảo tính thống nhất và liên thông trên địa
việc đổi mới mô hình chính quyền địa phương chính là tạo lập được chính quyền địa phương ở các đô thị có sự khác biệt hợp lý với chính quyền địa phương ở vùng nông thôn, định hướng xây dựng đô thị theo hướng đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao chất lượng và quản lý chặt chẽ quy hoạch phát triển đô thị. Từng bước hình thành hệ thống đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường gồm một số thành phố lớn, nhiều thành phố vừa và nhỏ liên kết và phân bố hợp lý trên các vùng; chú trọng phát triển đô thị miền núi, phát triển mạnh các đô thị ven biển.
Như vậy, phương hướng của Bộ Nội vụ trong xây dựng mô hình chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh là vẫn tồn tại cơ quan chính quyền thành phố với vai trò, chức năng như chính quyền cấp huyện. Và việc thiết lập bộ máy hành chính ở đô thị vẫn chưa dựa trên căn cứ phân loại đô thị và mức độ phức tạp của các loại đô thị. Nhưng Bộ cũng đã bước đầu đề cập đến việc đảm bảo tính chỉnh thể thống nhất, không bị chia cắt về một lãnh thổ của một đô thị. Điều này có ý nghĩa là các đơn vị hành chính trong nội bộ đô thị không có ý nghĩa về mặt lãnh thổ, không phải là một đơn vị hành chính - lãnh thổ. Các đơn vị hành chính thuần túy trong nội bộ đô thị chỉ có ý nghĩa về mặt quản lý hành chính, không có ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những điều kiện tiên quyết để xây dựng bộ máy quản lý nhà nước ở đô thị phù hợp với tính chất, đặc điểm của đô thị về mặt hành chính - lãnh thổ, kết cấu hạ tầng, quy hoạch phát triển cũng như về hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh trật tự và đời sống của cộng đồng dân cư đô thị.
Xây dựng chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh phải xác định tách bạch tổ chức và nhiệm vụ của chính quyền ở đô thị và chính quyền nông thôn; chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh với chính quyền huyện, để thiết lập tổ chức bộ máy chính quyền đô thị phù hợp với đặc điểm của đô thị, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt ra. Tuy nhiên, do chưa có sự thống nhất về tư tưởng, nhận thức nên thực tế việc xây dựng mô hình chính quyền đô thị các thành phố trực thuộc tỉnh còn chậm, thiếu đồng bộ, còn nhiều lúng túng,
vướng mắc. Do đó, cần thống nhất về mặt tổ chức bộ máy chính quyền đô thị các thành phố trực thuộc tỉnh theo hướng:
- Chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh là một cấp chính quyền hoàn chỉnh, gồm cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương và cơ quan hành
chính tại địa phương. Giảm bớt cấp chính quyền trong nội bộ đô thị - cấp dưới thành phố là cấp cơ sở (cấp phường), không tổ chức bộ máy chính quyền hoàn chỉnh, chỉ có cơ quan hành chính phường hay phường là cơ quan nối dài để thực hiện hoạt động quản lý điều hành của thành phố.
- Các cơ quan chuyên môn được tổ chức theo hướng quản lý tập trung, thống nhất, thông suốt; quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; trách nhiệm rõ ràng, phân công rành mạch, bộ máy tinh gọn và hợp lý; tăng cường tính chuyên nghiệp, giải quyết nhanh công việc của người dân, tổ chức; cải tiến phương
thức quản lý; định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị về kết quả hoạt động.
- Đối với cấp làng, không tổ chức HĐND thì vai trò giám sát của
HĐND được thay thế bằng hoạt động giám sát của đại biểu HĐND theo địa bàn; tăng cường các hình thức dân chủ trực tiếp, tự quản, bảo đảm cho nhân dân có thể tham gia rộng rãi, liên tục vào quá trình quản lý đô thị.
3.2. Đề xuất mô hình tổ chức bộ máy chính quyền đô thị thành phố trực thuộc tỉnh ở nước CHDCND Lào