7. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Chính quyền thủ phủ của tỉnh theo văn bản pháp luật mới
Hiến pháp và Luật Hành chính địa phương 2015 quy định về một số nội dung về thành phố thuộc tỉnh (thủ phủ của tỉnh).
2.2.2.1. Điều kiện thành lập
Luật Hành chính địa phương nước CHDCND Lào sửa đổi năm 2015 (số 68/QH ngày 14/12/2015) quy định về điều kiện thành lập thủ phủ của tỉnh. Thủ phủ của tỉnh là huyện hoặc quận có tốc độ phát triển cao, đủ các điều kiện của pháp luật này. Thủ phủ của tỉnh gồm có cả địa bàn nội thành và ngoài thành, gồm có nhiều làng xóm.
Thủ phủ của tỉnh được thành lập, giải thể, phân tách và sáp nhập do quyết định của Chính phủ theo sự kiến nghị của tỉnh trưởng, chủ tịch thủ đô, sau khi HĐND cấp tỉnh phê duyệt.
Điều 63 của Luật Hành chính địa phương 2015 của CHDCND Lào quy định chung về điều kiện thành lập thủ phủ của tỉnh như sau:
1. Là huyện hoặc quận có mức độ dân số 60.000 người trở lên và là nội thành hoặc nội quận phải có 25.000 người trở lên.
2. Có mật độ dân số trong địa bàn nội thành hoặc nội quận từ 900 người/km2 trở lên.
3. Có số người làm nghề nông nghiệp trong địa bàn nội thành hoặc nội quận (nơi trụ sở cơ quan chính quyền huyện hoặc quận) không quá 25% số
dân sinh sống ở địa bàn nội thành hoặc quận đó.
4. Có hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa - xã hội phát triển đầy đủ. 5. Tất cả các làng đều đạt tiêu chuẩn làng phát triển.
Để việc thành lập thủ phủ của tỉnh được tổ chức thực hiện hợp pháp theo Hiến pháp và pháp luật, Thủ tướng Lào đã có Pháp lệnh số 23/PL-TTg ngày 01/8/2016 về thành lập quận và thành phố.
Nhằm cụ thể hóa Luật Hành chính địa phương năm 2015, Pháp lệnh số 23/PL-TTg, và tạo điều kiện hướng dẫn các địa phương trong cả nước thực hiện thống nhất, Bộ Nội vụ Lào đã có Hướng dẫn số 14/HD-BNV ngày 26/11/2016 về điều kiện và thủ tục thành lập quận, thành phố.
Theo đó, huyện muốn thành lập thủ phủ của tỉnh cần đáp ứng đủ điều kiện thành lập và có sự đồng ý của cơ quan chính quyền cấp tỉnh, thủ tục đề nghị và việc chuẩn bị hồ sơ thành lập phải tuân theo Hướng dẫn số 14/HD- BNV.
Riêng huyện Chăn-tha-bu-ly, huyện Si-khot, huyện Xay-se tha, huyện Si-sa-ta-nak của Thủ đô Viêng Chăn, nếu đáp ứng đủ điều kiện trong Luật Hành chính địa phương 2015 và Hướng dẫn số 14/HD-BNV thì đề nghị thành lập thủ phủ của tỉnh, không cần qua các thủ tục thành lập quận.
Các tiêu chí đặt ra đối với việc thành lập thủ phủ của tỉnh được Bộ Nội vụ cụ thể hóa trong Bảng 2.2.
Bảng 2.2. Tiêu chí thành lập thủ phủ của tỉnh ở nước CHDCND Lào
STT Tiêu chí Nội thành Cả Thành phố
1. Dân số 25.000 người trở lên 60.000 người trở lên 2. Tỉ trọng dân số 900 người/km2 trở lên
3. Tỉ trọng người làm nghề Không quá 25% nông nghiệp
4. Đường nhựa hay bê tông 90% trở lên 5. Gia đình sử dụng điện 100%
6. Gia đình sử dụng nước Cơ cấu nước sạch
7. Ngân sách Là tự chủ thu-chi về hành chính bình thường và có ngân sách để đầu tư
8. Làng phát trển 100 %
(Nguồn: Hướng dẫn số 14/HD-BNV ngày 26/11/2016của Bộ Nội vụ Lào về điều kiện và thủ tục thành lập quận, thành phố).
Ngoài các điều kiện này, thủ phủ của tỉnh phải thực hiện được 6 điều kiện khác như: môi trường màu xanh, trật tự, sáng sủa, sạch sẽ, nhộn nhịp và văn minh.
So sánh với tiêu chuẩn thành lập thành phố trực thuộc tỉnh của Việt Nam hiện nay, có thể thấy nhiều sự khác biệt. Nghị định số 62/2011/NĐ-CP ngày 26/7/2011 của Chính phủ Việt Nam về thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn có đưa ra 10 tiêu chuẩn thành lập thành phố trực thuộc tỉnh ở Việt Nam (Điều 4) bao gồm:
1. Chức năng đô thị: là đô thị tỉnh lỵ, trung tâm tổng hợp cấp tỉnh, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc đô thị thuộc tỉnh, trung tâm chuyên ngành của vùng liên tỉnh, đầu mối giao thông, giao lưu của vùng liên tỉnh; có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của một vùng trong tỉnh, một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh.
2. Đã được cấp có thẩm quyền công nhận là đô thị loại III trở lên. 3. Quy mô dân số đạt từ 150.000 người trở lên.
4. Mật độ dân số khu vực nội thành đạt từ 6.000 người/km2 trở lên. 5. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành đạt từ 80% trở lên so với tổng số lao động.
6. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ - du lịch trong cơ cấu kinh tế đạt từ 80% trở lên.
của Chính phủ về việc phân loại đô thị (sau đây gọi là Nghị định số 42/2009/NĐ-CP),
8. Có quy hoạch chung đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt và có từ 70% trở lên các đơn vị hành chính trực thuộc có quy định chi tiết.
9. Tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cùng cấp trực thuộc đạt từ hai phần ba trở lên.
10. Thời gian xây dựng đồng bộ từ 01 năm trở lên.
Như vậy, có thể thấy sự khác biệt trong quy định điều kiện thành lập thành phố của mỗi quốc gia do sự khác nhau về điều kiện kinh tế - xã hội - văn hóa cũng như vị trí địa lý và quy mô dân số. Trên cơ sở so sánh các điều kiện này, chúng ta có thể thấy được sự khác nhau về quy mô của đô thị thành phố trực thuộc tỉnh của hai quốc gia, từ đó, có những đề xuất chính sách sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn ở mỗi nước.
2.2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền thủ phủ của tỉnh
Theo Luật Hành chính địa phương 2015, cơ quan chính quyền thủ phủ của tỉnh là cơ quan hành pháp cấp huyện, có vai trò quản lý hành chính nhà nước về mặt chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh, trật tự, đào tạo, sử dụng tài nhiên, thiên nhiên, môi trường và tài nguyên khác; chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện hoạch định phát triển làng thuộc địa bàn quản lý; tổ chức quản lý công cộng, dân chủ, trật tự, sạch đẹp trong thành phố bằng kỹ thuật hiện đại.
Tương ứng với vị trí, vai trò như trên, Luật Hành chính địa phương cũng đã trao cho cơ quan chính quyền thủ phủ của tỉnh những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể tại Điều 65:
1. Đảm bảo việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật, chỉ thị, quy chế, nghị quyết, quyết định, hướng dẫn của cấp trên;
3. Chỉ đạo, xúc tiến, huy động việc bổ nhiệm thành viên Quốc hội và HĐND cấp tỉnh;
4. Xây dựng và tổ chức thực hiện hoạch định phát triển kinh tế xã hội, hoạch định ngân sách địa phương, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; phòng chống tham nhũng và hiện tượng tiêu cực trong xã hội;
5. Tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi, điều chỉnh và theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của địa phương;
6. Thành lập và quản lý đơn vị hành chính nhà nước, tổ chức quản lý nội thành, cơ sở hạ tầng có sự phát triển, có dịch vụ công cộng cần thiết, có an ninh trật tự xã hội ổn định, sạch đẹp;
7. Tuyên truyền, triển khai và tăng cường sự hiểu biết về sức khỏe cho dân chúng, phát triển cộng đồng, đào tạo và phát triển con người, thể dục thể
thao và quyền bình đẳng nam nữ;
8. Giữ gìn và bảo vệ văn hóa, tập quán tốt đẹp của quốc gia, địa phương và dân tộc; phát triển tay nghề lao động và quản lý sức lao động theo vai trò và sự phân cấp quản lý;
9. Tạo điều kiện thuận lợi và theo dõi điều tra việc tổ chức thực hiện dự án đầu tư mà trung ương và tỉnh quản lý; củng cố việc đầu tư các dự án tư nhân trong nước và nước ngoài theo sự phân cấp quản lý;
10. Tăng cường sự đoàn kết của nhân dân Lào, các dân tộc và các tầng lớp trong xã hội, quản lý dân số, người không quốc tịch, người nước ngoài; công việc dân tộc và tôn giáo; sửa chữa cuộc sống ăn ở và giải quyết vấn đề nghèo đói của dân;
11. Xem xét, hướng dẫn giải quyết yêu cầu của cơ quan tổ chức hoặc cá nhân về hoạt động của cán bộ, công chức và cơ quan hành chính nhà nước trong địa phương của mình;
12. Quản lý, giữ gìn và bảo vệ, sử dụng tài nghiên, thiên nhiên, môi trường theo sự phân cấp quản lý để tạo lợi thu nhập, thu ngân sách đúng pháp luật, quản lý nhóm kinh doanh, công nghiệp, thương mại, dịch vụ…;
13. Quản lý và thực hiện hoạch định thu ngân sách và hoạch định chi ngân sách của địa phương; tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý của cơ
quan liên quan, đảm bảo thực hiện thu chi ngân sách hợp pháp, đầy đủ, kịp thời và khách quan;
14. Ra quyết định, hướng dẫn, thông báo, đình chỉ hoặc bãi bỏ văn bản pháp luật khác của văn phòng thủ phủ của tỉnh và cấp dưới trái với pháp luật, trừ những quyết định về tiến hành vụ án của Viện kiểm sát nhân dân và Tòa
án nhân dân địa phương; trình lên cấp trên xem xét đỉnh chỉ hoặc bãi bỏ văn bản dưới pháp luật của cơ quan quản lý ngành tại địa phương trái với pháp luật; 15. Nghiên cứu cơ cấu tổ chức và sự phân chia địa giới hành chính, thành lập, giải thể, hợp nhất, chia tách và phân định đơn vị (lĩnh vực) làng xóm hoặc thay đổi tên làng xóm;
16. Thúc đẩy, phát huy và tạo điều kiện cho mặt trận tổ quốc, tổ chức quần chúng, tổ chức xã hội và tất cả các tổ chức nhân dân, dân tộc Lào tham gia vào việc phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng chống hiện tượng tiêu cực trên địa bàn;
17. Thiết lập cơ sở hạ tầng, quản lý, xây dựng và phát triển khu đô thị, cải cách, củng cố cơ sở hạ tầng, quản lý văn hóa - xã hội, thể dục thể thao và dịch vụ của thành phố, gồm có: hệ thống đường sá, điện, nước, cơ cấu thoát
nước thải, bảo vệ bờ sông, trường học, bệnh viện, chợ, quán, khu giải trí, cơ cấu ánh sáng, vườn công cộng, chống và giải quyết an toàn công cộng và xử lý chất thải.
18. Thiết lập và quản lý dịch vụ công cộng, quan trọng nhất là giao thông công cộng, quản lý bến xe, nơi để xe trong khu vực công cộng;
19. Quản lý, kiểm tra việc kinh doanh xây dựng đúng tiêu chuẩn, an toàn và lâu dài;
20. Bảo vệ, củng cố và cải thiện tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là khu đặc phòng;
21. Bảo đảm trật tự, an toàn cho cuộc sống và tài sản của dân; giữ gìn, quản lý cơ sở hạ tầng, nghệ thuật độc đáo, văn hóa, nghệ thuật, công trình lịch sử của quốc gia, của địa phương;
22. Quản lý, tổ chức cán bộ, công chức; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức của văn phòng trực thuộc và cơ quan liên quan;
23. Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, khả năng về chính trị, quản lý hành chính, nghề nghiệp của cán bộ, công chức của thành phố và của các làng trên
địa bàn;
24. Báo cáo tình hình tổ chức thực hiện, thực trạng hoạt động của thủ phủ của tỉnh cho tỉnh trưởng, chủ tịch thủ đô và cơ quan liên quan thường xuyên;
25. Các quyền và nhiệm vụ khác theo sự quy định trong pháp luật có liên quan.
2.2.2.3. Tổ chức chính quyền thủ phủ của tỉnh
Luật Hành chính địa phương năm 2015 đưa ra quy định chung về cơ cấu tổ chức của chính quyền thủ phủ của tỉnh tại Điều 66, bao gồm:
1. Văn phòng;
2. Phòng, cơ quan ngang phòng được thành lập theo yêu cầu của công việc trên cơ sở sự thông qua HĐND cấp tỉnh.
Trên cơ sở Luật Hành chính địa phương, Hướng dẫn số 14/HD-BNV của Bộ Nội vụ xác định: Cơ cấu tổ chức của chính quyền thủ phủ của tỉnh phải được quy định bộ máy sao cho phù hợp với thực tiễn của từng địa
Việc quy định bộ máy sẽ dựa theo công việc cụ thể của từng địa phương, nếu có việc mới thành lập bộ máy để cho phù hợp với tình hình, đặc điểm và lợi thế của mình. Điều này cũng có nghĩa là, thủ phủ của từng địa phương sẽ có cơ cấu tổ chức không giống nhau, nếu việc nào không cần thiết cũng không cần lập phòng quản lý do cấp tỉnh phụ trách.
Các phòng chuyên môn trực thuộc cấp tỉnh phụ trách có thể là:
- Phòng Nội vụ;
- Phòng Tư pháp;
- Phòng Nông nghiệp và rừng; - Phòng Khoa học và kỹ thuật; - Phòng Năng lượng và mỏ;
- Phòng Giao thông, điện tử và xây dựng; - Phòng Lao động và bảo hiểm;
- Phòng Giáo dục và thể thao; - Phòng y tế công cộng;
- Phòng Văn hóa thông tin....
Giao cho cơ quan chính quyền cấp tỉnh, thủ đô phối hợp với cơ quan chính quyền cấp huyện và các bộ phận liên quan nghiên cứu trong việc quy định cơ cấu bộ máy của thủ phủ của tỉnh, bằng cách dựa vào công việc cụ thể của thành phố trên cơ sở sự thống nhất và sự công nhận của HĐND cấp tỉnh.
Đối với Cơ quan Phát triển và quản lý đô thị thủ đô Viêng-chăn, và các Cơ quan Phát triển và quản lý đô thị cấp tỉnh, phải nghiên cứu xác định tên gọi và chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của cơ quan đó cho phù hợp với chức năng và nhiệm vụ mới của thành phố.
Luật Hành chính địa phương 2015 cũng đã xác định vị trí và vai trò của Văn phòng và các phòng chuyên môn của cơ quan chính quyền thủ phủ của tỉnh tại Điều 67 và Điều 68.
Theo đó, Văn phòng của cơ quan chính quyền thủ phủ của tỉnh là một cơ cấu bộ máy của chính quyền thủ phủ, có vai trò tham mưu cho Chủ tịch thành phố thủ phủ của tỉnh trong việc quản lý nhà nước về điều hành, phát huy, theo dõi điều hành công việc của địa phương; lập kế hoạch, chương trình, nghiên cứu tổng hợp, phục vụ hoạt động của lãnh đạo địa phương và quản lý điều hành công việc trong phạm vi của mình.
Phòng, cơ quan ngang phòng là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức bộ máy của chính quyền thủ phủ của tỉnh, có vai trò tham mưu cho chính quyền thủ phủ của tỉnh, sở, cơ quan ngang sở trong việc quản lý chuyên môn và theo sự phân cấp quản lý nhà nước.
2.2.2.4. Hình thức hoạt động
a. Phiên họp của cơ quan chính quyền thủ phủ của tỉnh
Tổ chức bộ máy chính quyền thủ phủ của tỉnh làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện theo chế độ thủ trưởng trên cơ sở quyết định của phiên họp, phân công cho cá nhân phụ trách; làm việc có kế hoạch, chương trình, dự án, thời hạn, có tính đến hiệu quả theo đặc điểm và tình hình thực tế của địa phương. Bộ máy chính quyền thủ phủ của tỉnh phải có sự phối hợp và thống nhất với các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ, công tác quản lý các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở địa phương. Trong trường hợp không có sự thống nhất về một vấn đề nào đó thì đề nghị cấp trên quyết định.
Điều 76 - Luật Hành chính địa phương 2015 quy định: Phiên họp của cơ quan chính quyền thủ phủ của tỉnh được tổ chức định kỳ một tháng một lần, do Chủ tịch thủ phủ của tỉnh triệu tập và chủ trì.