7. Cấu trúc của luận văn
1.2.1. Khái niệm, đặc trưng và phân loại đô thị
1.2.1.1. Khái niệm đô thị
Đô thị là cụm từ dùng để chỉ một khu vực, một vùng lãnh thổ mang những tính chất, đặc điểm khác nhau về dân cư đô thị, mật độ dân số, tính
kinh tế - xã hội... của một khu vực, vùng lãnh thổ. Mỗi quốc gia khác nhau có những quy định, cách hiểu khác nhau về đô thị nhưng thông thường các đô thị phải thể hiện được vị trí, vai trò, chức năng trên các lĩnh vực chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học, xã hội...; vai trò đối với sự phát triển của từng vùng hay trên phạm vi cả nước hoặc do đặc điểm lịch sử, vị trí địa lý của bản thân đô thị để lại. Tuy nhiên, dù tiếp cận theo góc độ nào thì khái niệm đô thị cũng thống nhất với nhau ở một tiêu chí “đô thị là điểm dân cư tập trung phần lớn những người dân hoạt động không phải là nông nghiệp, họ sống và làm việc theo kiểu thành thị”.
Các đô thị trên thế giới đã có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài. Các nhà đô thị học đã phân chia lịch sử phát triển đô thị thành bốn giai đoạn: cổ đại (từ năm 4.000 trước công nguyên đến năm 500 sau công nguyên); trung đại (từ năm 500 đến năm 1.500 sau công nguyên); cận đại (từ năm 1.500 đến năm 1.800) và giai đoạn thứ tư từ năm 1.800 đến nay.
Nhìn chung, các đô thị ngày nay đều mang đầy đủ giá trị về kinh tế, chính trị, hành chính, văn hóa, thể thao và du lịch. Tuy nhiên, với giá trị nào, đô thị cũng được hình thành và phát triển từ nhu cầu giao lưu của con người, của xã hội, từ yêu cầu thực tiễn của cuộc sống, quản lý nhà nước. Do đó, những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông, lợi thế về chính trị, văn hóa, xã hội là những nơi thuận tiện cho việc phát triển đô thị.
Đô thị so với nông thôn là hai môi trường sống, hai loại hình định cư có những đặc điểm khác nhau về tính chất, quy mô, chức năng, nhiệm vụ, mức độ phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, mật độ dân số, nhu cầu sử dụng, cách thức tổ chức quy hoạch, xây dựng, khai thác, vận hành các quá trình xã hội và nhất là hệ thống các cơ sở hạ tầng trong đô thị.
So với nông thôn, nhìn chung các đô thị có quy mô và mật độ dân số lớn hơn, có mức độ phát triển kinh tế - xã hội, có cơ sở hạ tầng cao hơn, môi trường sống được tổ chức khoa học hơn, văn minh và hiện đại hơn và người
dân đô thị được cung cấp các dịch vụ công ở mức độ đồng bộ hơn, đa dạng hơn và chất lượng hơn.
Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, của một huyện hoặc của một vùng trong tỉnh, trong huyện.
Về mặt nhà nước - pháp luật, không thể sử dụng hoàn toàn các khái niệm về đô thị được hiểu theo nghĩa thông thường mà cần phải ghi rõ nội dung dung đầy đủ của nó trên phương diện pháp lý cũng như thực tiễn. Vì vậy, pháp luật của các nước cũng như CHDCND Lào đều đưa ra những tiêu chí, tiêu chuẩn để phân biệt đô thị với nông thôn. Những tiêu chí cơ bản để phân biệt đô thị và nông thôn là:
- Là trung tâm chính trị - hành chính, trung tâm kinh tế hoặc trung tâm văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật - công nghệ, thể thao... của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ.
- Là nơi tập trung trung dân cư đông đúc hơn so với nông thôn. Mỗi quốc gia khác nhau có các quy định khác nhau về quy mô dân số đô thị nhưng đều đảm bảo tính chất là một điểm dân cư tập trung cao và chỉ tính trong nội thị.
- Dân cư hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao và thường không nhỏ hơn 60%.
- Là nơi tập trung hệ thống các cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng quan trọng, như: Trạm viễn thông, sân bay, nhà ga, cảng biển... và hạ tầng xã hội,
như: Nhà ở, khu công nghiệp, bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu... - Lối sống đô thị là lối sống hợp cư, luôn biến động và hầu như không
có sự liên kết về huyết thống, tập quán, truyền thống... luôn tôn trọng những chuẩn mực có tính pháp lý hơn là những quy tắc có tính cộng đồng.
1.2.1.2. Những đặc trưng cơ bản của đô thị
Đô thị là các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của vùng và của cả nước, có vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế, xã hội. Tại các đô thị thường tập trung đông dân cư, có mật độ dân số cao, tập trung nhiều các ngành công nghiệp và dịch vụ, sản xuất ra phần lớn của cải cho xã hội, đồng thời cũng là nơi tiêu xài phần lớn của cải xã hội. Điều này tạo ra sự phồn thịnh, điều kiện phát triển cho các đô thị. Bên cạnh đó, bản thân đô thị luôn tiềm ẩn: Tội phạm, các tệ nạn xã hội, hỏa hoạn, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường... Đồng thời, luôn đặt ra các thách thức về kinh tế và cung cấp dịch vụ cho đô thị; cung cấp dịch vụ công cộng, nước sạch, thoát nước, đất đai, nhà ở, việc làm, giao thông đi lại...
Đô thị phát triển gắn liền với sản xuất hàng hóa, gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của quốc gia, tạo ra việc làm mới, thu hút nhiều lao động từ khu vực nông thôn, gắn với quá trình chuyên môn hóa sản xuất, đào tạo lao động có trình độ cao. Đô thị càng lớn, hiệu quả đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật càng cao, khả năng tạo ra các giá trị mới về trí tuệ và công nghệ càng nhiều.
Đô thị là nơi tập trung tài nguyên, các nguồn lực và nhân lực tạo ra phần lớn sản phẩm cho xã hội, là trung tâm giao lưu thông tin, trí thức, là nơi có sự phát triển vượt bậc, động lực phát triển cho quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Hơn thế nữa, các đô thị phải là nơi con người được sống, lao động và tận hưởng hạnh phúc trong sự phát triển ổn định, bền vững. Do đó, các đô thị ngày nay không chỉ là các tác phẩm nghệ thuật của các kiến trúc sư mà còn là tác phẩm của các nhà quản lý, các nhà kinh tế, các nhà nghiên cứu đô thị... hay nói cách khác, nó được sự quan tâm của tất cả mọi người. Phát triển đô thị không phải là việc làm đơn lẻ của một nhóm người, một tổ chức mà phải là của cả cộng đồng xã hội với vai trò định hướng, điều hành, quản lý của nhà nước. Yêu cầu phát triển đô thị đặt ra và đòi hỏi chúng ta phải có những nội dung quản lý phù hợp với từng ngành, lĩnh vực, đặc điểm khác nhau ở đô thị.
Theo đó cách thức quản lý, tổ chức bộ máy quản lý, thẩm quyền quản lý... của các cơ quan nhà nước ở đô thị không thể giống nhau và càng không thể giống với các cơ quan quản lý nhà nước ở các đơn vị không phải là đô thị.
Các đô thị hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển của đô thị chịu ảnh hưởng của các quy luật kinh tế khách quan, do đó thường hiếm khi phát triển theo ý chí chủ quan của các nhà quản lý, các nhà chính trị. Do đó, việc xây dựng và thực hiện các chính sách quản lý đô thị phải phù hợp với các quy luật vận động của nền kinh tế - các dòng chảy của thị trường. Các chính sách quản lý đô thị phải đáp ứng sự vận động liên tục, thường xuyên của đô thị theo các mục tiêu phù hợp với các quy luật của nền kinh tế để thị trường luôn luôn phát triển.
Cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh hoặc đã được quy hoạch, hoàn chỉnh từng phần, mật độ các công trình cao là những đặc trưng cơ bản của đô thị. Cơ sở hạ tầng, mật độ dân số cao và quy mô dân số là những yếu tố tạo ra những lợi thế, hiệu quả kinh tế về tính tập trung của đô thị. Thông thường các công trình xây dựng, nhà ở, trụ sở, trường học, bệnh viện, trung tâm giao lưu thương mại, nơi sản xuất, công viên, bảo tàng... được tập trung tại các đô thị. Tùy từng quy mô và chức năng từng đô thị, các đô thị có những dáng vẻ riêng của mình, thể hiện nền văn minh, định hướng, trình độ phát triển của địa phương, vùng lãnh thổ hoặc của cả nước.
Cơ cấu lao động, sự phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa cao là tiền đề cơ bản của việc nâng cao năng suất lao động, là cơ sở đời sống kinh tế - xã hội đô thị.
Các đô thị thường chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của vùng, lãnh thổ, quốc gia. Thu nhập từ khu vực đô thị luôn lớn hơn các vùng khác và chiếm đại đa số trong thu nhập quốc dân ở mỗi quốc gia, trong khi tỷ lệ dân số ở đô thị thấp hơn các vùng khác. Vì vậy quản lý đô thị đang trở thành một vấn đề rất quan trọng đối
với các cấp chính quyền, cũng như các tổ chức xã hội có liên quan với mong muốn sao cho các đô thị được ổn định và phát triển không ngừng.
Đô thị có những nhu cầu và đặc điểm khác so với khu vực nông thôn. Trước hết, đô thị là nơi tập trung dân cư đông đúc, xã hội đô thị luôn xuất hiện những nhu cầu ăn, ở, đi lại, làm việc, học tập, điều trị, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí... Các nhu cầu này ngày càng đòi hỏi cao hơn và có các nhu cầu mới thường xuyên phát sinh.
Đô thị là nơi tập trung các hoạt động kinh tế chủ yếu về thương mại, dịch vụ, công nghiệp hoặc thuần túy là một trung tâm chính trị - hành chính; văn hóa, trung tâm nghiên cứu. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn hóa trên các lĩnh vực của đô thị cao hơn so với nông thôn.
1.2.1.3. Phân loại đô thị
Để có cơ sở quy hoạch, xây dựng và quản lý các đô thị, cần phải phân loại đô thị. Tùy thuộc vào điều kiện dân cư, vị trí địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội mà mỗi quốc gia có những cách thức phân loại đô thị khác nhau nhau và tùy theo những yếu tố mang tính đặc trưng. Tuy nhiên, nhiều nước không quan tâm đến phân loại đô thị mà chỉ quan tâm đến tư cách chính quyền địa phương hay tư cách thành phố trao cho vùng lãnh thổ đó thuộc đơn vị hành chính cấp nào để có tướng ứng cấp chính quyền.
Việt Nam, Trung Quốc có cách phân loại đô thị theo quan điểm của mức độ đô thị hóa.
Theo pháp luật hiện hành, Việt Nam chia đô thị thành 6 loại:
Đô thị loại đặc biệt
1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội: a) Vị trí, chức năng, vai trò là Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế,
b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 5.000.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 3.000.000 người trở lên.
3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 3.000 người/km2 trở lên; khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 12.000 người/km2 trở lên.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 70% trở lên; khu vực nội thành đạt từ 90% trở lên.
5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Đô thị loại I
1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội: a) Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, cấp vùng hoặc cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng liên tỉnh hoặc cả nước; b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
2. Quy mô dân số:
a) Đô thị là thành phố trực thuộc trung ương: quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 1.000.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 500.000 người trở lên;
b) Đô thị là thành phố thuộc tỉnh hoặc thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương: quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 500.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 200.000 người trở lên.
3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 2.000 người/km2 trở lên; khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 10.000 người/km2 trở lên.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 65% trở lên; khu vực nội thành đạt từ 85% trở lên.
5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Đô thị loại II
1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội: a) Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp vùng, cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, trung tâm hành chính cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một vùng liên tỉnh;
b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 200.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 100.000 người trở lên.
3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.800 người/km2 trở lên; khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 8.000 người/km2 trở lên.
4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 65% trở lên; khu vực nội thành đạt từ 80% trở lên.
5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Đô thị loại III
1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội: a) Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng liên tỉnh;
b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 100.000 người trở lên; khu vực nội