7. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội
Dân số của Lào năm 2015 là 6.490.000 người [60].
Lào có 17 tỉnh, 1 thành phố (Thủ đô Viêng-chăn). Các thành phố lớn khác là: Louang Phrabang, Savannakhet và Pakse. Về thành phần dân tộc, Lào có 49 dân tộc, có những dân tộc gồm nhiều nhánh tộc và được chia thành 04 nhóm ngôn ngữ: nhóm ngôn ngữ Lào-Thái, nhóm ngôn ngữ Mon-Khơ Me, nhóm ngôn ngữ Mông-Dao, nhóm ngôn ngữ Hán-Tây Tạng.
Đảng chính trị duy nhất ở Lào là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Người đứng đầu nhà nước là Chủ tịch nước được Quốc hội cử ra có nhiệm kỳ 5 năm. Người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng. Chính phủ được Chủ tịch
nước đề cử và Quốc hội thông qua. Đường lối chính sách của chính phủ do Đảng lãnh đạo thông qua 9 ủy viên Bộ Chính trị và 49 ủy viên Trung ương đảng. Các quyết sách quan trọng của chính phủ do Hội đồng bộ trưởng biểu quyết thông qua.
Nền kinh tế trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ. Các mục tiêu kinh tế-xã hội do các kỳ đại hội và các chương trình kế hoạch 5 năm được triển khai thực hiện có hiệu quả. Lào đang nắm bắt thời cơ, đang tạo nên những bước đột phá và đang có những tiền đề cho một thời kỳ tăng tốc. Theo Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hôi lần thứ 8 của Chính phủ Lào trình trước Quốc hội lần thứ 8 (tháng 4 năm 2016) , tăng trưởng GDP năm 2007 đạt 8%, năm 2008 đạt 7,9%, đến năm 2015 đã đạt 12,6%. Thu nhập bình quân đầu người tăng dần, năm 2000 đạt 298 USD/người/năm; năm 2006 đạt 546 USD/người/năm, năm 2010 đạt 1217 USD/người/năm. Đến năm 2015, thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên đến 1970 USD/người/năm, và đặt ra chỉ tiêu 3190 USD/người/năm vào năm 2020..
Về kinh tế đối ngoại, năm 2007, Lào có quan hệ thương mại với 60 nước, ký Hiệp định thương mại với 19 nước, 39 nước cho Lào hưởng quy chế GSP. Theo thống kê của Bộ Ngoại giao Lào, đến năm 2015, Lào đã có quan hệ thương mại với 138 quốc gia, ký Hiệp định thương mại với 39 nước. Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là khoáng sản và gỗ. Năm 2015 du khách nước ngoài đến Lào đạt 4,33 triệu lượt. Theo báo cáo tại Đại hội X Đảng Nhân dân cách mạng Lào, đến năm 2015, Lào có thu nhập bình quân đầu người tăng lên đến 1.970 USD, và đặt ra chỉ tiêu 3.190 USD vào năm 2020. [60]
Lào áp dụng hệ thống hành chính bốn cấp gồm cấp trung ương và ba cấp địa phương. Cấp địa phương cao nhất là tỉnh có 17 đơn vị và thủ đô
Viêng Chăn. Cấp địa phương cấp hai là các quận, huyện, thị xã. Cấp địa phương cơ sở là làng, bản.
CHDCND Lào và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với từ ngày 05/9/1962. Quan hệ đặc biệt, gắn bó và tin cậy Việt Nam – Lào tiếp tục được củng cố và có những bước phát triển tốt đẹp, ngày càng mở rộng, đi vào chiều sâu và có hiệu quả, đặc biệt là quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư... Về lĩnh vực chính trị, hai bên tăng cường cơ chế tiếp xúc trao đổi thường xuyên giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước để thống nhất và định hướng cho việc thúc đẩy phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết và hợp tác toàn diện hai nước. Đặc biệt, trong lĩnh vực QLNN về hộ tịch, Việt Nam và Lào cũng đã có nhiều hoạt động hợp tác, trao đổi kinh nghiệm.[60]