Những yếu tố tác động đến hiệu quả tổ chức của Thanh tra an toàn thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của thanh tra an toàn thực phẩm, ban quản lý an toàn thực phẩm thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 36)

thực phẩm Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh

Hoạt động thanh tra ATTP hiện nay phải được đặt trong tổng thể quá trình đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước. Có nhiều yếu tố, bao gồm cả những yếu tố khách quan, yếu tố chủ quan tác động tới việc tổ chức của thanh tra ATTP như xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, cải cách nền hành chính…

1.2.1.1. Kinh tế thị trường và tinh thần “mọi người có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm”, hạn chế can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp

Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN khác với thời kỳ bao cấp. Nhà nước trong kinh tế thị trường một mặt phải hỗ trợ, khơi dậy các tiềm năng để phát triển kinh tế, mặt khác phải thiết lập mặt bằng pháp để tạo môi trường bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch. Qua đó, xác lập cơ chế kiểm tra, kiểm soát hợp lý để nền kinh tế phát triển đúng hướng, thể hiện tập trung trên các mặt sau:

- Nhà nước tạo dựng môi trường pháp lý và cơ chế, chính sách thuận lợi để phát huy các nguồn lực cho phát triển xã hội.

- Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế thị trường để đảm bảo đúng định hướng XHCN. Nhà nước hỗ trợ phát triển nền kinh tế đất nước thông qua việc đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

- Nhà nước tổ chức, sắp xếp lại các cơ quan, ban ngành. Thực hiện việc phân công hợp lý, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

- Nhà nước có vai trò quyết định trong việc tạo các điều kiện, môi trường để thúc đẩy nhanh hơn sự hình thành và phát triển các loại hình kinh tế, đặc biệt khi nước ta đã vào WTO.

Việc phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay đặt ra những yêu cầu đối với tất cả hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, trong đó có ngành thanh tra nói chung, thanh tra ATTP nói riêng. Việc tổ chức và hoạt động của thanh tra ATTP phải đáp ứng được các yêu cầu khi xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN như sau:

Thứ nhất, hoạt động thanh tra ATTP theo xu hướng giảm tiền kiểm, tăng cường hậu kiểm trong quản lý nhà nước.

Thứ hai, hoạt động thanh tra ATTP phải đảm bảo nguyên tắc hoạt động thanh tra phải công khai, dân chủ, khách quan, kịp thời và đề cao vai trò, trách nhiệm của trưởng đoàn thanh tra.

1.2.1.2. Công cuộc cải cách chính tác động đến tổ chức của thanh tra an toàn thực phẩm

Thanh tra ATTP là một nội dung của QLNN. Vì vậy, việc xác lập vị trí, thẩm quyền trong lĩnh vực này cũng chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính nhà nước và nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN trên các lĩnh vực. Nói cách khác, việc thiết lập mô hình tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra ATTP cũng như thẩm quyền, phạm vi, trình tự thủ tục tiến hành các hoạt động thanh tra luôn đứng trước các yêu cầu của cải cách nền hành chính nhà nước.

Ngay từ Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2 1 đã xác định mục tiêu là “Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước”. Ngày 8 11 2 11, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 30c/NQ-CP ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2 2 và đưa ra 5 mục tiêu của Chương trình, trong đó có mục tiêu: “Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của các cơ quan hành chính nhà

nước” [10]. Trong các nội dung của Chương trình, đề cập đến vấn đề cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, Nghị quyết 30c/NQ-CP chỉ rõ “sắp xếp lại các cơ quan, đơn vị nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống hoặc trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn…”. Nghị quyết 30c/NQ-CP đưa ra 5 nhóm nhiệm vụ trong cải cách nền hành chính đó là:

Thứ nhất, cải cách thể chế.

Thứ hai, cải cách thủ tục hành chính.

Thứ ba, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.

Thứ tư, xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Thứ năm, cải cách tài chính công.

Thứ sáu, hiện đại hóa hành chính.

Các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2 2 cũng chính là những yêu cầu đối với tổ chức và hoạt động thanh tra ATTP. Từ mục tiêu, nội dung của công cuộc cải cách hành chính nêu trên, đặt ra yêu cầu trong tổ chức thanh tra ATTP. Việc tổ chức thanh tra ATTP phải phát huy mạnh mẽ tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đảm bảo hiệu quả, nâng cao vị trí, vai trò của thanh tra nhằm bảo đảm hiệu quả của công tác QLNN về ATTP.

Việc tổ chức thanh tra cần xuất phát từ việc xem xét lại toàn bộ các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy; về quy chế hoạt động của phòng, ban thực hiện chức năng thanh tra ATTP và những mối quan hệ giữa các bộ phận này với nhau trong việc thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm của mình. Việc tổ chức của Thanh tra ATTP cần phù hợp với toàn bộ Chương trình tổng thể về cải cách nền hành chính nhà nước trên các phương diện sau:

Thứ nhất, bảo đảm các quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của thanh tra ATTP.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý của hệ thống thanh tra, kiểm tra ATTP trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật.

Như vậy tổ chức của thanh tra ATTP phải đặt trong bối cảnh đổi mới của cả bộ máy nhà nước. Thanh tra luôn là chức năng thiết yếu của QLNN, vì vậy, thanh

tra phải gắn liền với quản lý và phải phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ quản lý trong từng giai đoạn cụ thể.

Về bộ máy, thanh tra ATTP phải được tổ chức tinh giản, gọn nhẹ; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ trong hệ thống thanh tra, khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động giữa các bộ phận thực hiện chức năng thanh tra ATTP và giữa các bộ phận thực hiện chức năng thanh tra ATTP với các cơ quan chức năng khác.

Về công tác cán bộ, đội ngũ cán bộ thanh tra ATTP phải đảm bảo đủ về số lượng, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, có chính sách đãi ngộ thích đáng và được trang bị đầy đủ phương tiện làm việc cần thiết.

1.2.1.3. Hội nhập quốc tế tác động đến việc tổ chức của thanh tra an toàn thực phẩm

Thực hiện đường lối đối ngoại đổi mới, Nhà nước ta đã có chủ trương, chính sách đẩy mạnh hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội… Trong những năm gần đây, Việt Nam đã mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới trên cả bình diện song phương và đa phương, tạo ra những điều kiện quan trọng để mở rộng sản xuất, kinh doanh, tăng cường giao lưu văn hóa, học tập, trên nguyên tắc Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới nhưng phải giữ vững bản sắc dân tộc, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Hiện tại, Việt Nam tham gia một số tổ chức quốc tế liên quan tới ATTP như WHO, FAO, CODEX… và ký kết một số hiệp định về công nhận, thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động liên quan tới ATTP như SPS, T T đã hướng tới sự cân bằng giữa quyền lợi của các thành viên để quản lý các mục tiêu pháp lý, như ATTP hoặc bảo vệ người tiêu dùng. Gần đây nhất, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái ình Dương (CPTPP) vừa chính thức được ký kết tại Santiago (Chile) đã thống nhất nhiều quy tắc chung về sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm…

Tiêu chuẩn thực phẩm và thương mại luôn song hành để đảm bảo thực phẩm an toàn, đủ dinh dưỡng và phù hợp cho một thế giới phát triển [35, tr.2]. Có thể nhận thấy ATTP là vấn đề không của riêng quốc gia nào, vấn đề càng trở nên khó kiểm soát khi ngày càng nhiều quốc gia ký kết hợp tác song phương, đa phương

trên tất cả cá lĩnh vực chính điều đó đã tạo điều kiện cho thực phẩm có nhiều con đường lưu thông và vấn đề đặt ra là kiểm soát nguồn gốc xuất xứ, chất lượng của chúng. Với tốc độ phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, ngày càng nhiều thực phẩm xuất hiện trên thị trường với nhiều thành phần dinh dưỡng và yêu cầu đặt ra là cần một lực lượng mang tầm vóc quốc tế, với cơ cấu tổ chức đáp ứng chuẩn quốc tế để kiểm soát nhằm đưa thực phẩm về quỹ đạo an toàn. Chiến lược phát triển ngành thanh tra đến năm 2 2 , tầm nhìn 2 3 đã nêu rõ “quá trình xây dựng nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường cũng như hội nhập quốc tế đòi hỏi ngành thanh tra cần phải đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động nhằm theo kịp và phù hợp với yêu cầu của sự phát triển và hội nhập quốc tế” [8].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của thanh tra an toàn thực phẩm, ban quản lý an toàn thực phẩm thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 36)