phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh
a) Cư dân đông nhu cầu thực phẩm lớn
Dân số đô thị giữ vai trò quan trọng trong kích cầu tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Đối với sản phẩm là thực phẩm, dân số càng lớn thì nhu cầu thực phẩm càng lớn bởi vì lương thực, thực phẩm là sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của con người.
TP HCM là một trong 5 Thành phố trực thuộc Trung ương, có diện tích
2.061,4 km2 và dân số gần 8.297.5 người [34], là đầu mối lưu thông và tiêu thụ
một lượng lớn thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu, phục vụ nhu cầu tiêu thụ thịt hàng ngày từ 1.000-1.200 tấn, trong đó heo từ 800-900 con; gia cầm từ 100.000-120.000 con; thực phẩm đông lạnh nhập khẩu khoảng 264.000 tấn năm. Nhu cầu tiêu thụ rau của thành phố khoảng 1.000.000 tấn năm và thủy sản khoảng 170.000 tấn năm.
b) Nguồn thực phẩm đa dạng, giao thông nhiều luồng, truy xuất nguồn gốc, giám sát khó khăn
Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, TP HCM là một đầu mối giao thông quan trọng cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế, đồng thời cũng là đầu mối lưu thông và tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân thành phố và du khách quốc tế.
Hiện thực phẩm sản xuất tại thành phố chỉ đáp ứng được khoảng 2 % đến 3 % nhu cầu thực phẩm của người dân, phần còn lại phải nhập thông qua nhiều
nguồn, vì vậy việc quản lý và truy xuất nguồn gốc khi có sự cố về ATTP đang gặp nhiều khó khăn.
c) Số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm lớn
Theo thống kê tính đến tháng 6 2 19 có 57.223 cơ sở thuộc phạm vi quản lý của của Ban Quản lý ATTP TP HCM, cụ thể: 4.517 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm; 11.2 9 cơ sở kinh doanh thực phẩm; 41.497 cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống. Hiện nay, thành phố đang có khoảng 233 chợ truyền thống chuyên kinh doanh hàng thực phẩm ăn uống, bên cạnh đó còn có 3 chợ đầu mối lớn chuyên tiếp nhận khoảng 80% các nguồn thực phẩm từ các địa phương về hàng ngày.
d) Khí hậu nóng
TP HCM nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Đặc điểm của khí hậu này là nhiệt độ cao đều trong năm tiềm ẩn các nguy cơ an toàn thực phẩm liên quan đến sản xuất lương thực, lưu trữ và phân phối, những thách thức này đặt trách nhiệm lớn hơn đối với các nhà sản xuất thực phẩm và chế biến để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Do đó, yêu cầu đặt ra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm là cần chế độ bảo quản đặc thù tương ứng với khí hậu, cụ thể là đầu tư chi phí cho hệ thống làm lạnh cao hơn các vùng khác để giữ lại các thuộc tính của thực phẩm nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của người sử dụng cũng như các tiêu chuẩn của nhà quản lý về ATTP.