Xây dựng khung năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của thanh tra an toàn thực phẩm, ban quản lý an toàn thực phẩm thành phố hồ chí minh (Trang 97)

công tác thanh tra an toàn thực phẩm

hung năng lực là một công cụ mô tả các năng lực cần thiết phù hợp với một dạng hoạt động cụ thể, nghề nghiệp, tổ chức hoặc ngành nghề cụ thể. hung năng

lực mô tả sự kết hợp cụ thể về kiến thức, kỹ năng và những đặc tính cá nhân khác cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao. hung năng lực bao gồm các chỉ số hay tiêu chuẩn kết quả công việc có thể đo lường và quan sát được.

Trong hệ thống công vụ, khung năng lực có mục tiêu hỗ trợ thể chế hóa cách thức quản lý theo năng lực và quản lý theo kết quả. Khung này mô tả các năng lực mà một công chức phải có để đủ khả năng thực thi ở những cấp độ nhất định, khung này đồng thời nhận diện các năng lực chung và năng lực cốt lõi mà mỗi công cần có để hoạt động hiệu quả, năng suất. Do vậy, người công chức cần phải thích ứng, đổi mới, sáng tạo, tự định hướng và tự tạo động lực, chứng minh qua năng lực của mình trong thực thi công vụ.

Việc xây dựng khung năng lực cho đội ngũ thanh tra cần dựa trên các yếu tố sau: năng lực nền tảng, năng lực chuyên môn, năng lực phù hợp với vai trò (theo cá nhân, chuyên môn, vị trí trong tổ chức). Việc xây dựng khung năng lực cũng cần dựa trên “khung pháp lý” để đảm bảo tính nhất quán trong hệ thống của toàn ngành thanh tra trong giai đoạn hiện nay. hung năng lực gồm có các thành phần cơ bản sau:

- Tên năng lực hoạt động: được sử dụng để xác định chức năng của công việc; - Định nghĩa năng lực: trong đó mô tả chung về hành vi, chức năng và những hoạt động cần phải làm để đạt được kết quả như mong muốn;

- Các cấp độ năng lực: để xác định hành vi của công chức cần có để thực hiện công việc có hiệu quả và làm chủ khả năng đó, các cấp độ được sắp xếp theo chiều tăng dần của kiến thức, kỹ năng và thái độ, khi đã đạt năng lực ở cấp độ cao tất yếu đã có năng lực ở cấp thấp hơn;

- Chỉ số năng lực: mô tả mức độ mà một công chức làm chủ được các tiêu chí của các cấp độ năng lực; chỉ số này được thể hiện bằng những con số cụ thể.

Trong thời gian tới, để hoạt động thanh tra hoạt động hiệu quả vấn đề cấp bách đặt ra là Ban Quản lý ATTP TP HCM cần xây dựng khung năng lực riêng phù hợp với hoạt động của ngành, bên cạnh đó cần xây dựng các bài thi sát hạch định kỳ để đánh giá năng lực và lấy đó làm cơ sở để luân chuyển công tác khi kết quả kiểm tra không đạt.

3.2.6. Đổi mới phƣơng thức tuyên truyền để nâng cao chất lƣợng công tác truyền thông về an toàn thực phẩm

ATTP luôn được Nhà nước và xã hội quan tâm sâu sắc. Truyền thông về thực trạng ATTP là vấn đề được toàn xã hội rất quan tâm. Nhà nước và các bên liên quan đã có nhiều nỗ lực để cải thiện vấn đề này, tuy nhiên, kết quả thu được vẫn còn hạn chế, công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm gặp rất nhiều khó khăn, thách thức.

Thực tế hiện nay, đa số người tiêu dùng thực phẩm khá mù mờ về thông tin chất lượng, nguồn gốc thực phẩm cũng như thông tin về ngưỡng đạt chuẩn của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do người tiêu dùng chưa có kênh thông tin chính thống và đáng tin cậy, trong tuyên truyền còn nặng về các nội dung tiêu cực, chưa có nhiều thông tin, cách nhận biết về thực phẩm an toàn dẫn đến tâm lý lo lắng, hoang mang cho nhân dân [25, tr. 49].

Xét trên bình diện hoạt động thanh tra, có thể nói kênh thông tin quan trọng để người tiêu dùng truy xuất mức độ an toàn đối với sản phẩm mình lựa chọn đó chính là các quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Việc công khai các quyết định trên là một trong những giải pháp giúp hoạt động thanh tra đạt được mục đích cuối cùng là răn đe đối tượng vi phạm đồng thời giúp mang sản phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng. Thực hiện quy định tại Điều 72 Luật xử lý vi phạm hành chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc, phòng Thanh tra Ban Quản lý ATTP TP HCM công bố công khai về các trường hợp vi phạm trên trang thông tin điện tử của cơ quan và trong thời hạn 15 ngày tiến hành gỡ bỏ các thông tin trên khi cơ sở đã thực hiện đầy nghĩa vụ của mình.

Hiện nay pháp luật chưa quy định về thời gian gỡ bỏ công bố công khai về các trường hợp vi phạm trên trang thông tin điện tử của cơ quan. Tuy nhiên giải pháp cần theo hướng quy định rõ về thời gian tùy theo mức độ của các lỗi vi phạm. Thời gian công bố kéo dài cần ít nhất là 1 năm – đây là thời gian cần nhằm tạo “kho dữ liệu” mang tính răn đe, đồng thời phục vụ thông tin của người dân khi tìm hiểu các vấn đề liên quan sản phẩm mà họ quan tâm. Cùng với việc công khai trên trang thông tin điện tử, thanh tra cần mạnh tay can thiệp công khai thông tin các cơ sở vi

phạm đến các Hiệp hội người tiêu dùng, Hiệp hội người sản xuất… Có như vậy truyền thông mới phát huy được hết sức mạnh vốn có của mình.

Giải pháp thứ hai đặt ra là cần phối hợp với truyền thông tuyên truyền về trách nhiệm bảo đảm ATTP của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nhằm thay đổi nhận thức để hài hòa lợi ích hai chiều “sản xuất-tiêu dùng”. Phối hợp với Hội người tiêu dùng cung cấp các thông tin về ATTP cho người tiêu dùng. Cần giúp người tiêu dùng thiết lập lại hầu hết thói quen mua thực phẩm của mình và đúc rút những kinh nghiệm mới để rút ra các thông tin có ích sau mỗi lần mua hàng. Trong quá trình này, người tiêu dùng phân biệt các thuộc tính nội tại của thực phẩm với các thuộc tính thông tin được truyền thông chuyển tải. Bên cạnh đó, cần đầu tư cho đào tạo và truyền thông công ích nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp để họ thực sự quan tâm đến bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược, mục tiêu kinh doanh, đạo đức kinh doanh rõ ràng và xác định văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp từ đó lập kế hoạch triển khai các hoạt động nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng là đưa đến tay người dân sản phẩm thực phẩm an toàn làm được điều này sẽ góp phần giải quyết vấn đề thực phẩm bẩn hiện nay [21, tr.27 ].

Để làm được những điều trên, cơ quan quản lý cần khoác lên truyền thông một chiếc áo mới làm cho nó đa dạng và năng động xứng tầm với nguồn thực phẩm vốn đa dạng và có khả năng “biến hình” qua đôi tay của người kinh doanh. Do đó, điểm cốt yếu là cần xây dựng đội ngũ làm công tác truyền thông một cách chuyên nghiệp với nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng đủ sức để thưc tỉnh người tiêu dùng giữa “ma trận” thực phẩm, thức tỉnh người kinh doanh thực phẩm về trách nhiệm đối với sức khỏe cộng đồng. Hình thức cộng tác viên tuyên truyền cần được xem xét trong bối cảnh tinh giản biên chế. Chúng ta có thể lựa chọn, sàng lọc để lựa chọn những cộng tác viên chuyên nghiệp, có chuyên môn và am hiểu lĩnh vực ATTP để xây dựng được nguồn thông tin chính thống, khoa học.

3.2.7. Đầu tƣ các nguồn lực tài chính, xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đổi mới về tổ chức, hoạt động thanh tra

Để thực hiện việc đổi mới tổ chức, hoạt động thanh tra với nhiều sự thay đổi về cơ cấu tổ chức, đổi mới về phương thức hoạt động, đặt ra phải có sự đầu tư các nguồn lực tài chính, xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức, hoạt động thanh tra.

Việc củng cố lại hệ thống tổ chức thanh tra cũng đặt ra yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất, bao gồm xây dựng trụ sở làm việc của cơ quan thanh tra, trang thiết bị làm việc, đáp ứng nhiệm vụ của quá trình đổi mới về tổ chức, hoạt động thanh tra.

Một vấn đề quan trọng khác đó là phải quan tâm đến kinh phí cho công tác quản lý, sử dụng cán bộ và đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức của ngành thanh tra. Qua đó, tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong quá trình đổi mới tổ chức, hoạt động thanh tra trong tình hình mới.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chương 3 luận văn rút ra một số kết luận như sau:

1. Để hoàn thiện tổ chức và hoạt động thanh tra ATTP hiện nay phải phải đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước;

2. Định hướng hoàn thiện trong tổ chức và hoạt động thanh tra ATTP phải tăng cường tính độc lập của thanh tra; Xác định mô hình tổ chức theo hướng từng bước tăng cường tính độc lập trong hoạt động thanh tra để đảm bảo tính chủ động, chính xác, khách quan trong thực hiện chính sách, pháp luật của tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra; Đổi mới tư duy trong chỉ đạo, điều hành.

3. Cần nâng cao ý thức trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thanh tra, các cán bộ, công chức thanh tra, trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; Đổi mới việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng và đào tạo, bồi dưỡng; Đổi mới về phương thức hoạt động của thanh tra; Đầu tư các nguồn lực tài chính, xây dựng cơ sở vật chất để hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ATTP của Ban Quản lý ATTP TP HCM.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh việc đổi mới QLNN theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, có hiệu lực thì vấn đề tổ chức và hoạt động thanh tra nói chung, thanh tra ATTP nói riêng cũng được đặt ra như một tất yếu khách quan.

Tổ chức và hoạt động của Thanh tra ATTP Ban Quản lý ATTP TP HCM từ góc độ lý luận và thực tiễn theo hướng cải cách nền hành chính nhà nước đòi hỏi phải quán triệt sâu sắc một số quan điểm như: nhận thức đúng đắn vị trí của thanh tra là chức năng thiết yếu trong QLNN; tuân thủ các nguyên tắc của QLNN, đặc biệt là nguyên tắc khách quan, độc lập và chỉ tuân theo pháp luật thể hiện ở cách tổ chức, thẩm quyền của các tổ chức thanh tra.

Muốn mang lại hiệu quả trong tổ chức và hoạt động của thanh tra ATTP cần phải hoàn thiện địa vị pháp lý của đơn vị thực hiện chức năng thanh tra này. Việc đưa ra những kiến nghị về việc hoàn thiện những quy định về tổ chức và hoạt động phù hợp với yêu cầu về tổ chức bộ máy, cụ thể là:

- Đổi mới hình thức và phương pháp thanh tra.

- Đào tạo đội ngũ thanh tra viên có phẩm chất và nghiệp vụ cao, đáp ứng yêu cầu. - Hoàn thiện pháp luật ATTP cũng như thanh tra và nâng cao hiệu quả của việc thực hiện pháp luật trên thực tế.

Trong điều kiện nước ta hiện nay, vai trò của thanh tra ATTP ngày càng trở nên quan trọng. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước mà trọng tâm là cải cách nền hành chính đang đặt ra cho hệ thống thanh tra những yêu cầu mới. Nghiên cứu để đề xuất việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động thanh tra ATTP trên cơ sở sự nhìn nhận đánh giá đúng về ý nghĩa, vị trí, vai trò của thanh tra là nhiệm vụ hết sức cấp thiết. Vì vậy, việc tổ chức và hoạt động Thanh tra ATTP Ban Quản lý ATTP TP HCM cần phải được tiến hành cẩn trọng, từng bước và nghiêm túc nhằm đưa ra mô hình thanh tra phù hợp trên khía cạnh lý luận và thực tiễn của QLNN trên địa bàn TP HCM/.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Đảng cộng sản Việt Nam (2018), Nghị Quyết số 26-

NQ/TW ngày 19 tháng 5 năm 2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lục và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

2. Ban Quản lý ATTP TP HCM (2017), Báo cáo tình hình kinh tế-văn hóa-xã

hội năm 2017 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2018 trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

3. Ban Quản lý ATTP TP HCM (2018), Báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo

điều hành năm 2018 và đề xuất giải pháp năm 2019.

4. Ban Quản lý ATTP TP HCM (2019), Báo cáo công tác an toàn thực phẩm

6 tháng đầu năm 2019.

5. Ban Quản lý ATTP TP HCM (2019), Báo cáo Tổng kết 03 năm thí điểm

thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh.

6. Bộ hoa học và Công nghệ (2 7), Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN

ngày 28 tháng 09 năm 2007 hướng dẫn xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn.

7. Bộ hoa học và Công nghệ (2 13), Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7087:2013

Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn, Hà Nội.

8. Chính phủ (2011), Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước

giai đoạn 2011–2020.

9. Chính phủ (2011), Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm

2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra.

10. Chính phủ (2015), Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020,

tầm nhìn đến năm 2030.

11. Chính phủ (2017), Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của

Chính phủ về nhãn hàng hóa.

12. Chính phủ (2018), Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

13. Cục An toàn thực phẩm (2018), Phân tích nguy cơ và kiểm soát An toàn

14. Nguyễn Tiến Dũng (2 18), Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XI, Hà Nội.

16. Học viện Hành chính quốc gia – Viện nghiên cứu hành chính (2 ), Một

số thuật ngữ hành chính, NXB Thế Giới, Hà Nội.

17. http://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/publication/food-safety- risk-management-in-vietnam-challenges-and-opportunities.

18. Nguyễn Thị Thương Huyền (2008), Đặc điểm của pháp luật thanh tra, Tạp chí thanh tra 7.

19. Nguyễn Thị Thương Huyền (2008), Đánh giá thực trạng tổ chức thanh tra- cơ sở để hoàn thiện pháp luật thanh tra, Tạp chí thanh tra 12.

20. Trần Thu Hương (2 1 ), “Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước

đối với vệ sinh an toàn thực phẩm”. Luận văn Thạc sĩ Luật, Học viện Hành chính Quốc Gia.

21. Nguyễn Tuấn Khanh (2013), Tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên

ngành - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài khoa học cấp Bộ, Thanh tra chính phủ, Hà Nội.

22. Hồ Chí Minh (1978), Huấn thị tại Hội nghị cán bộ thanh tra lần thứ 3 năm 1960, NXB Sự thật. (Tr 106).

23. Bùi Thị Hồng Nương (2 19), Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở

Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam.

24. Lê Thị Thu Oanh (2004), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn tổ chức và hoạt động thanh tra ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Viện nhà nước và pháp luật, Hà Nội.

25. Đinh Thị Quế (2018), Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của thanh tra an toàn thực phẩm, ban quản lý an toàn thực phẩm thành phố hồ chí minh (Trang 97)