lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh
Hoạt động thanh tra ATTP tuân theo các quy định của pháp luật về thanh tra, ATTP, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý ATTP TP HCM và của Phòng Thanh tra. Đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân đang thuộc đối tượng thanh tra với những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
Thứ nhất, tham mưu cho Trưởng ban trong việc xây dựng và trình UBND TP HCM ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng thuộc lĩnh vực ATTP được phân công.
Thứ hai, xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra trình Trưởng ban phê duyệt và tổ chức thực hiện theo chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt; hướng dẫn, đôn đốc các Đội Quản lý ATTP liên quận-huyện, Chợ đầu mối thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh của người dân về ATTP.
Thứ ba, kiểm tra về việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực ATTP thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Quản lý ATTP TP HCM, bao gồm những hoạt động sau:
Kiểm tra thực hiện pháp luật chuyên ngành, các quy định về chuyên môn kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, các lĩnh vực liên quan đến ATTP thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Quản lý ATTP TP HCM theo quy định của pháp luật;
Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định, xử lý về thanh tra, kiểm tra và tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra thuộc phạm vi quản lý của Ban Quản lý ATTP TP HCM theo quy định của pháp luật;
Tham mưu Trưởng ban kiến nghị người có thẩm quyền xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra, kiểm tra trong phạm vi quản lý chuyên ngành của Ban Quản lý ATTP TP HCM;
Tham mưu Trưởng ban kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý, kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua hoạt động thanh tra, kiểm tra.
Thứ tư, tham mưu Trưởng ban phối hợp với Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công Thương tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra chuyên ngành cho công chức, viên chức thanh tra, cộng tác viên.
Thứ năm, thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh về ATTP qua hai hoạt động:
Giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, phản ánh về ATTP; kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật; thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên theo quy định của Luật tiếp công dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh của người dân;
Xác minh các nội dung đơn, thư khiếu nại, phản ánh về ATTP.
Thứ sáu, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng.
Thứ bảy, tham mưu công tác cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật xuất tỉnh theo ủy quyền của Trưởng ban và có chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.
Thứ tám, phối hợp với UBND quận - huyện và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Ban Quản lý ATTP TP HCM thực hiện công tác quản lý ATTP trên địa bàn quận - huyện, chợ đầu mối về phối hợp xử lý ngộ độc thực phẩm, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, tham gia công tác hậu kiểm, công tác truyền thông theo sự phân công của Lãnh đạo Ban Quản lý ATTP TP HCM.
Thứ chín, tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong lĩnh vực được phân công phụ trách.
Thứ mười, tổng hợp thông tin, tham mưu Trưởng ban báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định và thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban giao theo quy định của pháp luật.
Ngoài chức năng chung, các Đội Quản lý ATTP liên quận-huyện, Chợ đầu mối còn có chức năng có chức năng tham mưu cho Trưởng phòng Thanh tra trong
việc thực hiện công tác QLNN về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, phản ánh về ATTP; cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật và các công tác khác theo đúng quy định pháp luật; chịu sự quản lý, chỉ đạo và điều hành trực tiếp của Trưởng phòng Thanh tra và của Trưởng ban, Phó Trưởng ban phụ trách với những nhiệm vụ cụ thể phù hợp với đặc thù quản lý vùng như sau:
Thứ nhất, tham mưu xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra về ATTP trình Trưởng Phòng để tổng hợp trình Trưởng ban phê duyệt; phối hợp với Ban Chỉ đạo liên ngành quận - huyện, Phòng Y tế/Phòng Kinh tế quận - huyện xây dựng và tổ chức thực hiện việc thanh tra, kiểm tra về ATTP theo kế hoạch đã được phê duyệt; xây dựng kế hoạch hành động hàng năm của Đội Quản lý ATTP liên quận – huyện, Chợ đầu mối trình Trưởng phòng Thanh tra và Lãnh đạo Ban Quản lý ATTP TP HCM.
Thứ hai, thực hiện cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật tại các cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh, vận chuyển ra khỏi địa bàn thành phố theo ủy quyền của Trưởng ban.
Thứ ba, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về ATTP của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn thuộc phạm vi QLNN của Đội Quản lý ATTP liên quận-huyện, Chợ đầu mối theo Kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã được Trưởng ban phê duyệt.
Thứ tư, thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật về ATTP hoặc theo yêu cầu của Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Ban Quản lý ATTP TP HCM hoặc chỉ đạo của cơ quan nhà nước cấp trên.
Thứ năm, tham mưu công tác xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP.
Thứ sáu, trực tiếp hoặc phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan tiến hành kiểm tra, kịp thời ngăn chặn, xử lý khi phát hiện có hành vi vi phạm hành chính hoặc vụ việc có dấu hiệu vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Thứ bảy, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Thứ tám, phối hợp với UBND quận – huyện và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Ban Quản lý ATTP TP HCM thực hiện tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về ATTP trên địa bàn; phối hợp điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm và các sự cố về ATTP, phối hợp triển khai Đề án truy xuất nguồn gốc, công tác hậu kiểm trên địa bàn quản lý.
Thứ chín, thường xuyên rà soát các quy định, nắm bắt thực tiễn tình hình địa bàn công tác, đề xuất với Trưởng phòng để tổng hợp trình Trưởng ban kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định trái với văn bản pháp luật của Nhà nước, những vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật về ATTP cần được sửa đổi, bổ sung thông qua công tác thanh tra, kiểm tra.
Thứ mười, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về công tác thanh tra, kiểm tra và các báo cáo khác theo yêu cầu của Phòng Thanh tra và Lãnh đạo Ban Quản lý ATTP TP HCM;
Mười một, thực hiện công tác quản lý tài chính, tài sản, trang thiết bị làm việc, ấn chỉ, trang thiết bị khác, lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật và theo phân công của Phòng Thanh tra, Lãnh đạo Ban Quản lý ATTP TP HCM;
Mười hai, thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng Thanh tra và Lãnh đạo Ban Quản lý ATTP TP HCM giao theo quy định pháp luật.
Nhận thấy công tác thanh tra chuyên ngành ATTP là hết sức cần thiết trong giai đoạn này. Do đó, an Quản lý ATTP TP HCM đã quy định chi tiết về chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm chính về công tác thanh tra trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA AN TOÀN THỰC PHẨM BAN QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.3.1. Quy trình thanh tra của Thanh tra an toàn thực phẩm Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh
Hoạt động thanh tra được cụ thể hóa thông qua Đoàn thanh tra. Đoàn thanh tra được thành lập theo quyết định thanh tra và hoạt động theo trình tự thủ tục luật định
để đảm bảo cho cuộc thanh tra đạt được mục đích, yêu cầu đề ra thì việc tuân thủ đầy đủ trình tự tiến hành một cuộc thanh tra là một yêu cầu bắt buộc.
Hoạt động thanh tra với tư cách là chức năng thiết yếu trong QLNN, là một khâu trong chu trình hoạt động QLNN đòi hỏi phải tuân thủ những nguyên tắc và trình tự theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở các quy định của Luật Thanh tra 2 1 , các văn bản hướng dẫn Luật Thanh tra cũng như xuất phát từ yêu cầu thực tiễn công tác QLNN về ATTP, Ban Quản lý ATTP TP HCM đã xây dựng 02 quy trình gồm: quy trình thanh tra chuyên ngành ATTP và quy trình kiểm tra ATTP.
a) Quy trình thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm
Ngày 11 tháng 9 năm 2 17, Trưởng ban Ban Quản lý ATTP TP HCM đã ký ban hành Quy trình Thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm QTNB-01/BQLATTP- TTra. Theo đó, Quy trình Thanh tra chuyên ngành ATTP gồm 14 bước, cụ thể:
ước 1. Xây dựng, phê duyệt kế hoạch tổng ước 2. Chuẩn bị thanh tra
ước 3. Ra quyết định thanh tra
ước 4. Xây dựng, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra ước 5. Công bố quyết định thanh tra
ước 6. Kiểm tra, xác minh tại cơ sở
ước 7. Báo cáo tiến độ/Tờ trình nội dung thanh tra; Đề xuất kết thúc thanh tra ước 8. Kết thúc thanh tra
ước 9. Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra ước 10. Xử lý sai phạm
ước 11. Dự thảo kết luận thanh tra ước 12. Kết luận thanh tra
ước 13. Tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra
ước 14. Lập, bàn giao, quản lý, sử dụng hồ sơ thanh tra
b) Quy trình kiểm tra an toàn thực phẩm
Căn cứ Thông tư số 48/2015/TT- YT ngày 1 tháng 12 năm 2 15 của Bộ Y tế quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực
phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế, ngày 1 tháng 1 năm 2 17, Trưởng ban Ban Quản lý ATTP TP HCM đã ký ban hành Quy trình kiểm tra ATTP QTNB- 02/BQLATTP-TTra. Theo đó, Quy trình kiểm tra ATTP gồm 9 bước, cụ thể:
ước 1: Xây dựng, ban hành kế hoạch kiểm tra ước 2: Ban hành quyết định kiểm tra
ước 3: Thông báo kiểm tra
ước 4: Công bố quyết định kiểm tra ước 5: Kiểm tra tại cơ sở
ước 6: Lập tờ trình
ước 7: Báo cáo, xử lý vi phạm hoặc chuyển sang cơ quan điều tra ước 8. Tổng hợp báo cáo
ước 9: Lập, bàn giao, quản lý, sử dụng hồ sơ kiểm tra
2.3.2. Hình thức thanh tra của thanh tra an toàn thực phẩm Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh
Trong Luật Thanh tra năm 2 4 quy định hai hình thức thanh tra là thanh tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất, đồng thời có ghi nhận hoạt động thanh tra của thanh tra viên chuyên ngành khi thanh tra độc lập. Tuy nhiên việc thanh tra độc lập của thanh tra viên chuyên ngành chưa được quy định rõ. Đến Luật Thanh tra năm 2 1 bên cạnh việc tiếp tục ghi nhận các hình thức thanh tra theo kế hoạch, thanh tra đột xuất, thanh tra độc lập còn bổ sung thêm hình thức thanh tra mới là thanh tra thường xuyên.
Thanh tra theo kế hoạch là hoạt động thanh tra được tiến hành căn cứ trên cơ sở kế hoạch thanh tra đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Hằng năm Thanh tra an Quản lý ATTP TP HCM căn cứ vào định hướng chương trình của Thanh tra thành phố, nhiệm vụ chính trị, yêu cầu công tác quản lý của thành phố, từ đó xây dựng kế hoạch thanh tra trình UBND thành phố phê duyệt.
Thanh tra đột xuất được tiến hành khi có yêu cầu để giải quyết kịp thời các vi phạm pháp luật về ATTP. Đây là đòi hỏi tất yếu của thực tiễn, vì vậy Thanh tra Ban Quản lý ATTP TP HCM không chỉ chủ động tổ chức tốt các cuộc thanh tra theo kế
hoạch mà còn kịp thời triển khai các cuộc thanh tra theo yêu cầu đột xuất. Có như vậy thì mới nhanh chóng phát hiện để ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm.
Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Hình thức thanh tra thường xuyên của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành chưa được quy định cụ thể.
Thanh tra độc lập được tiến hành trên cơ sở Kế hoạch thanh tra, Thủ trưởng cơ quan ban hành Quyết định phân công Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập.
Trong quá trình thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về ATTP, hàng năm Thanh tra an Quản lý ATTP TP HCM đã tiến hành hàng chục cuộc thanh tra trong lĩnh vực ATTP dưới các hình thức khác nhau. Hoạt động thanh tra theo chương trình, kế hoạch luôn được tổ chức bảo đảm sự chủ động, bám sát định hướng chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm. Việc thanh tra đột xuất ngày càng được chú trọng thực hiện, phục vụ kịp thời yêu cầu của công tác QLNN, góp phần bảo đảm việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý trong lĩnh vực được phân công phụ trách.
2.3.3. Các hoạt động của Thanh tra an toàn thực phẩm Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh
a) Hoạt động thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm
Hoạt động thanh tra với tư cách là chức năng thiết yếu trong quản lý nhà nước, là một khâu trong chu trình hoạt động quản lý nhà nước đòi hỏi phải tuân thủ những nguyên tắc và trình tự theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở các quy định của Luật Thanh tra và thực tiễn, Từ những ngày đàu hoạt động, Phòng Thanh tra ưu tiên áp dụng quy trình kiểm tra nhằm phù hợp với thực tiễn kinh doanh đa dạng về ngành nghề và quy mô của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố.
Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, Ban Quản lý ATTP TP HCM trực tiếp thực hiện quyền hành chính nhằm kịp thời phát hiện ra các sai phạm trong việc
tuân thủ pháp luật lĩnh vực ATTP. Đó chính là hoạt động kiểm tra, xem xét, đánh giá của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý.
Để thực hiện tốt chức năng QLNN, các chủ thể thực thi nhiệm vụ thanh tra phải dựa trên các quy định của pháp luật chuyên ngành để có cơ sở đánh giá mức độ tuân thủ của đối tượng quản lý.
Điều 67 Luật An toàn thực phẩm đã quy định rõ những nội dung cần phải kiểm tra khi tiến hành thanh tra, kiểm tra tại cơ sở, cụ thể như sau:
Thứ nhất, kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, quy định về ATTP