thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh
2.1.2.1. Pháp luật về an toàn thực phẩm
* Thực phẩm
Theo tiêu chuẩn Codex stan 1-1985, tại Điều 2 về giải thích thuật ngữ thực
phẩm bao gồm “Tất cả các chất đã chế biến, sơ chế hoặc chưa chế biến nhằm sử
dụng cho con người bao gồm đồ ăn, uống, nhai, ngậm và tất cả các chất được sử dụng để xử lý, chế biến hoặc xử lý thực phẩm, không bao gồm mỹ phẩm hoặc thuốc lá hoặc các chất chỉ được dùng làm dược phẩm”. Để thực hiện quyền, nghĩa vụ của
Việt Nam trong việc ký kết, gia nhập những điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, nước ta đã cụ thể hóa tiêu chuẩn Codex stan 1-1985 trong đó thực phẩm được giải thích là “tất cả các chất đã chế biến, sơ chế hoặc chưa chế biến nhằm sử dụng cho con người bao gồm đồ ăn, uống, nhai, ngậm và tất cả các chất được sử dụng để xử lý, chế biến hoặc xử lý thực phẩm, không bao gồm mỹ phẩm hoặc thuốc lá hoặc các chất chỉ được dùng làm dược phẩm” [7, tr. 06].
Luật An toàn thực phẩm năm 2 1 giải thích “Thực phẩm là sản phẩm mà con
người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm”. Với cách giải thích này tuy đã được rút gọn hơn so với khái niệm của Codex stan 1-1985 nhưng cơ bản vẫn liệt kê đầy đủ được các thành phần cấu thành thực phẩm theo giải thích thuật ngữ của quốc tế.
* Thực phẩm bẩn, thực phẩm không an toàn/ô nhiễm thực phẩm
Hiện nay, trên các thông tin truyền thông chúng ta thường hay được tiếp cận hai khái niệm “thực phẩm bẩn” và “thực phẩm không an toàn” hay “ô nhiễm thực phẩm” để nói lên tình trạng không bảo đảm ATTP. Tuy nhiên, theo phương diện khoa học nghĩa các cụm từ này là khác nhau.
Thực phẩm bẩn chủ yếu được sử dụng để nói đến quá trình sản xuất, chế biến và phân phối không bảo đảm vệ sinh. Vì vậy, để giải quyết thực phẩm bẩn chỉ cần khắc phục được yếu tố điều kiện vệ sinh trong quá trình sản xuất thực phẩm trước khi đưa vào tiêu thụ.
Thực phẩm không an toàn hay ô nhiễm thực phẩm là một khái niệm rộng hơn, ngoài yếu tố trên còn có sự xuất hiện bất kỳ một chất nào không được chủ ý cho vào thực phẩm mà có mặt trong thực phẩm do kết quả của việc sản xuất, chế biến, đóng gói, vận chuyển, lưu giữ thực phẩm hoặc do ảnh hưởng của môi trường tới thực phẩm. Các chất ô nhiễm thực phẩm có thể là các vi sinh vật (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, vi nấm), các hóa chất (các hóa chất bảo vệ thực vật, các kim loại nặng, phụ gia, các dư lượng kháng sinh, hormone..) và các tác nhân vật lý (các mảnh thủy tinh, mảnh kim loại, chất phóng xạ…) với một hàm lượng đủ để gây ảnh hưởng đến an
toàn sức khỏe con người. Không thể giải quyết thực phẩm không an toàn hay ô nhiễm thực phẩm bằng việc nâng cao vệ sinh như thực phẩm bẩn, vì các yếu tố ô nhiễm không an toàn nằm ngay bên trong của nguyên vật liệu được sử dụng đầu vào của quá trình sản xuất.
* An toàn thực phẩm
Ở Việt Nam, “vệ sinh an toàn thực phẩm” cũng được sử dụng trong Pháp lệnh
Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2 3; qua đó, “vệ sinh an toàn thực phẩm là các
điều kiện và biện pháp cần thiết để bảo quản thực phẩm không gây hại cho tính mạng, sức khỏe con người”. Đến năm 2 1 , Quốc hội nước ta đã thông qua Luật An toàn thực phẩm, đã sữa đổi “vệ sinh an toàn thực phẩm” thành “an toàn thực phẩm” và được giải thích “An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người”. Với cách giải thích này tuy ngắn gọn hơn so với Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2 3 nhưng đã bao hàm được các khái niệm về vệ sinh ATTP. Tóm lại, với hai cách gọi khác nhau, “An toàn thực phẩm” hay “Vệ sinh an toàn thực phẩm” đều được hiểu là một quá trình bao gồm việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp nhằm phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra.
Phân biệt giữa ATTP và chất lượng thực phẩm cho thấy: ATTP là một phần của chất lượng thực phẩm hay chất lượng thực phẩm là khái niệm rộng hơn, nó bao gồm cả ATTP. ên cạnh ATTP, chất lượng thực phẩm còn bao hàm các tiêu chí khác như giá trị dinh dưỡng, mùi vị, kích thước của sản phẩm thực phẩm… [38, tr.15].
Như vậy, ATTP là tất cả điều kiện và yêu cầu bắt buộc từ khâu sản xuất, chế
biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng để đề phòng sự ô nhiễm ngẫu nhiên về sinh học, hóa học, lý học có thể gây độc hại, nguy hiểm tới sức khỏe người tiêu dùng.
* Quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm
Quản lý là sự tác động có kế hoạch, sắp xếp tổ chức, chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn, kiểm tra của các chủ thể quản lý (cá nhân hay tổ chức) đối với hoạt
động xã hội, để chúng phát triển phù hợp với quy luật và đạt tới mục đích đã đề ra của tổ chức, đúng ý chí của nhà quản lý, với chi phí thấp nhất.
Quản lý ATTP từ góc độ xã hội chính là việc phân loại thực phẩm giữa an toàn và không an toàn bằng công cụ pháp lý. Mục đích của việc phân loại là giúp loại bỏ thực phẩm nguy hiểm khỏi thị trường trước khi chúng được tiêu thụ. Việc phân loại này do Nhà nước đảm nhiệm và được cơ quan chuyên trách tiến hành [24, tr. 46].
Như vậy, QLNN về ATTP đó là việc các cơ quan QLNN tác động bằng nhiều biện pháp lên các đối tượng quản lý nhằm mục đính bảo đảm xã hội được tiếp cận, sử dụng thực phẩm an toàn, chất lượng. Nhà nước sử dụng quyền lực được nhân dân giao cho để trực tiếp điều hành, tác động lên các chủ thể quản lý mà ở đây cụ thể là các đối tượng sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng thông qua các công cụ chính sách, pháp luật, kế hoạch và các quy định khác của pháp luật về ATTP.
QLNN về ATTP bao gồm: công tác hoạch định và ban hành các văn bản, chính sách, chiến lược, kế hoạch có liên quan đến vấn đề ATTP; công tác tổ chức thực hiện, triển khai luật về ATTP và các văn bản có liên quan; công tác giáo dục, tuyên truyền về ATTP và công tác thanh tra, kiểm tra. Những nội dung nêu trên đã được luật hóa từ Chương III đến Chương IX Luật An toàn thực phẩm năm 2 1 .
Hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra năm 2 1 , Chính phủ đã ban hành Nghị định số 86 2 11 NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2 11 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra và dành riêng một chương (Chương 6) quy định QLNN về công tác thanh tra, trong đó có quy định về nội dung QLNN về công tác thanh tra, bao gồm:
- Xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật về công tác thanh tra.
- Tuyên truyền, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra. - Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thanh tra.
- Kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra; xử lý vi phạm pháp luật về thanh tra.
- Tổng kết kinh nghiệm về công tác thanh tra.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động thanh tra.
2.1.2.2. Thực trạng tuân thủ pháp luật an toàn thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh
Trong những năm qua, công tác QLNN về ATTP của thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực; song dù đã hết sức nỗ lực tuyên truyền, vận động, tập huấn cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tăng cường các biện pháp quản lý, truy xuất nguồn gốc nhưng vẫn chưa đảm bảo chắc chắn thực phẩm đều an toàn. Việc sử dụng hóa chất, phụ gia trong thực phẩm vẫn còn tồn tại. Qua công tác thanh tra, kiểm tra các cơ quan chức năng phát hiện không ít trường hợp vi phạm nghiêm trọng như sản xuất, kinh doanh thuốc ho giả, thuốc trị ung thư từ bột than tre, sử dụng chất cấm để tẩy trắng, phù phép biến thịt heo thành thịt bò… Việc thanh tra, kiểm tra ATTP của thành phố vẫn còn những hạn chế như các cơ sở nhỏ lẻ hay những cơ sở kinh doanh về đêm chưa được kiểm soát chặt chẽ do chưa đủ lực lượng cán bộ chuyên trách… Sự cộng hưởng từ những yếu tố trên ảnh hưởng đến sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng.
ATTP là vấn đề đã không còn mới trong xã hội, đặc biệt vấn đề này hiện vẫn chưa có giải pháp chấm dứt hoàn toàn mà càng ngày càng diễn biến phức tạp, hành vi tinh vi hơn. Theo thống kê của Cục ATTP, năm 2 17, cả nước ghi nhận 139 vụ ngộ độc thực phẩm với 3.869 người mắc, giảm 27 vụ và 438 người mắc so với năm 2016. Số người tử vong do ngộ độc thực phẩm là 24 người, tăng 12 người so với năm 2 16, trong đó có 11 người ngộ độc methanol trong rượu, 1 người do độc tố tự nhiên (cá nóc, cóc…), 3 trường hợp chưa xác định nguyên nhân. Trong 3 tháng đầu năm 2 18, trên phạm vi cả nước đã xảy ra 20 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 502 trường hợp bị ngộ độc thực phẩm trong đó có 3 người đã tử vong.
Tại TP HCM, từ năm 2 1 đến tháng 11 2 18, trên địa bàn xảy ra 54 vụ ngộ độc thực phẩm. Trong đó ngộ độc thực phẩm do thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật là
33 vụ (chiếm 61%), do độc tố 14 vụ (chiếm 26%), do hóa chất 2 vụ (chiếm 4%), không xác định được nguyên nhân 2 vụ (4%). Năm 2018, trên địa bàn thành phố xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm 25 người mắc và 01 vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm 44 người mắc (không có trường hợp tử vong ở cả 2 vụ việc). Trong thời gian từ ngày 1 1 2 19 đến ngày 28/5/2019, ghi nhận có 01 vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn thành phố với 24 người mắc (không có trường hợp tử vong). So với cùng kỳ năm 2 18, năm 2 19 số vụ ngộ độc thực phẩm không tăng và số người mắc giảm 1 người. Tuy nhiên, những gì chúng ta biết được vẫn chỉ là phần nổi của tảng băng trôi và hậu quả để lại là vô cùng nặng nề với trên 7 . người chết vì ung thư năm và hơn 2 . ca mắc mới, trong đó một phần không nhỏ khởi nguồn từ thực phẩm không an toàn.
Trước thực tế tình hình quản lý nhiều năm qua cho thấy thực phẩm bẩn đã trở thành vấn nạn với cấp độ ngày càng tăng. Việc chia nhiệm vụ cho 3 Bộ ngành quản lý theo phương pháp “cắt ngang”, tức nuôi trồng của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lưu thông do ộ Công Thương quản lý và sử dụng là của ngành Y tế, hay “cắt dọc” theo Luật An toàn thực phẩm năm 2 1 , tức Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý 9 ngành hàng, Bộ Công Thương 5 ngành hàng và ộ Y tế 5 ngành hàng. Tất cả đều không phát huy tác dụng vì không phân định rõ Bộ nào chịu trách nhiệm quản lý về ngành hàng đó, tuy cùng một chủ thể kinh doanh 03 nhãn hàng thuộc về trách nhiệm quản lý về ATTP của cả 3 ngành Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế thì một năm sẽ phải lần lượt chịu sự thanh tra, kiểm tra của cả 3 cơ quan trên. Thực tiễn cho thấy sự thiếu hợp lý khi có tới 3 Bộ cùng chịu trách nhiệm quản lý chất lượng bún. Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý về chất lượng bột gạo, nguyên liệu làm bún. Bộ Công Thương quản lý sản phẩm tinh bột. Còn Bộ Y tế quản lý sản phẩm bún bán trên thị trường nếu chứa chất tinopal gây hậu quả cho người tiêu dùng. Do đó, giải pháp đặt ra là cần một “nhạc trưởng”, loại bỏ tình trạng “một sợi bún 3 Bộ quản lý”.
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn, Ban Quản lý ATTP TP HCM được thành lập theo Quyết định số 2349 QĐ-TTg ngày 5 tháng 12 năm 2 16 của Thủ
tướng Chính phủ trên cơ sở sáp nhập bộ phận quản lý ATTP của 3 Sở tại TP HCM gồm: Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Công Thương. Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý ATTP TP HCM gồm 6 phòng: Quản lý chất lượng thực phẩm, Văn phòng, Thông tin-Giáo dục-Truyền thông, Quản lý Ngộ độc thực phẩm, Cấp phép và Thanh tra. Riêng Thanh tra có cơ chế đặc thù riêng gồm 1 Đội Trung tâm và 1 Đội Quản lý ATTP trên địa bàn liên quận - huyện. Đội Quản lý ATTP có con dấu, tài khoản riêng nhằm quản lý chặt chẽ từ thành phố đến cấp cơ sở trên cơ sở xác định công tác thanh tra, kiểm tra là một trong bốn nội dung trọng tâm của kế hoạch tổ chức triển khai bảo đảm ATTP trên địa bàn thành phố.
Lợi thế đầu tiên mà Ban Quản lý ATTP TP HCM có được là giám sát và xử phạt ngay khi phát hiện vi phạm. So với trước đây, để làm được điều này phải có được sự phối hợp của 3 Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Công Thương. hi mà việc thanh tra đi về một mối, với việc không phải ngồi chờ quyết định của thanh tra liên ngành mới có thể xử lý thì chúng ta sẽ làm kịp thời, nhanh gọn và xử lý quyết liệt. Ban Quản lý ATTP TP HCM cũng sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm cuối cùng trước lãnh đạo Thành phố về vấn đề vệ sinh ATTP, tránh được tình trạng “cha chung không ai khóc” như trước kia.