Về Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới ở huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 39 - 45)

Huyện Mỹ Hào có diện tích 79,1 km2. Dân số: trên 11 vạn người (tính đến 31/12/2015). Tài nguyên thiên nhiên của huyện chủ yếu là đất cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, nguồn nước ngầm và nguồn nước mặt phong phú. Huyện có diện tích tự nhiên là 7.910,96 ha, trong đó, đất nông nghiệp là 4.717,09 ha chiếm 59,63% tổng diện tích, đất đã đành cho công nghiệp là 493,29 ha. Dân số phân bổ tương đối đồng đều, do là huyện đồng bằng, nằm trải dọc theo Quốc lộ 5A.

Huyện có 13 đơn vị hành chính, gồm: 12 xã và 01 thị trấn (có 2 xã loại I, 5 xã loại II và 6 xã loại 3); có 77 thôn, khu phố.

Năm 2014, huyện Mỹ Hào đã được công nhận đô thị loại IV; phấn đấu trở thành Thị xã công nghiệp, dịch vụ thương mại vào năm 2015.

Năm 1999, huyện Mỹ Hào được tái lập trong bối cảnh hạ tầng kinh tế - xã hội còn thấp kém, công nghiệp chỉ có vài doanh nghiệp quốc doanh nhỏ bé, nguồn thu ngân sách chủ yếu từ thuế nông nghiệp. Kết cấu hạ tầng còn khó khăn như đường giao thông, điện cho sản xuất và sinh hoạt, thông tin liên lạc...dịch vụ thương mại kém phát triến. Tăng trưởng bình quân của huyện đạt 7% năm. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15%, nông nghiệp tăng 6%, dịch vụ tăng 16% năm. Từ khi tái lập huyện, tốc độ phát triển kinh tế của huyện tương đối nhanh và khá toàn diện. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Sau gần 15 năm được tái lập, thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ và nhân dân

trong huyện đã nỗ lực phấn đấu, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có tốc độ phát triển nhanh và khá toàn diện trên các lĩnh vực.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bình quân 5 năm (2010 – 2015) là 17,68%. Cơ cấu kinh tế: NN - CN, TTCN – TMDV: 4,1% - 67,3% - 28,6%. Giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 56 triệu đồng/năm. Giá trị xuất khẩu tăng bình quân 25,8%/năm [9].

- Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 2,28%/năm. Giá trị thu nhập bình quân đạt 94 triệu đồng /1 ha canh tác. Sản xuất nông nghiệp được mùa liên tục, năng suất lúa bình quân đạt 12,4 tấn/ha. Phong trào cải tạo vườn tạp, trồng cây nhân dân phát triển khá, thực hiện có kết quả Đề án chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế trang trại giai đoạn 2006 - 2010; đến năm 2010 chuyến đối được 460 ha diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang các mô hình trang trại; đã có 450 mô hình trang trại, tăng 337 trang trại so với năm 2005. Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp cơ bản đáp ứng được các khâu dịch vụ như: tưới tiêu, bảo vệ thực vật, cung ứng vật tư, dịch vụ cho sản xuất, thực hiện cơ giới hoá khâu làm đất đạt 100%, chất lượng các dịch vụ được nâng lên. Thực hiện chương trình sản xuất giống lúa có hiệu quả, đáp ứng trên 60% nhu cầu; diện tích lúa chất lượng cao chiếm trên 76% tổng diện tích gieo cấy [9].

Tỷ trọng giá trị chăn nuôi thuỷ sản chiếm 57,5% tỷ trọng giá trị nông nghiệp. Nhiều mô hình trang trại chăn nuôi theo phương thức công nghiệp có giá trị kinh tế cao, đàn lợn hàng năm tăng từ 5 - 7%; đàn bò giữ ổn định. Chương trình nạc hoá đàn lợn, sind hoá đàn bò được quan tâm

- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được thực hiện hiệu quả, bộ mặt nông thôn đổi mới. Toàn huyện đã đạt 204/228 tiêu chí, bình quân mỗi xã đạt 17 tiêu chí. Có 05/12 xã đạt 19 tiêu chí .

- Công tác quản lý và sử dụng đất đai có nhiều chuyển biến tích cực. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 93,5%. Công tác dồn thửa, đổi ruộng đất nông nghiệp đã hoàn thành ở 100% các xã.

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 16,5%/năm. Đến nay, trên địa bàn huyện có 188 dự án được phê duyệt và đi vào hoạt động, thu hút trên 20.000 lao động. Việc khôi phục và phát triển làng nghề, tiểu thủ công nghiệp phát triển, đã thu hút hàng vạn lao động có việc làm ổn định và thu nhập khá.

- Mạng lưới giao thông được đầu tư phát triển; đã nâng cấp hàng chục km đường từ xã lên cấp huyện và đường từ huyện lên tỉnh; triển khai giải phóng mặt bằng và thi công đường trục trung tâm đô thị Mỹ Hào.

- Thương mại - dịch vụ tăng trưởng bình quân đạt 23,42%/năm. Phát triển mạnh như: vận tải, hệ thống ngân hàng, viễn thông, nhà hàng, dịch vụ hàng hóa tại các chợ và siêu thị...

- Tổng thu ngân sách 5 năm đạt 2.697 tỷ 902 triệu đồng, tăng bình quân 14%/năm. Hoạt động của ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân được đổi mới và nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu vốn để phát triển KT-XH.

Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng huyện Mỹ Hào giai đoạn 2012 - 2015

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tốc độ tăng trưởng 16,3 13,4 13,6 18,62 GDP (%) Trong đó - Thương mại – dịch 22 24,1 23 23 vụ

- Công nghiệp, tiểu thủ

15,3 9,4 14 18

công nghiệp - Nông, lâm, ngư

Mỹ Hào là một huyện công nghiệp phát triển nhanh và mạnh nhất của tỉnh Hưng Yên. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có các khu công nghiệp lớn như: Phố Nối A, Phố Nối B (khu công nghiệp dệt may), khu công nghiệp Thăng long II (Mitsutomo Nhật Bản) và một số khu công nghiệp khác như: Minh Đức, Minh Quang…. Sản phẩm công nghiệp của huyện là dệt may, giày da, ô tô, xe máy, công nghiệp thực phẩm... Cơ cấu theo hướng phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ đang là chủ đạo. Nhưng phân hoá kinh tế không đồng đều giữa các địa phương trong huyện đang là vấn đề đặt ra đối với đội ngũ cán bộ, lãnh đạo của huyện và các xã, thị trấn.

- Các chính sách xã hội được thực hiện tốt, đúng chế độ; Toàn huyện có 48 mẹ được truy tặng, phong tặng Mẹ VNAH và 06 gia đình liệt sỹ được tặng Huân chương độc lập. 100% các xã, thị trấn có điểm vui chơi cho trẻ em.

- Giai đoạn 2011-2015 đã tư vấn giới thiệu việc làm cho trên 3.320 lao động và 290 người xuất khẩu lao động. Đào tạo nghề cho 1.626 lao động nông thôn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo, đạt 65%. Tỷ lệ hộ nghèo còn 2%.

- Giáo dục và đào tạo: tiếp tục có bước phát triển, chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn được nâng lên. Tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường Đại học hàng năm đạt trên 35%; Tỷ lệ huy động các cháu lứa tuổi nhà trẻ ra lớp, các cháu 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2; hoàn thành chuyển đổi 13 trường mầm non bán công sang công lập. Toàn huyện đã có 34/43 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia đạt 79,1%.

- Văn hoá - thông tin có nhiều tiến bộ, phong trào xây dựng gia đình, làng, cơ quan, đơn vị văn hóa và xây dựng khu dân cư tiên tiến phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đến nay, 100% làng, phố được công nhận làng, phố văn hóa; gia đình văn hóa đạt 93,2%, cơ quan, đơn vị văn hóa đạt 92,5%; có 66/77 khu dân cư đạt loại tốt; khu dân cư Lỗ Xá - Nhân Hòa được công

nhận tiêu biểu toàn quốc. Toàn huyện có 16/126 di tích được công nhận di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh. Phong trào luyện tập thế dục thế thao phát triển, có 25% dân số thường xuyên luyện tập, 83 câu lạc bộ, nhóm sở thích hoạt động các môn thể thao, 14% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao. Công tác truyền thanh từ huyện đến cơ sở được quan tâm đầu tư, đến nay 13/13 xã, thị trấn có hệ thống Đài truyền thanh, việc tiếp sóng phát thanh được đảm bảo, chất lượng các tin bài được nâng cao. Đã xây dựng và đưa vào hoạt động Trang thông tin điện tử của huyện, bước đầu hoạt động tốt.

- Công tác y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ; 100% trạm xá các xã, thị trấn có bác sỹ làm việc; có 11/13 xã được công nhận đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 14,36%. Tỷ lệ phát triển dân số bình quân: 1,03%.

- Thực hiện tốt công tác quốc phòng, quân sự địa phương. Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, xây dựng vững chắc khu vực phòng thủ huyện; tổ chức diễn tập theo các phương án đạt kết quả. Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, hàng năm hoàn thành 100% chỉ tiêu gọi công dân nhập ngũ, chất lượng tốt.

- Thực hiện có hiệu quả các Chương trình, Đề án đảm bảo an ninh trật tự, Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững, an ninh nông thôn được đảm bảo. Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc được duy trì.

*Những hạn chế, yếu kém trong phát triển kinh tế - xã hội:

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình phát triển kinh tế - xã hội còn bộc lộ những tồn tại, thiếu sót cần được khắc phục, đó là: Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp còn hạn chế, các mô hình kinh tế trang trại hiệu quả chưa cao, sản xuất cây vụ đông đạt thấp. Hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp còn thụ động, hiệu quả thấp. Quản lý nhà nước về đất đai, môi

trường có mặt còn hạn chế, có việc gây bức xúc trong nhân dân. Lao động, việc làm còn nhiều hạn chế, đào tạo nghề, giải quyết việc làm chưa được quan tâm đầy đủ. Công nghiệp phát triển nhanh nhưng đã bộc lộ những bất cập về lao động và môi trường, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp địa phương phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện. Một số hạng mục xây dựng cơ bản, công tác giải phóng mặt bằng một số công trình, dự án tiến độ còn chậm; công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thổ cư chưa đạt kế hoạch.

Quản lý Nhà nước về y tế, giáo dục và đào tạo có mặt còn hạn chế, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia không đạt mục tiêu đề ra; chất lượng khám, chữa bệnh chưa đáp ứng được yêu cầu của nhân dân; hành nghề y dược tư nhân quản lý chưa được chặt chẽ. Thực hiện nếp song văn hoá trong việc cưới, việc tang và lễ hội còn nhiều tồn tại. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm chậm, mất cân bằng giới tính khi sinh còn ở mức cao.

Tình hình an ninh nông thôn vẫn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, tình hình tội phạm hình sự có chiều hướng gia tăng. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tố quốc ở một số địa phương, đơn vị chưa được chú trọng. Tai nạn giao thông tuy giảm nhưng vẫn còn ở mức cao. Công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ ở một vài địa phương chưa được cấp uỷ đảng, chính quyền quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới ở huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 39 - 45)