Đối với tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới ở huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 107 - 112)

- Đề nghị UBND, BCĐ tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng NTM tại các địa phương nhằm nắm bắt thông tin, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc tại địa phương.

- Ngoài Chương trình hỗ trợ xi măng, đề nghị tỉnh quan tâm hỗ trợ phát triển sản xuất, đặc biệt là các Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp như: cơ giới hóa nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp...

- Chương trình cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị, thực hiện lồng ghép các lĩnh vực, các chương trình MTQG gắn với chương trình xây dựng NTM, cụ thể hóa các nhiệm vụ, mục tiêu của từng ngành, từng lĩnh vực gắn với bộ tiêu chí NTM.

- Đổi mới phương pháp tập huấn cho đội ngũ cán bộ các cấp trong thực hiện chương trình; cần lồng ghép việc học tập lý luận đi kèm với nghiên cứu thực tế các mô hình sản xuất, phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh; Công tác tập huấn cần mời giáo viên là những lãnh đạo địa phương tỉnh khác (xã điểm NTM) có nhiều kết quả trong chỉ đạo thực tiễn, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

KẾT LUẬN

Chương trình MTQG về xây dựng NTM là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình công nhiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, xây dựng NTM cũng là cơ sở quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng. Xây dựng nông thôn mới không chỉ là công việc của chính quyền các cấp mà là nhiệm vụ của toàn dân, cần huy động nhân lực, vật lực của toàn xã hội để chung tay xây dựng. Nội dung của luận văn trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và thực trạng quản lý nhà nước trong xây dựng nông thôn mới của huyện Mỹ Hào, luận văn đã chỉ ra được những vấn đề còn tồn tại trong quá trình quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào và đưa ra các giải pháp cụ thể để xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào trong thời gian tiếp theo được tốt hơn. Bên cạnh đó, nội dung của luận văn đã làm rõ được một số kết quả như sau:

Thứ nhất: Luận văn đã xác định được xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta và chủ trương này có đầy đủ cơ sở lý luận cũng như cơ sở thực tiễn để việc tiến hành thực hiện đạt kết quả cao trên phạm vi huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nói riêng và cả nước nói chung

Thứ hai: Luận văn cũng xác định xây dựng nông thôn mới là công việc lâu dài, đòi hỏi sự chung tay vào cuộc của toàn thể xã hội và đóng vai trò quan trọng chính là người nông dân nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Thứ ba: Luận văn đã cho thấy thực trạng về quản lý nhà nước trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Song vẫn còn nhiều hạn chế như: công tác quy hoạch nông thôn còn yếu, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng nhưng còn thiếu và chưa đồng bộ, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ

công chức làm việc ở nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế.… Nguyên nhân của vấn đề này được xác định là do sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa quyết liệt, công tác quản lý huy động nguồn vốn phát triển nông thôn còn chưa được thực hiện tốt, nhận thức của một số cấp ủy chính quyền và một bộ phận nhân dân về vai trò xây dựng nông thôn mới chưa đầy đủ.

Tóm lại, xây dựng nông thôn mới trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã trở thành một yêu cầu bắt buộc và cấp bách phải thực hiện. Chính vì vậy, xây dựng nông thôn mới cần phải được đầu tư, quan tâm nhiều hơn nữa, sát sao hơn nữa dựa trên đặc thù của nông thôn từng địa phương, qua đó để đưa ra được những phương hướng cách thức xây dựng khoa học và có hiệu quả. Để làm được điều này không hề đơn giản, mà nó đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng phát huy sức mạnh tổng hợp từ các nguồn lực chung, các chủ thể của quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới. Nó đòi hỏi sự phối kết hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và quan trọng nhất chính là người nông dân – chủ thể chính của chương trình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2008), Nghị quyết số 26 – NQ/TW

ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội.

2. Báo cáo số: 15 /BC-BCĐ-VPĐP, Kết quả 05 năm thực hiện Chương

trình xây dựng nông thôn mới; Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm giai đoạn 2016 – 2020, ngày 26 tháng 4 năm 2016.

3. Bích Nguyễn Văn Bích (2007), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới quá khứ và hiện tại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Bộ nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2000). Một số văn bản phát luật

hiện hành về phát triển nông nghiệp, nông thôn. NXB lao động – xã hội.

5. Trần Ngọc Bút (2002), Chính sách nông nghiệp nông thôn Việt Nam nửa

cuối thế kỷ XX và một số định hướng đến năm 2010, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Chương trình số: 05 /CTr – UBND, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây

dựng NTM huyện Mỹ Hào giai đoạn 2016 – 2020, ngày 26 tháng 4 năm 2016.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

8. Phan Đại Doãn (1996), Quản lý xã hội nông thôn nước ta hiện nay - một

số vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Cát Chí Hoa (2008), Từ nông thôn mới đến đất nước mới, NXB Giang Tô

10. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Chính trị học (2004),

11. Hội đồng chỉ đạo xuất bản sách xã, phường, thị trấn, Điểm sáng xây dựng nông thôn mới, tập I, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc.

12. Vũ Trọng Khải (chủ biên) (2004), Phát triển nông thôn Việt Nam từ làng

xã truyền thống đến văn minh thời đại, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Lê Thị Nghệ (2002). Tổng quan lý luận và thực tiễn về mô hình phát

triển nông thôn cấp xã.

14. Nghị quyết số: 01 – NQ/HU, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện

Mỹ Hào lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2015 – 2020, ngày 4 tháng 8 năm 2015.

15. Vũ Văn Ninh (2014), “Nhìn lại hơn 3 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: kết quả và một số bài học kinh nghiệm”,

Tạp chí Cộng sản, (số 94), tr.8-14.

16. Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thông (2001), Cộng đồng làng xã Việt Nam

hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đặng Kim Sơn - Hoàng Thu Hoà (2002). Một số vấn đề về phát triển

nông nghiệp và nông thôn. NXB thống kê.

18. Đặng Kim Sơn (2008). Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm

nay và mai sau. NXB Chính trị quốc gia.

19. Lê Đình Thắng (2000). Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn

sau Nghị quyết 10 của Bộ chính trị. NXB Chính trị quốc gia.

20. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 342/QĐ - TTg của Thủ

tướng Chính phủ : Sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Hà Nội.

21. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1600/QĐ - TTg của Thủ

tướng Chính phủ: Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, Hà Nội.

Các webside: 22. http://www2.thanhnien.com.vn/Kinhte/2007/5/29/194667.tno) 23. http://vietnamnet.vn/chinhtri/2007/05/698081/ 24. http://www.nld.com.vn/tintuc/kinh-te/144343.asp 25. http://www.baothuongmai.com.vn/article.aspx?article_id=36578). 26. http://www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id =30701&cn_id=336340

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới ở huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)