Giải pháp về phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới ở huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 100 - 103)

Huyện Mỹ Hào có nhiều thế mạnh về vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, con người, kinh nghiệm truyền thống… để có thể phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân thông qua việc phát triển nền nông nghiệp hàng hóa theo hướng đa canh, tăng năng suất và chất lượng cây trồng vật nuôi đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, thời gian qua, nền nông

nghiệp Mỹ Hào chưa thực sự phát huy được thế mạnh đó. Vì vậy, để thực hiện được giải pháp này, huyện Mỹ Hào cần phải giải quyết theo hướng sau: - Khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp và các ngành kinh tế nông thôn khác như chế biến, tiểu thủ công nghiệp…, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, thu mua nông sản của nông dân, tạo sự gắn kết chặt chẽ trong sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất tập trung, giá trị cao, góp phần đẩy mạnh sản xuất, nâng cao hiệu quả nông nghiệp, cải thiện đời sống nhân dân.

- Đối với sản xuất lương thực: Cùng với cả nước, Mỹ Hào cần thực hiện phát triển nền nông nghiệp sinh thái, toàn diện và bền vững, tăng về khối lượng lương thực và các loại nông sản hàng hóa khác, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và phục vụ cho sản xuất các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề trong huyện như làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, làng nghề sản xuất tương Bần…Biện pháp phát triển diện tích gieo trồng có thể thực hiện thống qua tăng vụ, cải tạo các diện tích hoang hóa. Điều chỉnh lại cơ cấu đất đai cho các loại cây trồng, giảm tỷ trọng ruộng đất trồng cây lúa gắn với chính sách đảm bảo an ninh lương thực, tăng tỷ trọng các diện tích đất canh tác các laoij cây trồng có giá trị cao trên đơn vị diện tích như trồng đào, trồng hoa…; xây dựng và tiếp tục hoàn thiện các vùng chuyên canh trồng lúa đặc sản ở các xã như chuyên canh lúa nếp thơm tại các xã Xuân Dục, Hưng Long, Dương Quang, Phan Đình Phùng; vùng chuyên canh trồng nhãn và chuối tiêu hồng tại các xã Hòa Phong, Minh Đức, Ngọc Lâm… đảm bảo hiệu quả kinh tế cao phục vụ cho thị trường Hà Nội và xuất khẩu. Trong thời gian vừa qua, việc phát triển lúa đặc sản còn mang tính tự phát và hạn chế ở từng khu vực nhỏ về cả diện tích và giá cả đã gây ra nhiều bất lợi cho người sản xuất và người tiêu thụ. Do đó, chính quyền huyện cần phối hợp với chính quyền các xã phải nhanh chóng xúc tiến quy hoạch và xây dựng chiến lược

tổng thể lâu dài về phát triển lúa đặc sản và lúa chất lượng cao thông qua việc thực hiện các dự án phát triển cây trồng để tăng khối lượng và giá trị nông sản hàng hóa. Việc lập quy hoạch phát triển phải bao quát được toàn bộ các vấn đề liên quan và gắn kết chặt chẽ các khâu, từ sản xuất tới chế biến và tiêu thụ nông sản. Đồng thời tập trung nghiên cứu và phát triển công nghệ bảo quản, chế biến, vận chyển mang tính chất sản xuất hàng hóa.

- Về sản xuất rau quả và hoa các loại: Đây là một trong những lợi thế của huyện. Các mặt hàng về rau xanh, hoa các loại cần tiếp tục được phát triển tại các vùng chuyên canh như: Bần Yên Nhân, Nhân Hòa, Dị Sử…, đặc biệt coi trọng sản xuất các loại hoa và đào, quất, rau mùa đông; ứng dụng công nghệ ssanr xuất rau sạch, bảo quản hoa tươi để phục vụ nhu cầu trong huyện và cung cấp cho thị trường Hà Nội.

- Về chăn nuôi: Trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi ở trong nước ngày càng tăng, đồng thời nhu cầu xuất khẩu cũng rất lớn. Trong khi đó, nông thôn Mỹ Hào là nơi rất có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm lấy thịt, lấy trứng… Vì vậy, trong thời gian tới phải đẩy mạnh phát triểnđàn gia súc, gia cầm; nhất là tăng về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong huyện và cung cấp cho thị trường Hà Nội, tạo việc làm, nâng cao đời sống dân cư nông thôn trong huyện.

Chính quyền huyện và các xã cần đầu tư vốn, hỗ trợ kỹ thuật, hình thành và phát triển các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, loại bỏ dần kiểu sản xuất nhỏ lẻ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Cần hướng các nguồn lực vào các dự án chăn nuôi như: dự án chăn nuôi lợn hướng nạc, gà lấy thịt, lấy trứng… đáp ứng nhu cầu trong huyện và cung cấp cho thị trường Hà Nội và các địa phương lân cận. Đổi mới, nâng cao chế biến thức ăn, lai tạo giống hoặc nhập các loại giống mới có chất lượng cao, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ thú y, bảo hiểm vật nuôi… đầu tư cho cải tiến, nâng cấp hệ thống chăn

nuôi; thực hiện chăn nuôi theo lối thâm canh, xóa bỏ chăn nuôi theo lối quảng canh, tận dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới ở huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 100 - 103)