Vấn đề phát huy vai trò của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới ở huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 88)

Trong tổng thể chương trình xây dựng nông thôn mới hiện nay, nhân dân giữ vị trí là “chủ thể”, đây là sự khẳng định đúng đắn, cần thiết, nhằm phát huy nhân tố con người, khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của người dân vào công cuộc xây dựng nông thôn cả về kinh tế, văn hóa và xã hội đồng thời bảo đảm những quyền lợi chính đáng của họ. Phát huy vai trò của người dân là thực hiện đồng bộ, có hệ thống các biện pháp về kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, y tế, môi trường… nhằm khơi dậy, sử dụng, phát triển trên tất cả các yếu tố cấu thành: số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên thực tế tại nhiều xã lại cho thấy nhận thức của cấp uỷ, chính quyền và người dân vẫn còn nhiều hạn chế. Không ít địa phương coi Chương trình xây dựng nông thôn mới là cơ hội để có được nguồn đầu tư từ nhà nước để xây dựng kết cấu hạ tầng, mà coi nhẹ vai trò chủ thể là người dân. Từ đó, chỉ quan tâm đến việc quy hoạch, đề án xây dựng kết cấu hạ tầng như điện, đường, trường, trạm… nhưng tính khả thi và hiệu quả thực tế lại thấp.

Cũng có không ít người dân chưa nhận thức được họ là “chủ thể” của Chương trình này. Họ cho rằng, đây là Chương trình đầu tư của Nhà nước cho địa phương mình, là việc của cấp trên, chứ không phải là việc của mình nên không tham gia bàn bạc, ngại giám sát, kém tích cực trong việc thực hiện. Họ cũng chưa hiểu rõ rằng cùng với việc tham gia đóng góp sức lao động, tiền của, ý kiến vào các hoạt động xây dựng Chương trình là việc tự đầu tư để góp phần nâng cao thu nhập trong các hoạt động kinh tế, giữ gìn nếp sống văn hóa, chỉnh trang ngõ xóm, giữ vững an ninh trật tự,… góp phần nâng cao chất lượng đời sống của chính họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới ở huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)