Những hạn chế trong công tác xử lý kỷ luật công chức hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý kỷ luật công chức trong cơ quan nhà nước từ thực tiễn tỉnh ninh thuận (Trang 66 - 84)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2.Những hạn chế trong công tác xử lý kỷ luật công chức hành chính

chính trong cơ quan hành chính nhà nước tại tỉnh Ninh Thuận giai đoạn từ 2010 đến 2016

Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc XLKL CC hành chính trong các cơ quan hành chính nhà nước tại tỉnh Ninh Thuận trong thời gian qua cũng còn không ít những khó khăn, hạn chế, sai sót cần được xem xét, phân tích làm rõ để có hướng sửa chữa, khắc phục trong thời gian tới như sau:

Thứ nhất, hiện nay, tình hình vi phạm kỷ luật của đội ngũ CC trong các

cơ quan hành chính nhà nước tại tỉnh Ninh Thuận vẫn còn xảy ra với những mức độ, tính chất ngày càng phức tạp, việc chấp hành kỷ luật của một bộ phận CC chưa nghiêm túc, kỷ luật, kỷ cương ở một số nơi vẫn còn lỏng lẽo, chưa được nề nếp.

Thứ hai, nhận thức về hoạt động công vụ của đội ngũ CC và cơ chế quản lý CC chưa đổi mới kịp thời với những thay đổi về nhiệm vụ của Nhà nước trong cải cách nền hành chính Quốc gia và trong thực thi công vụ. Tư duy về các hoạt động công vụ của một bộ phận CC vẫn mang dấu ấn của thời kỳ kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp. Trong nhiều lĩnh vực, hoạt động công vụ của CC còn tình trạng vi phạm về chất lượng, đạo đức và kỷ luật, kỷ cương hành chính. Việc đánh giá, phân loại CC chưa bảo đảm khoa học, khách quan dẫn đến việc tuyển dụng, bố trí, quy hoạch, đánh giá và đào tạo, bồi dưỡng CC chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra, ảnh hưởng đến việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CC.

Thứ ba, thực trạng tổ chức tuyển dụng, sử dụng và quản lý CC còn chậm đổi mới, chưa phù hợp với điều kiện trong tình hình mới; chưa phát huy được tài năng , sức sáng tạo của CC. Hoạt động công vụ của một bộ phận CC hiện nay chưa được quản lý và kiểm soát chặt chẽ, thống nhất; các sai phạm và hành vi tiêu cực về tác phong, lề lối làm việc của CC đã và đang làm giảm

sức sáng tạo, chất lượng trong hoạt động công vụ trong các cơ quan hành chính nhà nước. Các biểu hiện về thiếu tinh thần trách nhiệm , yếu kém về năng lực và trình độ nghề nghiệp, phiền hà, sách nhiễu người dân vẫn tồn tại trong một bộ phận CC, làm ảnh hưởng đến lòng tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước.

Thứ tư, một bộ phận CC còn tình trạng sa sút về phẩm chất đạo đức,

tinh thần trách nhiệm kém, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, hách dịch, sách nhiễu nhân dân, tư tưởng cục bộ, bè phái, ý thức kỷ luật ở nhiều nơi còn buông lỏng để xảy ra tình trạng CC đi muộn, về sớm, một số trường hợp còn đánh bạc, rượu chè, thiếu ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ, “vô cảm” trước những yêu cầu bức xúc chính đáng của nhân dân và xã hội.

Thứ năm, hệ thống pháp luật về XLKL CC tuy đã có bước hoàn thiện

những vẫn còn phức tạp, nằm rãi rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, một số quy định còn chung chung, nhất là quy định về trách nhiệm kỷ luật đối với CC trên nhiều lĩnh vực chưa được cụ thể, rõ ràng, trong nhiều trường hợp khó quy trách nhiệm cá nhân đối với những khuyết điểm, sai phạm của cơ quan, đơn vị. Một số trường hợp còn gặp khó khăn về việc áp dụng thời hiệu XLKL CC. Các hình thức XLKL CC còn ở mức độ nhẹ nên chưa có tính răn đe cao.

Thứ sáu, thực tế cho thấy, hành vi vi phạm của CC rất tinh vi, có sự liên

kết giữa các đối tượng với nhau, nhất là người lãnh đạo. Khi phát hiện một đối tượng vi phạm thường kéo theo nhiều đối tượng có liên quan có hành vi che dấu, móc nối trong quá trình vi phạm nên việc phát hiện hành vi vi phạm gặp rất nhiều khó khăn.

Thứ bảy, chất lượng của một bộ phận CC hiện nay vẫn chưa đáp ứng

được yêu cầu của nhân dân và nhiệm vụ trong tình hình mới. Mặc dù công tác đào tạo, bồi dưỡng được chú trọng, số lượng CC qua các khoá đào tạo, bồi

dưỡng khá lớn, nhưng nhìn chung chất lượng, nhất là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế. Bằng cấp, chứng chỉ tăng, nhưng chất lượng thật sự đang là vấn đề đáng lo ngại.

Thứ tám, một bộ phận CC còn thiếu trách nhiệm, chưa thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, thiếu kiểm tra, đôn đốc để xảy ra tham nhũng, lãng phí. Ở một số nơi, tình hình vi phạm kỷ luật của CC vẫn còn xảy ra và với mức độ, tính chất vi phạm ngày càng phức tạp, tinh vi. Một số CC không chịu tu dưỡng, rèn luyện. Vì vậy, việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật ở một số cơ quan hành chính nhà nước còn chưa nghiêm túc.

Thứ chín, việc XLKL CC hành chính trong các cơ quan hành chính nhà

nước tại tỉnh Ninh Thuận trong thời gian qua đối với một số trường hợp chưa thực hiện đúng quy định pháp luật. Cụ thể như sau:

Một là, chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật về nguyên tắc

XLKL nghiêm minh, đúng pháp luật đối với công chức vi phạm. Ví dụ một số

trường hợp cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Năm 2011 tổ chức đảng có thẩm quyền thuộc Tỉnh ủy

Ninh Thuận tiến hành kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm theo thẩm quyền, kết luận ông C, Giám đốc Trung tâm T (đơn vị sự nghiệp công lập), thuộc Sở K thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện các dự án dẫn đến một số dự án chậm tiến độ, không phát huy hiệu quả; cố ý làm trái nguyên tắc tài chính trong việc quản lý, sử dụng nguồn vốn các dự án của đơn vị vì vụ lợi cá nhân và tập thể, vi phạm nghiêm trọng Luật Kế toán và Luật PCTN gây thất thoát ngân sách nhà nước 312.725.200 đồng. Các cấp có thẩm quyền XLKL cách chức về Đảng và hành chính đối với ông C.

Theo qui định tại khoản 4, Điều 3 Luật PCTN thì: một trong những hành vi tham nhũng là: “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành

Giám đốc Trung tâm T cố ý làm trái nguyên tắc tài chính trong việc quản lý, sử dụng nguồn vốn các dự án của đơn vị vì vụ lợi được xác định là hành vi tham nhũng.

Theo quy định tại khoản 7, Điều 10 Nghị định 157 thì một trong những trường hợp phải xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu là: “Để cấp phó và

cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý tham nhũng, lãng phí”. Tuy

nhiên, các cấp có thẩm quyền không xem xét xử lý trách nhiệm đối với Giám đốc Sở K là chưa đúng quy định về nguyên tắc nghiêm minh, đúng pháp luật trong XLKL CC.

Trường hợp 2: Qua công tác quản lý theo dõi cán bộ, ngày 20/03/2016,

Sở N có công văn chỉ đạo Chi cục P thuộc Sở N kiểm điểm ông H - Chi cục trưởng Chi cục P vì đã ký quyết định cử CC thuộc Chi cục P đi học lớp cao cấp lý luận chính trị tại Thành phố Hồ Chí Minh mà không thông qua đơn vị chủ quản là Sở N và không hoàn thành việc xây dựng một kế hoạch do Giám đốc Sở N giao sau 3 lần đôn đốc, nhắc nhở. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày 30/3/2016 Chi cục P tiến hành họp kiểm điểm ông H và kết quả biểu quyết nhất trí 8/8 đề nghị không kỷ luật.

Ngày 18/4/2017 Giám đốc Sở N ban hành quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật do Phó Giám đốc Sở N làm Chủ tịch hối đồng để xem xét tư vấn XLKL đối với ông H theo quy định tại Nghị định 34. Tuy nhiên, Hội đồng kỷ luật không họp để xem xét tư vấn XLKL đối với ông H. Đồng thời, qua xem xét về thời gian nghỉ hưu của ông H là vào ngày 01/11/2016, nên Giám đốc Sở N không tiếp tục yêu cầu xem xét XLKL đối với ông H. Sau đó Giám đốc Sở N có văn bản đề nghị và được UBND tỉnh quyết định cho ông H nghỉ hưu vào ngày 01/11/2016 mag không XLKL ông H theo quy định.

Việc Giám đốc Sở N không XLKL đối với ông H trong khi đã xác định ông H đã có hành vi vi phạm là không thực hiện đúng pháp luật quy định về nguyên tắc XLKL nghiêm minh, đúng pháp luật đối với CC vi phạm.

Trường hợp 3: Qua công tác kiểm tra của Đảng, ngày 22/9/2016 Ban

Thường vụ huyện ủy P quyết định thi hành kỷ luật về Đảng bằng hình thức cách chức bí thư chi bộ đối với ông L, Bí thư chi bộ, Trưởng phòng V, huyện P do vi phạm về nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, không tổ chức sinh hoạt chi bộ 5 tháng liên tục; đồng thời ngày 10/10/2016 Ban Thường vụ huyện ủy P có văn bản chỉ đạo UBND huyện P XLKL về chính quyền đối với ông L theo quy định của pháp luật.

Ngày 10/11/2016 UBND huyện P có văn bản trả lời Ban Thường vụ huyện ủy P: sau khi nghiên cứu Nghị định 34 thì các điều khoản áp dụng đối với hành vi vi phạm “nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng” không có quy định cụ thể, rõ ràng. Do đó UBND huyện chưa thể tổ chức xem xét XLKL về chính quyền đối với ông L.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 4, Điều 8 Luật CBCC quy định về

Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân” phải:

Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và

Pháp luật của Nhà nước”; đồng thời tại khoản 1, Điều 79 Luật CBCC quy

định: “Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây: a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Hạ

bậc lương; d) Giáng chức; đ) Cách chức; e) Buộc thôi việc”. Hướng dẫn thực

hiện Luật CBCC về XLKL đối với CC, tại khoản 3, Điều 3 Nghị định 34 quy định về các hành vi CC bị xử XLKL: “Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên

quan đến công chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Căn cứ các điều khoản quy định nêu trên cho thấy, việc UBND huyện P viện dẫn Nghị định 34 về các điều khoản áp dụng đối với hành vi vi phạm “nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng” không có quy định cụ thể, rõ ràng để không XLKL ông L là chưa thực hiện đúng pháp luật quy định về nguyên tắc XLKL nghiêm minh, đúng pháp luật đối với CC vi phạm.

Hai là, chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật về áp dụng hình

thức kỷ luật. Ví dụ một số trường hợp cụ thể sau:

Trường hợp 1: Năm 2013, qua điều tra, truy tố xét xử, Toà án kết án bà

A, kế toán đơn vị T, trực thuộc Sở Y phạm tội tham ô tài sản với số tiền 1.304.871.665 đồng của Bệnh viện, xử phạt 16 năm tù. Đồng thời xác định ông P, Giám đốc đơn vị T có hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nhưng không vì mục đích vụ lợi, kịp thời phát hiện trình báo và giúp cho cơ quan chức năng làm rõ vụ án nên không xử lý hình sự.

Trên cơ sở Bản án của Tòa án, Giám đốc Sở Y đã chủ trì cuộc họp đơn vị T để kiểm điểm XLKL ông P theo quy định tại khoản 2, Điều 16 Nghị định 107, kiến nghị XLKL ông P bằng hình thức khiển trách. Qua xem xét kết quả kiểm điểm và tư vấn của Hội đồng kỷ luật, Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định lý xử kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông P theo thẩm quyền (theo quy định phân cấp quản lý CB, CC tại Tỉnh Ninh Thuân).

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 107 thì: “Hình thức cách chức được áp dụng trong trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng đặc biệt nghiêm

trọng…”; đồng thời tại điểm d, khoản 2, Điều 3 Nghị định 107 quy định:

Tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng là vụ, việc mà trong đó người có hành vi

bị phạt tù 16 năm được xác định là tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng. Căn cứ theo quy định trên thì lẽ ra phải XLKL ông P bằng hình thức cách chức.

Tuy nhiên, tại điểm b, khoản 3, Điều 11 Nghị định 107 cũng quy định

Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để

xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách

được giảm nhẹ một mức kỷ luật nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

báo cáo kịp thời với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi tham nhũng”.

Theo Bản án của Toà án xác định ông P “kịp thời phát hiện trình báo và giúp cho cơ quan chức năng làm rõ vụ án nên không xử lý hình sự”; do đó theo quy định trên thì ông P được giảm nhẹ một mức kỷ luật từ cách chức xuống còn cảnh cáo (vì theo Nghị định 107 nêu trên quy định có 3 hình thức kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo, cách chức). Do đó việc áp dụng hình thức khiển trách để XLKL ông P là không đúng quy định pháp luật về áp dụng hình thức kỷ luật trong việc XLKL CC. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trường hợp 2: Ngày 09/6/2016, qua kết quả công tác kiểm tra, tổ chức

đảng có thẩm quyền thuộc Thành phố R có thông báo kết luận và đề nghị xem xét, XLKL vi phạm đối với ông Q, CC Tư pháp - Hộ tịch, thuộc UBND Phường M, Thành phố R. Sau khi thực hiện các quy trình XLKL theo quy định tại Nghị định 112, ngày 18/7/2016 UBND thành phố R ban hành quyết định kỷ luật ông Q bằng hình thức buộc thôi việc, với lý do: Là CC Tư pháp – Hộ tịch của phường, ông Q hiểu rõ về quy trình xin phép xây dựng, sửa chữa nhà ở, biết rõ việc xây dựng nhà ở, công trình trên đất nông nghiệp là vi phạm pháp luật về đất đai, xây dựng, nhưng vẫn cố tình gửi đơn xin sửa chữa nhà ở đến UBND phường M, nơi không có thẩm quyền giải quyết, dẫn đến Phó Chủ tịch phường xác nhận đơn xin sửa chữa nhà ở không đúng thẩm quyền, sai quy định và bị XLKL.

Qua xem xét lý do XLKL nêu trên cho thấy, ông Q có 02 hành vi vi phạm: một là hành vi xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp đã hết thời hiệu xử lý vi phạm hành chính (vì trong quyết định không ghi nội dung xử lý hành vi xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp); hai là hành vi cố tình gửi đơn xin sửa chữa nhà ở đến nơi không có thẩm quyền.

Về hậu quả được xác định trong quyết định là dẫn đến Phó Chủ tịch phường xác nhận không đúng thẩm quyền là chưa chính xác, vì trách nhiệm thuộc Phó Chủ tịch phường.

Căn cứ hành vi vi phạm nêu trên của ông Q mà XLKL với hình thức buộc thôi việc là chưa thỏa đáng, vì không thuộc một trong các hành vi áp dụng hình thức buộc thôi việc quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, Điều 14 Nghị định 34. Đồng thời, qua đối chiếu quy định pháp luật cho thấy, với hành vi trên ông Q đã vi phạm khoản 4, Điều 8 Luật CBCC quy định về nghĩa vụ của CC phải “Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước”; nhưng nếu áp dụng khoản 5 Điều 39 Nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý kỷ luật công chức trong cơ quan nhà nước từ thực tiễn tỉnh ninh thuận (Trang 66 - 84)