Hoàn thiện pháp luật về nguyên tắc xử lý kỷ luật công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý kỷ luật công chức trong cơ quan nhà nước từ thực tiễn tỉnh ninh thuận (Trang 88 - 90)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về nguyên tắc xử lý kỷ luật công chức

Nguyên tắc XLKL CC là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng xuyên suốt cho toàn bộ quá trình XLKL CC, chính vì vậy, pháp luật cần phải quy

định về vấn đề này một cách ngắn gọn, xúc tích, chính xác, khoa học và hợp lý thể hiện tính nhất quán. Pháp luật cần sửa đổi một số vấn đề về nguyên tắc XLKL CC như sau:

Thứ nhất, quy định về các nguyên tắc XLKL tại Điều 2 Nghị định 34

nói chung là hợp lý, tuy nhiên, quy định tại khoản 5 cần phải xem xét lại. Khoản 5, Điều 2 Nghị định 34 quy định “Thời gian chưa xem xét XLKL đối với CC trong các trường hợp quy định tại Điều 4 Nghị định này không tính vào thời hạn XLKL”. Đây là quy định không mang tính tư tưởng chỉ đạo mà chỉ đơn thuần là quy định về ngoại lệ của cách tính thời hạn XLKL. Do đó, xét thấy sẽ hợp lý hơn nếu quy định tại khoản 5, Điều 2 Nghị định 34 không nằm trong quy định về nguyên tắc XLKL mà nằm trong Điều 80 Luật CBCC và Điều 7 Nghị định 34 về thời hạn XLKL CC.

Thứ hai, về nguyên tắc tăng nặng trách nhiệm được quy định tại khoản

2, Điều 2 Nghị định 34 vẫn còn có điểm chưa thật sự hợp lý và công bằng. Ví dụ: Trường hợp CC A (là CC giữ chức vụ lãnh đạo) thực hiện 3 hành vi vi phạm cùng một lúc, hành vi thứ nhất là tự ý nghỉ việc 4 ngày trong một tháng, hành vi thứ hai là cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện, hành vi thứ ba là lợi dụng vị trí công tác, cố ý làm trái pháp luật với mục đích vụ lợi. Cơ quan quản lý CC A phát hiện được hành vi thứ nhất và hành vi thứ ba của A và tiến hành XLKL. Hành vi thứ nhất của A bị XLKL khiển trách, hành vi thứ ba bị XLKL hạ bậc lương, áp dụng nguyên tắc tăng nặng trách nhiệm tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 34 CC A bị kỷ luật hình thức giáng chức. Sau đó 1 tháng, hành vi thứ hai của CC A cũng bị phát hiện và vẫn còn trong thời hiệu XLKL nên cơ quan quản lý CC A cũng tiến hành XLKL, hành vi thứ hai của CC A bị XLKL cảnh cáo. Áp dụng nguyên tắc tăng nặng tại khoản 2, Điều 2 Nghị định 34 vì CC A đang chịu hình thức kỷ

luật giáng chức là nặng nhất nên chịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mức là hình thức kỷ luật cách chức.

Nếu cả 3 hành vi của CC bị phát hiện cùng một lúc thì khi này cơ quan quản lý CC A cũng tiến hành XLKL và áp dụng nguyên tắc tăng nặng thì CC A sẽ chịu hình thức kỷ luật giáng chức.

Như vậy, qua ví dụ trên thì quy định về nguyên tắc tăng nặng trách nhiệm là chưa chặt chẽ, hợp lý, cần quy định thêm những ngoại lệ của nguyên tắc tăng nặng trách nhiệm kỷ luật để đảm bảo công bằng khi xem xét kỷ luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý kỷ luật công chức trong cơ quan nhà nước từ thực tiễn tỉnh ninh thuận (Trang 88 - 90)