Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền xử lý kỷ luật công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý kỷ luật công chức trong cơ quan nhà nước từ thực tiễn tỉnh ninh thuận (Trang 97)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền xử lý kỷ luật công chức

Tại khoản 3, Điều 15 Nghị định 34 quy định: “Đối với CC biệt phái, người đứng đầu cơ quan nơi CC được cử đến biệt phái tiến hành XLKL, quyết định hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ, quyết định kỷ luật về cơ quan quản lý CC biệt phái”. Nghị định 27 quy định về XLKL viên chức có quy định vấn đề tương tự tại khoản 3, Điều 14 như sau: “Đối với viên chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức được cử đến biệt phái tiến hành xem xét XLKL, đề nghị hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ XLKL về đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái để ra quyết định kỷ luật theo thẩm quyền.” Xét thấy quy định tại khoản 3, Điều 14 Nghị định 27 là hợp lý hơn cả. Bản chất của việc biệt phái là việc CC của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ, đây là công việc mang tính tạm thời. Chính vì vậy, CC được cử biệt phái vẫn thuộc sự quản lý của cơ quan cử biệt phái và chính cơ quan này mới là cơ quan có thẩm quyền kỷ luật CC. Còn cơ quan nơi CC được cử biệt phái đến không phải là cơ quan quản lý CC mà là cơ quan nơi CC thực hiện nhiệm vụ, do vậy, sẽ hợp lý hơn nếu cơ quan này tiến hành xem xét kỷ luật, đề nghị hình thức kỷ luật còn việc quyết định hình thức kỷ luật là do cơ quan quản lý CC quyết định.

Do đó khoản 3 Điều 15 Nghị định 34 cần sửa đổi theo hướng “Đối với CC biệt phái, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức được cử đến biệt phái tiến hành xem xét XLKL, đề nghị hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ XLKL về cơ quan quản lý CC biệt phái”. Quy định như vậy sẽ hợp tình, hợp lý hơn, đảm bảo sự quản lý CC chặt chẽ hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý kỷ luật công chức trong cơ quan nhà nước từ thực tiễn tỉnh ninh thuận (Trang 97)