1.4.1. Bảo đảm về chính trị
Cải cách tư pháp mà trọng tâm là đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống TAND nói chung và TAND cấp huyện nói riêng phải trên cơ sở thực hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước.
Thứ nhất, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì
nhiều năm nay. Từ góc độ tổ chức và hoạt động của TAND, Nhà nước pháp quyền XHCN mang những đặcđiểm chính sau đây:
Một là, bảo đảm dân chủ XHCN; tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp phải nhằm mục đích bảo vệ công lý, bảo đảm quyền con người theo quy định của pháp luật.
Hoạt động tư pháp là hoạt động giải quyết các tranh chấp trong xã hội, xử lý các vi phạm pháp luật. Hoạt động đó liên quan trực tiếp đến các quyền và lợi ích của con người, của công dân. Vì vậy, trong hoạt động Tư pháp, vi phạm quyền con người, quyền công dân và lợi ích chính đáng có nguy cơ xảy ra rất cao. Do đó, tổ chức và hoạt động tư pháp, nhất là của Tòa án một mặt phải hiệu quả, bảo vệ quyền con người, lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; nhưng trước hết, Tòa án phải là biểu tượng của Công lý, là nơi công dân gửi gắm niềm tin rằng bất kỳ vi phạm pháp luật nào cũng bị xử lý nghiêm minh; bất kỳ quyền hoặc lợi ích hợp pháp nào của con người, của công dân bị xâm phạm đều được bảo vệ theo đúng pháp luật. Do vậy, mỗi khi con người có tranh chấp và khởi kiện đến toà án thì toà án không được từ chối giải quyết vì bất cứ một lý do gì.
Hai là, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Quyền lực nhà nước (cũng là quyền lực của nhân dân) là thống nhất, không thể phân chia. Tuy nhiên, việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp phải được phân công rõ ràng theo chức năng cơ bản của mỗi loại cơ quan: Quyền lập pháp phải do cơ quan lập pháp - Quốc hội - thực hiện; quyền hành pháp phải do cơ quan hành pháp - Chính phủ - thực hiện; quyền tư pháp phải do cơ quan tư pháp - Toà án - thực hiện. Ví dụ, không thể
để tình trạng giao cho cơ quan hành pháp thẩm quyền xét xử, giải quyết tranh chấp,xử lý vi phạm pháp luật(thuộcchức năngtư pháp) và ngược lại
Bởi vì điều đó trái với nguyên tắc phân công thực hiện quyền lực của Nhà nước pháp quyền, dẫn đến tình trạng chồng chéo nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan và vì vậy làm giảm hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước.
Khi đã có sự phân công thực hiện quyền lực nhà nước thì không thể thiếu sự giám sát, kiểm soát việc thực hiện quyền lực giữa các cơ quan để tránh lạm quyền. Đây là điểm mới rất quan trọng trong quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta. Do đó, việc xây dựng các cơ chế ( giám sát ngoài hệ thống, giám sát trong từng hệ thống; giám sát Nhà nước và giám sát xã hội…)đểhoạt động giám sát phù hợp vớitừng loạicơ quan, tránh chồng chéo, trùng lắp, bảo đảm khách quan, hiệu quả là rất cần thiết. Đối với TAND, do xuất phát từ chức năng (xét xử, áp dụng pháp luật để xử lý các vi phạm, tranh chấp pháp luật), tổ chức (theo cấp xét xử, không theo đơn vị hành chính) và các nguyên tắchoạt động cơ bản (như nguyên tắc xét xử độclập và chỉ tuân theo pháp luật; nguyên tắc hai cấp xét xử; nguyên tắc Tòa án cấp trên giám đốc hoạt động xét xử Tòa án cấp dưới)… đòi hỏi cơ chế kiểm soát, giám sát phải có tính đặc thù, tránh trường hợp "Vừa đá bóng, vừa thổi còi", ảnh hưởng đến tính đúng đắn, khách quan của hoạt động tư pháp; đảm bảo thực hiện nguyên tắcđộc lập xét xử của Tòa án.
Thứ hai, việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp ở nước ta nhằm mục đích xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, hiệu quả, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người.
Làm rõ quyền tư pháp và từ đó xác định cơ quan có chứcnăngthực hiện quyền tư pháp là rất quan trọng.Quyền tư pháp là quyền xét xử, tứcquyền áp dụng pháp luật để ra phán quyết về các vi phạm pháp luật và các tranh chấp xảy ra trong xã hội. Tòa án là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp, là cơ
quan xét xử duy nhấtcủa Nhà nước. Vì vậy,xử lý các vi phạm pháp luật bằng chế tài Nhà nước, giải quyết các tranh chấp bằng quyền lực Nhà nước đều phải thuộc thẩm quyền của Tòa án. Các cơ quan nhà nước khác tham gia vào việc xử lý, giải quyết đó không phải là cơ quan tư pháp, không có chức năng thực hiện quyền tư pháp mà các cơ quan này chỉ thực hiện các hoạt động tư pháp. Từđó, mở rộng thẩm quyền của TAND cấphuyện trong xét xử các loại vụ án, giao cho Tòa án bảođảm áp dụng thốngnhất pháp luật là xu thếtất yếu của Nhà nước pháp quyền. Điều đó thể hiện vị trí trung tâm của Tòa án trong hệ thống tư pháp, khẳng định vị trí trọng tâm của hoạt động xét xử trong các hoạtđộng tư pháp.
1.4.2. Bảo đảm về pháp lý
Một trong những điều kiện để tổ chức và hoạt động của TAND cấp huyện đạt được hiệu quả cao là các điều kiện đảm bảo về mặt pháp lý. Điều này đã được thể chế hóa tại Hiến pháp; Luật tổ chức TAND và các quy định khác có liên quan. Tại Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “TAND là cơ quan xét xử của Nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”.
Sau khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực thi hành, ngày 12/3/2014, Bộ Chính trị có Kết luận số 92 - KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49 - NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lượccải cách tư pháp đến năm 2020. Kết luận yêu cầu: “Tiếp tục thực hiện chủ trương tổ chức TAND, VKSND theo cấp xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính. TAND được tổ chức 4 cấp như Kết luận số 79 - KL/TW, ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị. Đối với TAND cấp sơ thẩm và VKSND tương ứng, cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng 2 phương án (Phương án 1, tổ chức theo khu vực như Kết luận số 70 - KL/TW; phương án 2, tổ chức TAND sơ thẩm đặt tại các đơn vị hành chính cấp huyện)” đồng thời yêu cầu tiếp tục
nghiên cứu, xác định rõ nội hàm quyền tư pháp, xây dựng cơ chế kiểm soát chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc thực hiện các hoạt động tư pháp. Như vậy, việc cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về quyền tư pháp, đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND, đã được đặt lên hàng đầu trong công tác cải cách tư pháp hiện nay.
1.4.3. Bảo đảm về con người
Công tác tổ chức cán bộ của các Tòa án được tập trung vào việc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khóa XII về việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Hoàn thiện các quy định, quy chế về công tác tổ chức, cán bộ của hệ thống Tòa án làm cơ sở cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ, Thẩm phán cấp huyện có đủ phẩm chất, năng lực theo yêu cầu của nền công vụ tiên tiến, chuyên nghiệp và hiện đại; bảo đảm cho các TAND cấp huyện sẵn sàng đảm nhận và hoàn thành tốt những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp của thời kỳ hội nhập, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý phải được quan tâm và thực hiện đúng quy định. Cùng với việc tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng định kỳ, lãnh đạo TANDTC luôn khuyến khích cán bộ, công chức trong toàn hệ thống tự học tập, trau rồi để nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt là việc tự học thông qua hoạt động rút kinh nghiệm công tác xét xử. Cùng với việc chú trọng đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, công tác giáo dục chính trị tư tưởng và rèn luyện phẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án các cấp cũng phải được quan tâm thường xuyên, kịp thời.
Việc tổ chức thi tuyển cán bộ công chức và đội ngũ thẩm phán, đặc biệt nguồn thẩm phán của Tòa án cấp huyện phải được thực hiện nghiêm túc, công khai, theo hướng mở rộng nguồn, nhằm lựa chọn những người có trình độ, năng
lực tốt nhất để bổ nhiệm, từ đó tạo động lực và mở ra phong trào thi đua học tập, trau rồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ trong đội ngũ cán bộ, công chức.
1.4.4. Bảo đảm về điều kiện cơ sở vật chất
Trong Nghị quyết 49 ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị. Tại Mục 2.7. II của Nghị quyết có nêu: "Đảm bảo cơ sở vật chất cho ngành tư pháp, ưu tiên trang thiết bị phục vụ công tác điều tra, đấu tranh phòng chống tội phạm, công tác xét xử. Khẩn trương trong một vài năm xây dựng xong trụ sở làm việc các cơ quan tư pháp cấp huyện".
Để TAND các cấp mà trọng tâm là TAND cấp huyện thực hiện tốt nhiệm vụ được giao theo yêu cầu cải cách tư pháp, có đủ điều kiện để Tòa án trở thành biểu tượng của công lý, lẽ phải và niềm tin như mong đợi của nhân dân, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước, việc bảo đảm về điều kiện cơ sở vật chất như trụ sở làm việc, trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác xét xử phải được quan tâm chú trọng đầu tư.
Chương 2:
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNGCỦA TAND CẤP HUYỆN Ở TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng tổ chức và hoạt động của TAND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ