Giải pháp đổimới tổ chức vàhoạt động của TANDcấp huyện ở tỉnh Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh phú thọ (Trang 72 - 101)

tỉnh Phú Thọ

3.2.1. Giải pháp chung

3.2.1.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Tòa án cấp huyện ở tỉnh Phú Thọ.

Để có thể đưa ra những giải pháp quyết định đối với tổ chức và hoạt động của Tòa án, đặc biệt là hệ thống TAND cấp huyện, sự lãnh đạo Đảng cần được chú trọng những vấn đề sau:

Đảng hoạch định và tổ chức thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp giai đoạn 2021 - 2030 và những năm tiếp theo trong đó xây dựng đường lối chủ trương cụ thể đối với tổ chức và hoạt động của Tòa án.

Để đạt được những mục tiêu đó, đòi hỏi:

Tiếp tục thực hiện những nội dung trong Nghị quyết số 49 - NQ/TW của Bộ Chính trị mà chúng ta chưa thực hiện được (giảm khoảng cách khung hình phạt; khắc phục cấp giám đốc thẩm thành cấp xét xử thứ ba; thúc đẩy hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự và khiếu kiện hành chính; bảo đảm cơ sở vật chất cho các cơ quan tư pháp; thành lập tòa án sơ thẩm khu vực, tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử không phụ thuộc vào đơn vị hành chính...).

Tập trung khắc phục những bất cập còn tồn tại trong nền tư pháp Việt Nam, như trong lĩnh vực giám định tư pháp, trong thủ tục hành chính tư pháp, trong thi hành án tử hình, thiết chế phòng, chống tham nhũng, chế độ, chính sách, biên chế của các cơ quan tư pháp....

Khẩn trương nghiên cứu các vấn đề mới của khoa học pháp lý, lý luận về tư pháp liên quan đến tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp; nguyên tắc xét xử; tranh chấp, vi phạm và tội phạm mới... để hoàn thiện pháp luật tư pháp, đáp ứng yêu cầu giải quyết những vấn đề mới của thực tiễn

và những thách thức mới đặt ra trong điều kiện khoa học - công nghệ phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, đã xuất hiện nhiều tội phạm, tranh chấp chưa từng có trong tiền lệ.

Thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên (các điều ước quốc tế về phòng, chống tội phạm, quyền con người); các hiệp định thương mại tự do.

Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu khoa học pháp lý tiên tiến đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới (về tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp, các chính sách hình sự, cơ chế hoạt động tư pháp, các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp...).

Nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng (hoàn thiện thể chế; đổi mới cơ quan điều tra chống tham nhũng; tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng thiết lập quyền lực giám sát quyền lực công; ban hành và thực thi các quy định về quà biếu...).

Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia các bản án và mở nhiều tiện ích để nâng cao khả năng quyết định tư pháp và đoán định tư pháp cho người dân khi tham gia hoạt động tư pháp. Hoàn thiện nền tảng pháp lý và hạ tầng công nghệ thông tin để xây dựng tòa án điện tử (xây dựng nền hành chính tư pháp và quản lý tòa án không giấy tờ; chuyển giao, xuất trình, kiểm tra, lưu giữ chứng cứ, xét xử qua mạng; kết nối và phát huy tác dụng của chương trình quản lý công dân của quốc gia để quản lý đối tượng bị can, bị cáo...).

- Đổi mới, tăng cường lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ.

Chủ trương xuyên suốt của Đảng là xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ Tòa án toàn diện cả về phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn; coi trọng cả“đức”“tài”, trong đó“đức”là gốc; chất lượng cán bộ phải trên cơ sở thống nhất tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực. Đề cao kỷ luật, kỷ cương, nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ Tòa án; bảo đảm sự vô tư,

khách quan, công bằng và phòng ngừa mọi sự thao túng của các quan hệ kinh tế, tình cảm trong giải quyết công việc. Theo đó, Đảng tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ Tòa án; làm cho mỗi cán bộ phải thấy rõ hơn trách nhiệm chính trị của mình trước Đảng, trước nhân dân để phấn đấu, giữ gìn và rèn luyện phẩm chất đạo đức. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn; tăng cường công tác quảnlý, giáo dục và rèn luyện đội ngũ cán bộ. Chú trọng kiện toàn đội ngũ lãnh đạo Tòa án các cấp có đủ năng lực, phẩm chất, uy tín và kinh nghiệm quản lý. Làm tốt việc luân chuyển cán bộ, thử thách trong thực tế đối với những cán bộ thuộc diện quy hoạch chức vụ lãnh đạo. Tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện những yếu kém để khắc phục; kiên quyết xử lý những cán bộ vi phạm phẩm chất, đạo đức, lối sống để xây dựng bộ máy tư pháp trong sạch, vững mạnh. Có chính sách đãi ngộ hợp lý để bảo đảm đội ngũ cán bộ yên tâm công tác.

Xây dựng các tổ chức Đảng trong hệ thống Tòa án vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tăng cường sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo của các tổ chức Đảng đối với mọi mặt công tác của Tòa án.

3.2.1.2. Trong hoạt động xét xử của Tòa án phải tuyệt đối trung thành với Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý, công bằng xã hội.

Một trong những đặc điểm nổi bật của Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” [03,2013, Điều 2].

Một công cụ quan trọng để xây dựng nhà nước pháp quyền là tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp nói riêng và luật pháp nói chung. Các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân; liên hệ chặt chẽ với nhân dân; lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân [03,2013,Điều 8 ].

Mọi chủ thể trong xã hội ( Nhà nước, các tổ chức chính trị và xã hội, tập thể và cá nhân) đều phải tuân thủ nền pháp trị hay quản trị của luật mà Hiến pháp là bộ luật gốc và quy định khuôn khổ cho nền luật pháp.

Trong điều kiện, môi trường thể chế như vậy, chỉ tòa án mới có quyền phán xử việc tuân thủ luật pháp. Việc thực hiện luật pháp được bảo đảm bằng một hệ thống tòa án độc lập. Hệ thống Tòa án độc lập bảo đảm cho công dân có đủ khả năng và điều kiện chống lại sự tùy tiện hay sự lạm quyền của Nhà nước. Trên cơ sở đó hình thành, phát triển một cơ chế chặt chẽ để kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp của luật pháp và các hoạt động, kể cả hành vi của bộ máy lập pháp và hành pháp, ở ba khía cạnh: tổ chức; văn bản pháp luật (Hiến pháp, luật, văn bản quản lý hành chính các cấp); đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Trong phạm vi chức năng của mình, Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tàisản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tình mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.

Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

Điều 102 Hiến pháp năm 2013 đã quy định, TAND là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp; TAND có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ

XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Hiến pháp năm 2013 đã có những điểm đổi mới liên quan đến chức năng, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống tư pháp và Tòa án. Những thay đổi này có nhiều điểm thể hiện sự dân chủ hơn, nghĩa là tăng cường việc bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân, quyền con người, quyền công dân; tăng cường hệ thống tư pháp để xây dựng “Nhà nước pháp quyền” và “Thượng tôn pháp luật”. Như vậy, trong toàn bộ hệ thống chính trị, chỉ có Tòa án có chức năng xét xử, thực hiện quyền tư pháp, điều này phù hợp với nhiều nước trên thế giới.

3.2.1.3. Nghiên cứu khả năng trao cho Tòa án quyền giải thích pháp luật, phán xét tính hợp pháp, hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ban hành.

Giải thích pháp luật là một hoạt động tất yếu, đóng vai trò quan trọng trọng việc đưa các quy phạm pháp luật vào cuộc sống mà bất kỳ nhà nước nào cũng đều phải thực hiện. Thực trạng hệ thống pháp luật chồng chéo, không thống nhất, đã dẫn đến việc giải thích pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền không hoặc ít có hiệu quả.

Hiện nay, tình trạng quy phạm pháp luật chứa đựng quy định có nhiều nghĩa, nhiều cách hiểu, dẫn đến không thống nhất cho việc áp dụng pháp luật không phải là hiếm. Điều này đòi hỏihoạt động giải thích pháp luậtphải diễn ra thường xuyên, kịpthời, nhằm đảm bảo tính thống nhất trong áp dụng pháp luật. Vì vậy, nhu cầu giải thích pháp luật là rất cao.

Tuy nhiên, theo đánh giá thì hoạt động này của Ủy ban thường vụ Quốc hội chưa đạt hiệu quả cao. Việc giải thích pháp luật diễn ra không thường xuyên ( khoảng 60 năm chỉ giải thích được vài lần), không đáp ứng nhu cầu giải thích pháp luật trên thực tiễn. Điều này gây bất cập lớn cho hoạt động thực thi và áp dụng pháp luật của các chủ thể có liên quan.

Hơn nữa,để giải quyếtkịp thời nhu cầugiải thích pháp luật thựctiễn đặt ra, nhữngchủ thể khác (cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp) buộc phải thực hiện các hoạt động giải thích pháp luật không chính thức. Tuy nhiên, pháp luật không có quy phạm pháp luật chính thức quy định thẩm quyền của các chủ thể này. Thực trạng đó dẫn đến những vấn đề liên quan đến giá trị pháp lý của các sản phẩm giải thích pháp luật, cơ chế kiểm soát về hoạt động giải thích pháp luật của các chủthể khác, và đốitượng củagiải thích pháp luật.

Ở Việt Nam, chỉ có các văn bản quy phạm pháp luật được Nhà nước ban hành mới được xem là nguồn của pháp luật, còn án lệ chưa được công nhận nhưmộtnguồn của pháp luật.

Án lệ là sản phẩm của hoạt động tư pháp của Tòa án trong quá trình xét xử. Án lệ là các bản án, quyết định của các Thẩm phán tạo lập các quy tắc hoặc căn cứ pháp lý đáng tin cậy cho việc quyết định các vụ việc tương tự trong tương lai. Và án lệ là một công cụ hữu hiệu trong việc giải thích pháp luật trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

Giá trị giải thích pháp luật của án lệ là án lệ đã đề cập đến các vụ việc đã xảy ra trong thực tế, chứ không phải là những giả thuyết có tính lý luận về những tình huống có thể xảy ra trong tương lai, nên đã góp phần giải thích, bổ sung những thiếu sót, những lỗ hổng của pháp luật thành văn và khắc phục tình trạng thiếu pháp luật, tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luật dễ dàng, thuận lợi và thống nhất.

Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam cũng không có quy định phủ nhận án lệ là nguồn luật. Với thực tế số án lệ đã được công bố, và quy định Hội đồng Thẩm phán TANDTC được lựa chọn các Quyết định giám đốc thẩm của TANDTC, bản án quyếtđịnh pháp luật đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của Tòa án để phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu và áp dụng trong xét xử thì Án lệ lại đang trở thành nguồn để Tòa

án áp dụng giải quyết các vụ việc diễn ra trên thực tế, và như vậy, Án lệ lại đang là nguồn pháp luật không chính thức.

Quyền giải thích pháp luật được trao cho Tòa án là xu thế phát triển của hệ thống pháp luật trên thế giới hiện nay. Khi án lệ ở Việt Nam đã được công bố, thì đã đến lúc Việt Nam cần có quy phạm chính thức để ghi nhận quyền giải thích pháp luật của Tòa án, công nhận án lệ là nguồn chính thức của pháp luật Việt nam, nhằm nâng cao tính hiệu quả và tính pháp lý trong hoạt động giải thích pháp luật.

Hiện nay, nhu cầu giải thích pháp luật đặt ra đối với các văn bản quy phạm pháp luật khác nhưNghị định của Chính phủ, Thông tưcủa các Bộ, ban ngành. Số lượng các văn bản này trong thực tế là rất lớn, với nội dung đa dạng, liên quan đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống, ảnh hưởng trực tiếp đến các tổ chức, công dân trong xã hội.

Ở Việt Nam, thẩm quyền giải thích pháp luật chỉ được trao cho cơ quan lập pháp: Ủy ban thườngvụ Quốchội. Vì vậy quan điểmmởrộngthẩmquyền giải thích pháp luật bao gồm cả Tòa án là rất cần thiết

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Tòa án không có thẩm quyền giải thích pháp luật. Tuy nhiên, Luật Tổ chức TAND số 62/2014/QH13 ngày 24/11/2014 đã ngầm trao cho Tòa án quyền giải thích pháp luật thông qua quy định “ (TANDTC) tổng kết thực tiễn xét xử của các tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử” và “ Hội đồng thẩm phán TANDTC có nhiệm vụ lựa chọn Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC, bản án quyết định pháp luật đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu và áp dụng trong xét xử ”.

Thực tế, trong thời gian qua, Tòa án đã thực hiện việc giải thích pháp luật thông qua hoạt động diễn giải, làm rõ các quy định của pháp luật bằng

các văn bản quy phạm pháp luật thuộcthẩm quyền,thể hiện rõ nhất trong các Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC và các án lệ được Chánh án TANDTC ban hành.

Đây là tiền đề thuận lợi cho việc trao thẩm quyền giải thích pháp luật ở Việt Nam cho TAND, chính thức công nhận án lệ là nguồn của pháp luật.

Một trong nhữnggiải pháp bảo đảm thực hiện giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay là cần mở rộng chủ thể có thẩm quyền giải thích pháp luật và phạm vi đối tượng được giải thích.

Quyền giải thích pháp luật được trao cho Tòa án là xu thế phát triển của hệ thống pháp luật trên thếgiới hiện nay. Khi án lệ ởViệt Nam đã được công bố, thì đã đến lúc Việt Nam cần có quy phạm chính thức để ghi nhận quyền giải thích pháp luật của Tòa án, nhằm nâng cao tính hiệu quả và tính pháp lý trong hoạt động giải thích pháp luật.

Để phù hợp với thực tiễn và tạo tính thống nhất trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam, Hiến pháp Việt Nam cần bổ sung, mở rộng các chủ thể có thẩm quyền “Giải thích pháp luật”, trong đó có Tòa án với sản phẩm là Án lệ.

Vì vậy, đầu tiên cần phải quy định chính thức về thẩm quyền giải thích pháp luật của Tòa án trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Tại Điều 2, Luậttổ chức TAND có quy địnhvề các chức năng,nhiệmvụ và quyền hạn của TAND, nhưng trong đó thẩmquyền giải thích pháp luậtcủa Tòa án không được quy định, tuy nhiên khoản 8 điều luật này có quy định về nhiệm vụ “Bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử”, xét cho cùng, hoạt động giải thích pháp luật cũng nhằm để đưa đến sự thống nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh phú thọ (Trang 72 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)