địa bàn tỉnh Phú Thọ và nguyên nhân
2.2.1. Ưu điểm trong công tác tổ chức và nguyên nhân
Trên cơ sở quy định của Luật tổ chức TAND năm 2014, TAND tỉnh Phú Thọ đã kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức, rà soát về số lượng cũng như về chất lượng để sắp xếp bố trí cán bộ phù hợp với năng lực chuyên môn, có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ để đảm bảo tính kế thừa.
Đội ngũ công chức tại các TAND cấp huyện tương đối đồng đều về trình độ chuyên môn. Kể từ năm 2003, TAND tỉnh Phú Thọ có chủ trương ưu tiên tuyển dụng cán bộ công chức làm công tác chuyên môn có trình độ cử nhân Luật chính quy, có bằng tốt nghiệp từ loại khá trở lên. Đối với các cử nhân tốt nghiệp loại giỏi, có thành tích xuất sắc sẽ được xét tuyển thẳng. Bởi vậy, hầu hết đội ngũ thẩm phán, thư ký, thẩm tra viên trên toàn tỉnh hiện nay có trình độ cử nhân luật chính quy. Số công chức có trình độ thạc sĩ Luật tính đến hết năm 2019 là 30 người, chiếm tỷ lệ11% trên tổng số cán bộ công chức trong toàn tỉnh. Công chức có trình độ cao cấp lý luận chính trị là 46 người. Trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác tại các đơn vị. Công tác luân chuyển, điều động, biệt phái nhằm nâng cao năng lực của cán bộ, công chức cũng như phù hợp với tình hình của từng TAND cấp huyện được thực hiện hiệu quả. Trong 5 năm từ năm 2015
đến năm 2019 các TAND cấp huyện đều có công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái, cũng như có sự bổ nhiệm mới chức danh lãnh đạo Chánh án, Phó Chánh án trong trường hợp bị khuyết để kịp thời phục vụ yêu cầu công tác tại đơn vị. Hầu hết Chánh án các TAND cấp huyện đều là thành viên của Ban. Số lượng công chức được phân bổ tại TAND cấp huyện được dựa trên sốlượng án mà từng đơn vị phải giải quyết hàng năm, TAND thành phố Việt Trì thường xuyên là đơn vị có số lượng vụ việc hàng năm phải giải quyết cao nhất tỉnh. Vì vậy, số lượng nhân sự ở đơn vị này cũng cao nhất tỉnh. TAND các huyện còn lại đều có tỷ lệ án tương đương với nhau. Các đơn vị đều được sắp xếp biên chế đầy đủ các chức vụ, chức danh như Chánh án, Phó chánh án cũng như các vị trí khác gồm Thẩm phán, Thư ký Tòa án, kế toán, văn phòng.
Bảng 2.1. Sốlượng thẩm phán sơ cấp tại các Tòa án cấp huyện
Năm Tổng số cán bộ công chức cấp huyện Tổng số thẩm phán cấp huyện Tỉ lệ TP (%) 2015 158 69 43,67 2016 158 68 43,03 2017 155 66 42,58 2018 154 67 43,5 2019 153 66 43,13
(Nguồn: Báo cáo (hoặc số liệu) của TAND tỉnh Phú Thọ từ năm 2015 đến năm 2019)
Bảng 2.2. Sốlượng thẩm phán trung cấp tại các Tòa án cấp huyện Năm Tổng số cán bộ công chức Tổng số thẩm phán trung cấp Tỉ lệ (%) 2015 158 22 13,92 2016 158 24 15,18 2017 155 27 17,41 2018 154 29 18,83 2019 153 29 18,95
(Nguồn: Báo cáo (hoặc số liệu) của TAND tỉnh Phú Thọ)
Qua số liệu báo cáo của TAND tỉnh Phú Thọ từ năm 2015 đến năm 2019 thì thấy số lượng cán bộ, công chức hàng năm có chuyển biến giảm. Năm 2015, tổng số cán bộ công chức của TAND cấp huyện là 158 người thì năm 2017 giảm còn 155 người, đến năm 2018 giảm còn 154 người và năm 2019 số biên chế cán bộ công chức cấp huyện còn 153 người. Lượng Thẩm phán cũng có giảm, cụ thể thẩm phán cấp huyện năm 2015 là 69 người, trong đó thẩm phán trung cấp là 22 người thì đến năm 2019, tổng số thẩm phán cấp huyện còn 66 người trong đó thẩm phán trung cấp là 29 người. Nguyên nhân dẫn đến việc giảm biên chế là do ngành Tòa án thực hiện Nghị quyết 39- NQ/TW của Bộ chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Kết luận số 17 - KL/TW ngày 11/9/2017 của Bộ Chính trị về tình hình thực hiện biên chế, tinh giản biên chế, tinh giản biên chế của các tổ chức trong hệ thống chính trị năm 2015 -2016, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2017 - 2021. Kể từ năm 2016 đến hết năm 2018, TAND tỉnh Phú Thọ không tuyển dụng biên chế mới. Năm 2019, do có sự giảm biên chế tự nhiên (nghỉ hưu, chuyển công tác) nên TAND tỉnh Phú Thọ thực hiện tuyển dụng 03 biên chế mới. Việc tuyển dụng vẫn đảm bảo lộ trình giảm biên chế theo kế hoạch đã đề ra.
Thực hiện Nghị quyết của Trung ương 6 về “Tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, Ban cán sự Đảng TANDTC đã nghiên cứu, xây dựng đề án tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của TAND bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả nhằm bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ trong tình hình mới. Đề án đưa ra các tiêu chí sáp nhập và căn cứ tình hình thực tế để điều chỉnh. Theo đó, đề nghị sáp nhập đối với Tòa án cấp huyện có dưới 10 biên chế, số lượng án dưới 200 vụ, việc/năm và có địa bàn kế tiếp nhau, giao thông thuận lợi… Đây là một trong những bước tiến trong công tác cải cách hành chính ngành Tòa án.Thực tiễn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, 13 huyện thành thị đều có số lượng án trên 200 vụ/ 01 năm. Vì vậy không có huyện nào phải thực hiện việc sát nhập địa bàn. Tuy nhiên, do số lượng biên chế giảm, lượng án hàng năm tại địa bàn các huyện đều tăng nên trước yêu cầu tinh giản biên chế hiện nay đối với ngành Tòa án là chưa phù hợp. Điều này đã gây áp lực đối với các thẩm phán trong quá trình giải quyết án, ngoài việc phải giải quyết một lượng án vượt quá quy định (12 vụ/tháng) còn phải chú trọng đến thời hạn tố tụng của vụ án dẫn đến không có thời gian nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như các sai sót trong quá trình giải quyết án.
Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ được lãnh đạo TAND tỉnh xác định có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Hàng năm đơn vị đều lựa chọn sắp xếp để cử cán bộ đi đào tạo các chức danh chuyên môn như đào tạo nghiệp vụ thư ký, thẩm tra viên, thẩm phán… Ngoài ra, TAND tỉnh cũng tổ chức tập huấn chuyên sâu cho các Thẩm tra viên, Thư ký, Thẩm phán, đặc biệt là cán bộ cấp huyện về các Bộ luật, Luật mới, các nghị quyết của Hội đồng Thẩm phánTANDTC hướng dẫn áp dụng pháp luật, tập huấn về kỹ năng viết bản án… Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng và giáo dục truyền thống để mỗi Thẩn phán phải thấm nhuần lời dạy
của Bác về “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư”, gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoán XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “Tự diễn biến” “ Tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Trên cơ sở quy định mới của Luật tổ chức TAND năm 2014, Thẩm phán trung cấp được bổ nhiệm và xây dựng trên cơ sở nguồn là Thẩm phán sơ cấp hoặc các chức danh khác đã có thời gian giữ một số chức vụ theo quy định đã đạt kết quả qua các kỳ thi Thẩm phán trung cấp. Thẩm phán trung cấp không chỉ xét xử các vụ án tại TAND cấp tỉnh mà mỗi huyện có ít nhất 1 Thẩm phán trung cấp. Việc quy định xem xét để bổ nhiệm Thẩm phán trung cấp từ TAND cấp huyện giúp cho việc xây dựng nguồn Thẩm phán cấp tỉnh được thực hiện kế thừa. Trên cơ sở đó, Tòa án cấp tỉnh có những kế hoạch đào tạo dài hạn, tạo điều kiện cho cán bộ công chức học tập, phấn đấu, cọ xát với thực tế từ cấp cơ sở để trau rồi kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Qua bảng biểu về số liệu thống kê Thẩm phán trung cấp thì thấy số lượng Thẩm phán trung cấp tăng dần theo từng năm. Nếu như năm 2015, tổng số Thẩm phán trung cấp tại các Tòa án cấp huyện là 22 người, năm 2016 là 24 người, năm 2017 là 27 người thì đến năm 2018 và 2019, lượng Thẩm phán trung cấp là 29 người. Số liệu cho thấy công tác đào tạo, đặc biệt đào tạo Thẩm phán trung cấp từ Tòa án cấp huyện để chuẩn bị nhân sự của Thẩm phán tỉnh rất chu đáo, có kế hoạch đạo tạo dài hạn.
Công tác đào tạo các lớp nghiệp vụ xét xử, đào tạo nghiệp vụ Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính, Thư ký, Thư ký chính thực sự phát huy hiệu quả trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Kể từ năm 2015 đến 2019, số lượng Thư ký, Thẩm tra viên được cử đi đào tạo nghiệp vụ xét xử để tạo nguồn bổ nhiệm Thẩm phán đã được chú trọng. Tỉnh Phú Thọ không có
tình trạng thiếu nguồn bổ nhiệm Thẩm phán hoặc nguồn bổ nhiệm không đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Luật tổ chức TAND. Phương pháp đào tạo tập trung với thời hạn 06 tháng tại Học viện Tòa án đã tạo điều kiện cán bộ ngành Tòa án tập trung nghiên cứu, tổng hợp kiến thức đồng thời có thời gian học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Kể từ năm 2017, ngành TAND đã thực hiện tập huấn trực tuyến trong toàn ngành tòa án để giải đáp những vướng mắc trong quá trình giải quyết án tại các Tòa án, đồng thời triển khai, cập nhật kịp thời các nội dung văn bản luật mới tạo điều kiện thống nhất áp dụng pháp luật khi giải quyết án.
Các TAND cấp huyện hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách do Chánh án trực tiếp điều hành. Chánh án, Phó Chánh án chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực công tác được phân công. Trong đó Chánh án TAND cấp huyện là người đứng đầu cơ quan, chịu trách nhiệm quản lý, điều hành chung, hoạt động theo chức năng quy định tại Luật tổ chức TAND và Quyết định số 1138/ỌĐ - TCCB, ngày 22/8/2008 của Chánh án TANDTC về phân cấp quản lý cán bộ TAND địa phương. Phó Chánh án giúp việc cho Chánh án trên cơ sở sự phân công của Chánh án. Phó Chánh án theo dõi, điều hành một số lĩnh vực công tác được phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Chánh án về những hoạt động thuộc phạm vi của mình quản lý. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án, Phó Chánh án, các Thẩm phán, các Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động được quy định cụ thể trong Luật tổ chức TAND năm 2014, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Luật tố tụng hành chính năm 2015, BLTTHS năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật do TANDTC ban hành cũng như quy định trong Quy chế làm việc của từng đơn vị phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.
Nhìn chung, ngoài các văn bản quy phạm pháp luật quy định về trách nhiệm, quyền hạn của lãnh đạo, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, công chức khác
và người lao động thì Quy chế làm việc của hầu hết các TAND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọquy định cụ thểnhư sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án: Chánh án có nhiệm vụ tổ chức công tác xét xử và các công tác khác theo quy định của pháp luật, quản lý công tác tổ chức cán bộ và trực tiếp quản lý điều hành ngân sách nhà nước; báo cáo công tác của Tòa án trước HĐND cùng cấp và với TAND cấp trên.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chánh án: Phó Chánh án giúp việc cho Chánh án làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt, Phó Chánh án được Chánh án ủy quyền thay mặt lãnh đạo giải quyết công việc của cơ quan và chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao. Khi giải quyết công việc được phân công, có những vấn đề phức tạp, vướng mắc thì báo với Chánh án để cùng tập thể lãnh đạo, trao đổi và giải quyết.
Về trách nhiệm của lãnh đạo (gồm Chánh án, Phó Chánh án): Đề xuất với các cấp lãnh đạo về quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm đối với cán bộ, công chức trong cơ quan trước mắt và lâu dài; xây dựng kế hoạch chương trình công tác của đơn vị và phân công cán bộ, công chức thực hiện các nhiệm vụ công tác đã đề ra của hệ thống Tòa án; tuân thủ sự phân công của Tòa án cấp trên, của Thường vụ Huyện ủy và HĐND cấp huyện về công tác tổ chức, xây dựng hệ thống, đồng thời quan hệ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp và các ngành liên quan để phục vụ cho yêu cầu nhiệm vụ của mình; báo cáo tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và các mặt công tác của đơn vị với ngành cấp trên và địa phương.
Về trách nhiệm của Thẩm phán: Từng Thẩm phán chủđộng xây dựng kế hoạch công tác và giải quyết án được giao. Phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với án do mình giải quyết để án quá hạn luật định mà không có lý do; Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa xét xử các loại án phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, nghiên cứu nắm vững nội dung và tình tiết vụ án, báo đảm xét xử
đúng pháp luật; phải điều khiển việc tranh tụng tại phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp; Thẩm phán có trách nhiệm quản lý, điều hành và giao công việc cụ thểcho Thư ký Tòa án được phân công làm việc với mình.
Về trách nhiệm của Thư ký Tòa án: Thư ký Tòa án thực hiện công việc theo sự phân công của Thấm phán đối với nhiệm vụ được giao. Giúp Thẩm phán lập các thủ tục trong quá trình giải quyết vụ án, từ khi nhận đơn cho đến khi kết thúc vụ việc theo đúng quy định của pháp luật, trong khi thực hiện nhiệm vụ phải bảo đảm tính khách quan, trung thực, chính xác và chịu trách nhiệm về công việc mình làm. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của Thư ký Tòa án đối với các công việc trước, trong và sau phiên tòa xét xử.
Về trách nhiệm của Văn phòng
+ Văn thư: Tất cá các công văn đến phải được vào sổ và trình lãnh đạo đế xử lý. Phát công văn, giấy báo... phải kịp thời (ngay trong ngày) nếu thất lạc hoặc mất công văn... phải chịu trách nhiệm. Lưu trữ các loại văn bản phải khoa học, ngăn nắp và bảo mật.
+ Lưu trữ hồ sơ: Tất cả hồ sơ án, sau khi có hiệu lực pháp luật, từng bộ phận phải hoàn chỉnh hồ sơ, bút lục chuyển sang lưu trữ theo quy định hàng năm. Công chức làm công tác lưu trữ phải lập sổ, phiếu để quản lý theo dõi đúng quy trình của công tác lưu trữ, nghiêm chỉnh chấp hành chế độ bảo mật.Tất cả công chức trong và ngoài cơ quan mượn hồ sơ lưu trữ phái có ý kiến phê duyệt của Chánh án.
+ Kế toán: Phái nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, quản lý kinh phí chặt chẽ, thu, chi các loại phải đúng, đủ, kịp thời, chứng từ họp lệ đảm bảo theo luật định. Lập hệ thống sổ sách kế toán và sổ theo dõi tài sản cố định đầy đủ, chính xác đám báo cho việc quyết toán hàng năm theo quy định của hệ thống. Báo cáo kinh tế tài chính công khai hàng quý cho cán bộ, công chức trong cơ quan biết.
ứng kịp thời nhưng phải đảm bảo nguyên tắc tài chính về thu, chi; tiền quỹ không được mang về nhà riêng, nếu để xảy ra thâm hụt, mất mát mà không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường.
Hoạt động dựa trên cơ cấu tổ chức được phân bổ, TAND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã đạt được nhiều kết quả trong điều kiện xây dựng nhà