3.1. Quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND cấp huyệnở tỉnh Phú Thọ. ở tỉnh Phú Thọ.
3.1.1. Đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND cấp huyện phải gắn liền với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân.
Theo yêu cầu Nghị quyết số 49 - NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020, trong bộ máy Nhà nước ta, TAND có vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Tòa án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Nghị quyết số 49 - NQ/TW đã xác định Tòa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm.
Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về cải cách tư pháp, hệ thống Tòa án đã chủ động, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành; đề ra nhiều chủ trương với những giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng xét xử và hiệu quả cải cách tư pháp. Kết quả thực hiện chiến lược cải cách tư pháp trong hệ thống Tòa án đã có những bước phát triển mới, đạt được những thành tích quan trọng như: Quốc hội đã ban hành Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức TAND, cùng một số luật liên quan… với nội dung về cơ bản đã thể chế hóa được các định hướng mà Nghị quyết số 49 đề ra. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của TAND đã được đổi mới, hoàn thiện, trong đó đã khẳng định TAND là cơ quan thực hiện quyền tư pháp; xây dựng hệ thống Tòa án 4 cấp; Trong đó hệ thống TAND cấp huyện được xác định là cấp cơ sở, quan trọng
trong việc giải quyết án, do vậy cần phải đổi mới cách thức tổ chức phiên tòa theo hướng tiếp thu hạt nhân hợp lý của mô hình tranh tụng; đổi mới hình thức phòng xử án. Mặt khác, đội ngũ chức danh tư pháp trong TAND được đổi mới, củng cố, tăng cường cả về số lượng và chất lượng; Uy tín và địa vị của Tòa án Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng cao….
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, nền tư pháp nước ta vẫn còn một số tồn tại như: Chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mong muốn của người dân; Còn lạc hậu so với mặt bằng chung của thế giới; Niềm tin của người dân vào nền tư pháp chưa cao; Chưa có cơ chế hữu hiệu để tăng cường khả năng tự quyết định, khả năng đoán định tư pháp của người dân;…
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 việc đổi mới tổ chức hoạt động của ngành tòa án đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN đến năm 2030, là nhiệm vụ trọng tâm của tiến trình cải cách tư pháp Việt Nam và là yếu tố hết sức quan trọng để tạo sự đồng bộ, gắn kết 3 thiết chế phát triển: nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nhà nước pháp quyền XHCN và nền dân chủ công bằng...
Trên cơ sở đó, cần tiếp tục đẩy mạnh, thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp và đổi mới hệ thống tòa án trong các luật về bộ máy, hình sự, dân sự, tố tụng, thi hành án…
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để bảo đảm quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Do Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, vì vậy phương thức lãnh đạo của Đảng với Tòa án cũng có những điểm đặc thù. Theo đó, không được để cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên cơ quan nhà nước hay tổ chức, người có quyền hạn nào nhân danh Đảng để can thiệp trực tiếp vào công tác xét xử của òa án. Đảng viên làm công tác xét xử phải chấp hành điều lệ Đảng bảo đảm
các phán quyết của Tòa án công minh, chính trực, bảo vệ công lý, bảo vệ kinh tế XHCN, bảo vệ chế độ của nhân dân…; nắm vững tính Đảng gắn liền với yêu cầu phát huy dân chủ trên nguyên tắc hiến định tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.
Dân chủ cũng là một trong những mục tiêu của cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay. Với yêu cầu đó, việc đổi mới tổ chức, hoạt động của TAND phải đặt dưới sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của nhân dân.
3.1.2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND cấp huyện phải được
tiến hành đồng bộ với cải cách hệ thống TAND, các cơ quan tư pháp và các
thiết chế khác trong bộ máy nhà nước.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án nói chúng và TAND cấp huyện nói riêng cần phải được tiến hành đồng bộ trong hệ thống các cơ quan trong bộ máy Nhà nước. Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về hình sự, dân sự, thủ tục tố tụng tư pháp và về tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp, bảo đảm tính khoa học, đồng bộ, đề cao tính độc lập, khách quan, tuân thủ pháp luật của từng cơ quan và chức danh tư pháp. Đổi mới hệ thống tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử, bảo đảm cải cách hoạt động xét xử là trọng tâm của cải cách hoạt động tư pháp; mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các khiếu kiện hành chính. Viện kiểm sát được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức Tòa án, bảo đảm tốt hơn các điều kiện để Viện kiểm sát nhân dân thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra. Sắp xếp, kiện toàn tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối; xác định rõ hoạt động điều tra theo tố tụng và hoạt động trinh sát trong đấu tranh phòng,
chống tội phạm. Tiếp tục đổi mới và kiện toàn các tổ chức bổ trợ tư pháp. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp. Tăng cường các cơ chế giám sát, bảo đảm sự tham gia giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp.
Tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương. Nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND và UBND các cấp, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định và tổ chức thực hiện những chính sách trong phạm vi được phân cấp. Nghiên cứu tổ chức, thẩm quyền của chính quyền ở nông thôn, đô thị, hải đảo. Tiếp tục thực hiện thí điểm chủ trương không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường.
3.1.3. Đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND cấp huyện phải gắn với
yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.
Chúng ta đang ở chặng cuối của tiến trình cải cách tư pháp đến năm 2020 theo Nghị quyết số 49 - NQ/TW của Bộ Chính trị. Theo đó, Tòa án tiếp tục tham gia xây dựng thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật bằng việc nghiên cứu, đề xuất bổ sung các dự án luật tư pháp mới, ban hành các nghị quyết của HĐTP TANDTC để hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật; tổng kết thực tiễn xét xử để giải đáp vướng mắc và phát triển án lệ với số lượng nhiều hơn và chất lượng hơn. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII, các Tòa án phải sắp xếp lại tổ chức tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Trong điều kiện đất nước hội nhập quốc tế sâu rộng, Tòa án phải mở rộng và nâng cao chất lượng hợp tác với các thiết chế xét xử và trọng tài quốc tế để đủ năng lực giải quyết các vụ án, vụ việc xuyên quốc gia; qua đó nâng cao vị thế của Tòa án Việt Nam trên trường quốc tế.
Năm 2020, tổng kết thực hiện Nghị quyết số 49 - NQ/TW của Đảng, chính vì vậy, ngay từ bây giờ, ở thời điểm chuẩn bị cho Đại hội lần thứ XIII
của Đảng, ngành Tòa án cần suy nghĩ những định hướng cho một chiến lược cải cách tư pháp mới của Tòa án nói riêng và nền tư pháp nói chung. Thành tựu khoa học pháp lý của nhân loại phát triển không ngừng với những nguyên tắc tư pháp tiến bộ, phương thức hoạt động hữu hiệu, thiết chế bộ máy hợp lý… Cần chủ động nghiên cứu thấu đáo, đề xuất vận dụng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội - văn hoá và truyền thống pháp lý Việt Nam. Bác Hồ đã từng dạy: "Các chúxử haylà rất tốt, nhưng nếu không phải hay xửcòn tốt hơn". Việc Tòa án mở rộng thí điểm hoà giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính là một hướng đi đúng đắn. Trên cơ sở tổng kết thí điểm, phải nghiên cứu để tạo ra các thiết chế bảo đảm quyền tự quyết của người dân theo đúng tinh thần "Việc dân sự cốt ở đôi bên".
Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển không ngừng đã mang lại những tiện ích không giới hạn cho con người và làm biến đổi thế giới mạnh mẽ. Tuy nhiên, công nghệ thông tin, một mặt cũng bị tội phạm lợi dụng một cách tinh vi để thực hiện hành vi phạm tội, mặt khác cũng đang đặt ra nhiều vấn đề mà Tòa ánphải giải quyết. Với sự ra đời của Internet đã tạo ra một thế giới ảo mà ở đó cũng chứa đựng một thế giới tội phạm như đời sống thực. Tất cả các hành vi: Lừa đảo, trộm cắp, đánh bạc, buôn bán ma tuý trái phép, giết người, xâm hại tình dục, xâm phạm đời tư… cũng diễn ra và tồn tại trên mạng Internet. Công nghệ thông tin cũng tạo ra một nền kinh tế số, kinh tế chia sẻ vô cùng phong phú với các phương thức liên kết, mua bán, trao đổi, thanh toán bằng đủ các loại tiền thật, tiền ảo… Nhiệm vụ của Tòa án trong tiến trình cải cách tư pháp mới là phải nghiên cứu thấu đáo, sẵn sàng ứng phó với những vấn đề do cuộc sống đặt ra, chuẩn bị cho việc xét xử và giải quyết tốt cả tội phạm phi truyền thống, tranh chấp phi truyền thống và vi phạm phi truyền thống.