Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ. Địa giới hành chính của tỉnh tiếp giáp với tỉnh Tuyên Quang về phía Bắc; tỉnh Hòa Bình về phía Nam; tỉnh Vĩnh Phúc về phía Đông; thành phố Hà Nội về phía Đông Nam; tỉnh Sơn La, Yên Bái về phía Tây.
Nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc, Phú Thọ có vị trí địa lý mang ý nghĩa là trung tâm tiểu vùng Tây - Đông - Bắc; cách trung tâm Hà Nội khoảng 80km về phía Bắc, cách sân bay Quốc tế Nội Bài khoảng 60km. Với vị trí “Ngã ba sông” điểm giao nhau của Sông Hồng, Sông Đà và Sông Lô, là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ là đầu mối trung chuyển, giao lưu kinh tế giữa các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Trung Quốc. Nằm trong vành đai của các tuyến trục giao thông quan trọng: đường bộ có Quốc lộ 2, Cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường Hồ Chí Minh, đường sắt có tuyến đường xuyên Á, đường sông chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đông Bắc đều quy tụ về Phú Thọ rồi mới tỏa đi Hà Nội, Hải Phòng và các khu vực khác.
Dân số toàn tỉnh trên 1,37 triệu người, gồm 34 dân tộc anh em, mật độ
dân số 388 người/km2 (Theo niên giám thống kê năm 2015).
Tỉnh Phú Thọ có 13 huyện, thành, thị gồm thành phố Việt Trì (là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh Phú Thọ và là thành phố về miền lễ hội cội nguồn các dân tộc Việt Nam), thị xã Phú Thọ và các huyện: Thanh
Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh. Trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội đã có chuyển biến tích cực với mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt trên 9%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục và công tác xã hội có những tiến bộ đáng kể; điều kiện và mức sống của nhân dân trong tỉnh được nâng cao rõ rệt, bước đầu tạo diện mạo mới về kinh tế - xã hội, đưa Phú Thọ cùng cả nước trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế.
Cùng với sự phát triển chung của xã hội về kinh tế kèm theo đó là tình hình tội phạm được dự báo ngày càng có xu hướng gia tăng. Những năm gần đây xuất hiện nhiều loại tội phạm công nghệ cao, nhiều hành vi phạm tội với quy mô lớn.
Kể từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến năm 1968, tỉnh Phú Thọ có 12 đơn vị hành chính cấp huyện. Năm 1968 đã sát nhập với tỉnh Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú. Năm 1996 đã được chia tách thành 2 tỉnh và trở về tỉnh Phú Thọ với 11 đơn vị hành chính cấp huyện. Kể từ đó đến năm 2007, tỉnh Phú Thọ đã nhiều lần chia tách, sát nhập các đơn vị hành chính cấp huyện. Tính đến thời điểm 2007, tỉnh Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 01 thành phố Việt Trì, 01 thị xã Phú Thọ và 11 huyện gồm Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh. Quá trình chia tách, sát nhập địa giới hành chính cấp huyện đã kéo theo sự thay đổi về mặt tổ chức và hoạt động của TAND cấp huyện.
Với đặc thù tự nhiên là một tỉnh trung du và miền núi phía Bắcvới những thuận lợi về phát triển cây công nghiệp như chè, cây nguyên liệu gỗ, hướng mở các khu công nghiệp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn, tạo cơ hội cho người lao động cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh
tế trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên sự phát triển đó đã kéo theo tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh ngày càng phức tạp về tính chất, tăng quy mô và sốlượng tội phạm. Trong những năm gần đây, tỷ lệ các vụ việc dân sự, hành chính cũng như hình sự mà các TAND cấp huyện phải thụ lý, giải quyết có chiều hướng gia tăng. Thêm đó, theo Luật tổ chức TAND năm 2014 thì thẩm quyền của TAND cấp huyện ngày càng được mở rộngđã tạo những áp lực không nhỏ đến hoạt động của TAND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.