địa bàn tỉnh Phú Thọ và nguyên nhân
Xét xử là chức năng của Tòa án đã được quy định trong Hiến pháp. Khi xét xử, Thẩm phán và HTND độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử còn có rất nhiều các yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến các phán quyết của Tòa án, bao gồm những yếu tốtác động tích cực và những yếu tốtác động không tích cực.
2.3.1. Hạn chế trong tổ chức
Pháp luật quy định về tổ chức Tòa án còn theo đơn vị hành chính. Hoạt động xét xử của Tòa án là nhân danh công lý và chỉ căn cứ vào pháp luật. Tuy nhiên tổ chức Tòa án ở nước ta hiện nay theo đơn vị hành chính lãnh thổ nên còn những hiện tượng can thiệp của chính quyền địa phương, của tổ chức Đảng vào hoạt động xét xử. Trước hết cần khẳng định sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xét xử là một nguyên tắc hiến định, do đó, cần phải tăng cường đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng để Tòa án thực hiện tốt chức năng xét xử. Tuy nhiên, nếu sự can thiệp không đúng của chính quyền địa phương và tổ chức Đảng vào hoạt động xét xử các vụ án cụ thể khiến cho các bản án hay quyết định thiếu khách quan, thiếu chính xác. Đa số các nước trên
thế giới đều tổ chức Tòa án khôngphụ thuộc vào cấp hành chính để hạn chế sự can thiệp của cơ quan hành pháp vào hoạt động tư pháp. Khắc phục tình trạng này quan điểm chỉ đạo trong cải cách tư pháp là Đảng lãnh đạo chặt chẽ hoạt động tư pháp và các cơ quan tư pháp về chính trị, tổ chức và cán bộ; khắc phục tình trạng buông lỏng lãnh đạo hoặc can thiệp không đúng vào hoạt động tư pháp. Một số đơn vị hành chính trên địa bàn một số huyện còn có nhận thức Tòa án như một phòng ban tương đương với phòng ban của UBND huyện dẫn đến việc phối hợp trong hoạt động của Tòa án còn có những cách hiểu chưa đúng gây khó khăn cho việc giải quyết các loại án.
Ví dụ: Trong quá trình giải quyết các vụ án tranh chấp về đất đai tại một số địa bàn cấp huyện, mặc dù thông thường Tòa án và UBND cấp huyện ở địa phương có quy chế phối hợp trong công tác. Tuy nhiên việc yêu cầu cung cấp tài liệu chứng cứ là các tài liệu, thông tin, hồ sơ liên quan đến đất đai mà chủ yếu là hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thường gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù, trong quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ đã ghi rõ thời gian để các cơ quan thực hiện việc cung cấp chứng cứ nhưng nhiều khi hết thời gian đó các cơ quan không thực hiện theo yêu cầu. Tòa án có công văn đôn đốc bổ sung nhưng cũng không đạt được kết quả. Trong khi đó, các quy định của Pháp luật chưa có chế tài đối với các trường hợp không thực hiện theo yêu cầu của Tòa án. Hay trong vụ án cũng liên quan đến quyền sử dụng đất. Do quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất những năm trước năm 2000 chủ yếu dưa trên số liệu đo vẽ và tính toán thủ công, chưa có máy móc để tính độ chính xác về diện tích. Nay trong quá trình giải quyết vụ án, khi xem xét thẩm định tại chỗ và đo đạc bằng máy móc phát hiện thấy có sự chênh lệch lớn. Thông thường các Tòa án sẽ đề nghị cơ quan chuyên môn là Phòng tài nguyên môi trường xác định lý do có sự chênh lệch về số liệu nhưng đa số các đơn vị đó đều né tránh không trả lời dẫn đến những khó khăn trong việc giải quyết vụ án.
Hay như một số vụ án dân sự có đề nghị hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo quy định tại Điều 34 BLTTDS, khi xét thấy có vi phạm pháp luật nghiêm trọng phải hủy quyết định cá biệt của cơ quan hành chính cấp huyện thì thực hiện theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Đối với các vụ án có hủy quyết định cá biệt của UBND huyện hoặc Chủ tịch UBND huyện, TAND cấp huyện phải chuyển hồ sơ vụ án cho TAND cấp tỉnh giải quyết. Tuy nhiên, trước khi TAND cấp huyện chuyển hồ sơ, để xác định có vi phạm pháp luật cần phải có các hoạt động tố tụng như xây dựng hồ sơ vụ án, xác minh, thu thập chứng cứ, đưa người tham gia tố tụng là đại diện UBND huyện… Điều này đã dẫn đến những khó khăn khi xây dựng hồ sơ khi thực tiễn UBND huyện là cơ quan thường xuyên có hoạt động hỗ trợ kinh phí cho Tòa án thông qua ngân sách hàng năm.
Ảnh hưởng từ mối quan hệ chỉ đạo, tác động của các chủ thểnhư cấp ủy Đảng, HĐND, UBND cùng cấp. Sự chỉ đạo của Đảng mà trực tiếp là cấp ủy trong giải quyết án là không thể phủ nhận trong thực tế tại các TAND cấp huyện, nhất là đối với các vụ án phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và dư luận tại địa phương. Tuy nhiên, phán quyết của HĐXX, đặc biệt là Thẩm phán không thể không chịu tác động từ sự chỉ đạo này, dẫn đến có thể ảnh hưởng đến việc đưa ra phán quyết vô tư, khách quan khi giải quyết án. Đối với sự giám sát của HĐND cấp huyện, TAND cấp huyện phải báo cáo và trả lời chất vấn trước HĐND cấp huyện về hoạt động của mình, đoànHTND báo cáo về công tác Hội thẩm. Việc giám sát này cũng tạo áp lực cho TAND cấp huyện, ảnh hưởng đến quá trình giải quyết án của TAND. Mặt khác, TAND còn chịu ảnh hưởng bởi cơ quan quản lý hành chính tại địa phương, cụ thể là UBND cấp huyện mặc dù về nguyên tắc TAND độc lập với cơ quan hành chính tại địa phương. Bởi đây là cơ quan hỗ trợ, tạo điều kiện về kinh phí, trụ sở và các điều kiện vật chất khác cho TAND cấp huyện, cũng là cơ quan quản lý về hành chính tại nơi TAND có trụ sở.
Pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan bổ trợ tư pháp chưa đầy đủ, kịp thời. Theo nghĩa hẹp, cơ quan bổ trợ tư pháp bao gồm những thiết chế phục phụ trực tiếp cho hoạt động xét xử của Tòa án. Trong thời gian dài các quy định pháp luật làm cơ sở, nền tảng cho các cơ quan bổ trợ tư pháp hoạt động chưa được quan tâm đúng mức. Cơ quan bổ trợ tư pháp chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay do thiếu về số lượng, còn kém về chất lượng. Đội ngũ Luật sư, Giám định viên trong một thời gian dài chưa mang tính chất chuyên nghiệp hoá, chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn. Ngoài ra, còn một số người suy thoái về đạo đức làm sai lệch các chứng cứ, các kết luận hoặc móc ngoặc với cán bộ Tòa án khiến cho các phán quyết của Tòa án không đúng với nội dung vụ án. Sự thiếu khách quan, thiếu chính xác của các hoạt động bổ trợ tư pháp đã làm ảnh hưởng đến chất lượng xét xử của Tòa án.
2.3.2. Hạn chế trong hoạt động
Pháp luật trong lĩnh vực tư pháp chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ, các Bộ luật, Luật mới đã có hiệu lực thi hành trong một thời gian khá dài mà chưa có văn bản hướng dẫn thi hành đối với những vấn đề sửa đổi, bổ sung gây ra nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động TAND cấp huyện. Bởi có nhiều văn bản pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo, có nhiều vấn đề về tố tụng chưa có văn bản quy phạm hướng dẫn nên trong những vụ án cụ thể, Thẩm phán khó xác định làm thế nào mới đúng quy định pháp luật.
Ví dụ: Đối với vụ án Hôn nhân gia đình có tranh chấp về tài sản và công nợ. Theo quy định tại Điều 147 BLTTDS, các đương sự phải chịu án phí chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn. Tại Nghị Quyết 326/NQ-UBTVQH14 ngày 31/12/2016 hướng dẫn về thu nộp, miễn giảm án phí, lệ phí Tòa án, trong trường hợp các bên không thỏa thuận được toàn bộ nội dung vụ án thì các bên phải chịu án phí về chia tài sản chung và án phí vụ về tài sản chung vợ chồng. Thực tế, vợ chồng có vay tiền để mua sắm xây dựng hình thành tài
sản chung vợ chồng. Nếu tính án phí về chia tài sản chung và án phí về công nợ (nghĩa vụ tài sản chung) thì vô hình chung mức án phí được tính cho đương sự là rất lớn, chưa phù hợp. Thực tiễn có một số tòa án cấp huyện đã tính án phí về tài sản trong vụ án ly hôn bằng phương pháp tính giá trị tài sản trừ đi nghĩa vụ về tài sản chung vợ chồng, giá trị tài sản còn lại sẽ là căn cứ để tính án phí. Cách tính này cũng không phù hợp bởi đã xảy ra trường hợp, giá trị về nghĩa vụ tài sản chung vợ chồng lớn hơn giá trị tài sản chung vợ chồng, nếu thực hiện phép trừ như trên sẽ bị âm và không có cơ sở để tính án phí. Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nào về cách tính án phí chia tài sản chung và nghĩa vụ công nợ trong vụ án hôn nhân gia đình dẫn đến tình trạng các TAND cấp huyện áp dụng văn bản luật không có tính thống nhất.
2.3.3. Một số hạn chế về cán bộ
* Về năng lực của Thẩm phán, Thư ký Tòa án vẫn còn có sự chưa đồng đều. Trong giai đoạn hiện nay có sự thay đổi một loạt các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết các vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự và các việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án được quy định tại BLTTDS năm 2015. BLDS năm 2015, Luật tố tụng hành chính năm 2015, BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, BLTTHS năm 2015, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015... Trong đó, có nhiều quy định thay đổi so với văn bản luật đã được thay thế ảnh hưởng đến trình tự tố tụng và nội dung quá trình giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyềngiải quyết của TAND cấp huyện. Việc cập nhật và nắm rõ những quy định pháp luật này để áp dụng trong quá trình giải quyết án là điều vô cùng quan trọng trong quá trình công tác của Thẩm phán. Nhưng do nhiều nguyên nhân như tuổi cao, năng lực còn hạn chế, sự phát triển về công nghệ thông tin, tội phạm ngày càng tinh vi, phức tạp đặc biệt các tội phạm công nghệ cao trong khi thẩm phán một số huyện vùng sâu
không được va chạm án nhiều dẫn đến một số Thẩm phán không cập nhật và áp dụng kịp các quy định pháp luật mới này. Các Thẩm phán phần lớn đều có trình độ chuyên môn là cử nhân luật nhưng một số là hệ tại chức, lại lớn tuổi thì mức độ cập nhật sự thay đổi của các văn bản quy phạm pháp luật của các Thẩm phán này còn nhiều hạn chế. Mặt khác, sự hạn chế của trình độ chuyên môn của một số Thẩm phán còn thể hiện qua việc có bản án, quyết định do TAND cấp huyện ban hành còn sai lỗi chính tả, không đúng quy định pháp luật, câu chữ khó hiểu hoặc có thể hiểu nhiều nghĩa dẫn đến bản án, quyết định bị hủy, sửa. Một số Thư ký Tòa án vì nhiều lý do chưa được tham gia lớp nghiệp vụ xét xử cùng như chưa được bổ nhiệm Thẩm phán nhưng tuổi đã cao vẫn còn phải thực hiện những nhiệm vụ của Thư ký Tòa án là khó khăn cho bản thân họ và làm hạn chế chất lượng hoạt động của TAND cấp huyện. Những điểm hạn chế trên ảnh hưởng đến quá trình giải quyết án tại TAND cấp huyện khi xét xử, cũng như trình tự tố tụng không đúng quy định pháp luật hiện hành, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cũng như tinh thần tuân thủ pháp luật trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.
So với các tỉnh miền nam và miền trung, tỷ lệ thẩm phán trên 50 tuổi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện chiếm tỷ lệ 30% tổng số thẩm phán trên toàn tỉnh. Tỷ lệ thẩm phán chưa qua lớp đào tạo nghiệp vụ xét xử (trên 55 tuổi) chiếm 06%. Thẩm phán có bằng Luật đào tạo hệ tại chức là 25%.
Ngoài ra, việc xây dựng hệ thống Tòa án điện tử cũng gặp khó khăn nhất định đối với các thẩm phán cao tuổi do họ ngại học, tiếp cận với công nghệ thông tin chậm. Trong khi đó, một số vụ án tội phạm công nghệcao như đánh qua mạng internet, đánh cắp thông tin tài khoản cá nhân để thực hiện việc trộm cắp … đòi hỏi người thẩm phán phải có những kiến thức nhất định để có thể nghiên cứu xét xử loại tội phạm này. Thực tiễn, trong những năm qua,
lượng án có liên quan đến tội phạm công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chủ yếu có các vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh. Tỷ lệ án liên quan đến tội phạm công nghệ cao ở Tòa án cấp huyện rất ít, chủ yếu tập trung ở Tòa án thành phố Việt Trì là nơi đô thị.
* Về công tác HTND: HTND có vai trò quan trọng trong hoạt động của Tòa án nói chung và TAND cấp huyện nói riêng khi mà Hội thẩm chiếm tỷ lệ lớn về mặt số lượng trong HĐXX. Tuy nhiên, có sự chênh lệch về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ xét xử của Hội thẩm so với Thẩm phán khi tham gia xét xử. Cơ cấu Hội thẩm thường là các đồng chí lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, các hội đoàn thể địa phương, cán bộ hưu trí không được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ xét xử, kiến thức pháp luật và không phải đáp ứng các điều kiện chặt chẽ về trình độ chuyên môn như Thẩm phán. Các quy định về tiêu chuẩn của Hội thẩm còn rất chung chung và khác xa so với những tiêu chuẩn đặt ra đối với Thẩm phán, đó là “ Có kiến thức pháp luật”. Nguyên tắc xét xử tập thể, quyết định theo đa số thì càng đòi hỏi ở Hội thẩm nhiều hơn về kiến thức chuyên môn. Thực tế hiện nay, trình độ chuyên môn của đội ngũ HTND ở các TAND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ không đồng đều và chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ xét xử. Mặt khác, đội ngũ HTND do đang giữ chức vụ quan trọng tại đơn vị công tác nên thường xuyên có công việc, nhiều trường hợp khó sắp xếp được thời gian theo lịch xét xử của TAND cấp huyện, trong khi đó phiên tòa muốn diễn ra bắt buộc phải đầy đủ thành phần. Vì vậy, có một số phiên tòa không thể diễn ra hoặc phải thay thế Hội thẩm vì Hội thẩm được phân công tham gia xét xử có công tác đột xuất. Thêm nữa, chế độ đối với Hội thẩm có được cải thiện hơn trước nhưng cũng còn nhiều hạn chế như tiền bồi dưỡng cho HTND khi nghiên cứu hồ sơ và xét xử còn thấp 90.000 đồng/ngày; một số vị HTND ở xa, khi tham gia nghiên cứu hồ sơ không có thêm kinh phí xăng xe. Mặt khác,
trách nhiệm của Hội thẩm được pháp luật quy định rõ, nhưng thực tiễn trong quá trình xét xử, nếu oan, sai, án bị hủy, sửa, thì chỉ có Thẩm phán chịu trách nhiệm, Hội thẩm thường chỉ không được xét khen thưởng. Hội thẩm chủ yếu là cán bộ còn đang công tác tại cơ quan chuyên môn khác, công việc bận, cho nên ít nhận tham gia nghiên cứu, xét xử, cũng như công tác nghiên cứu hồ sơ thường bị xem nhẹ.
Ví dụ: Tại bản án hình sự sơ thẩm số 63/2018/HSST ngày 30/9/2018 của Tòa án nhân dân thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
Bị cáo Nguyễn Văn H bị Viện kiểm sát truy tố về tội “ Trộm cắp tài sản”. Bị cáo có nhân thân xấu là 01 tiền án về tội “ trộm cắp tài sản” nhưng được xóa án tích trước khi phạm tội 05 tháng. Tại thời điểm xét xử, bị cáo