Các biện pháp xử lý hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý VI PHẠM HÀNH CHÍNH đối với NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 75 - 80)

Thống kê số đối tượng người chưa thành niên bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính trên địa bàn thành phố Huế (trong các năm từ 2014 đến 2017) trong bảng số liệu 9 (xem phụ lục).

2.2.2.1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn

Thời gian qua, số đối tượng là người chưa thành niên vi phạm pháp luật hành chính trong các lính vực an toàn trật tự, giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố có chiều hướng gia tăng đòi hỏi các cơ quan thẩm quyền phải áp dụng nhiều biện pháp xử lý vi phạm hành chính. Đặc biệt, đối với hình thức áp dụng biện pháp quản lý giáo dục tại xã, phường, thị trấn có tác dụng rất lớn trong công tác giáo dục, cảm hoá các đối tượng vi phạm pháp luật hành chính, nhất là đối với đối tượng người chưa thành niên, và là bước ngăn ngừa rất tích cực trong phòng ngừa tội phạm. Nhận thức được điều này, trong các năm từ 2014 - 2017, Công an Thành phố, các phường đã chủ động tham mưu đề xuất Chủ tịch BND các phường lập 09 hồ sơ đưa đối tượng là người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính vào quản lý tại phường theo NĐ 111/2013/NĐ-CP.

Việc áp dụng biện pháp này trong thời gian qua trên địa bàn Thành phố cũng đã phát huy được phần nào mục đích giám sát, ngăn ngừa những đối tượng người chưa thành niên vi phạm tiếp tục tái phạm, đồng thời giáo dục, và giúp họ sửa chữa sai lầm, khắc phục khó khăn, phát triển lành mạnh tại địa phương cứ trú. Trong quá trình thực hiện, các đối tượng người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình. Thực tiễn áp dụng cho thấy nhiều đối tượng qua thời gian chấp hành quyết định đã có nhiều tiến bộ và không tái phạm.

Công tác lập hồ sơ, xét duyệt, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nói riêng, cùng với các biện pháp khác nhìn chung đã đảm bảo thực hiện đúng đối tượng, đúng pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về an ninh trật tự và nhận được sự đồng tình của cộng đồng, quần chúng nhân dân cũng như đối tượng bị xử lý và thân nhân, gia đình. rong thời gian qua không có trường hợp nào khiếu nại, khởi kiện khi bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.

Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đã góp phần quan trọng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính, bảo đảm trật tự quản lý nhà nước và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vững ổn định trật tự an toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Thành phố.

Tuy vậy trong quá trình triển khai biện pháp xử lý hành chính trên thực tế, các cơ quan thực thi pháp luật cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc:

Theo Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 có hiệu lực thi hành và thay thế Nghị định số 163/2003/NĐ-CP ngày 19/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, trong đó tại Điểm c, đ, khoản 02, Điều 4 của NĐ 111/2003/NĐ-CP quy định

trong vòng 6 tháng phải có ít nhất hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi như trộm cắp, đánh bạc ... thì bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Vì vậy thực tế hiện nay, một số các đối tượng vi phạm đã tự tìm hiểu và nắm rõ các quy định trong NĐ 111/2013/NĐ-CP nên thường tìm cách đối phó, “hạn chế” không vi phạm 2 lần trong vòng 6 tháng, do đó trong giai đoạn 2014 - 2017 số lượng đối tượng bị lập và đưa vào quản lý theo NĐ 111/2013/NĐ-CP so với thực tế còn rất hạn chế.

Việc rà soát đối tượng để áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính giáo dục tại địa bàn (Thành phố, các phường) còn gặp nhiều khó khăn do quy định số lần vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính trong 6 tháng là quá ngắn (trong 6 tháng ít nhất phải có 2 lần vi phạm bị xử phạt), rất khó có đối tượng để áp dụng biện pháp này, nhiều trường hợp đối tượng vi phạm nhiều lần trên nhiều địa bàn khác nhau nên khó có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại phường. Việc tổ chức kiểm điểm tại cộng đồng dân cư thực hiện hiệu quả chưa cao. Sự vào cuộc của một số ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn trong công tác quản lý, giáo dục người thuộc diện quản lý, giáo dục tại phường đôi lúc, đôi nơi thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ hoặc chỉ thực hiện một cách mang tính hình thức nên hiệu quả công tác quản lý, giáo dục chưa đảm bảo yêu cầu. Bên cạnh đó, việc tổ chức xã hội, đoàn thể được phân công quản lý có trách nhiệm đề xuất đề xuất Chủ tịch UBND cấp xã tạo cơ hội việc làm cho người chưa thành niên trong điều kiện chung là việc tìm kiếm công ăn việc làm rất khó khăn, rõ ràng là không khả thi trên thực tế.

2.2.2.2. Đưa vào trường giáo dưỡng

Hiện nay tại Thành phố, và tỉnh hưa hiên Huế, không có trường giáo đóng trên địa bàn. rường hợp cần thiết, đối tượng được lập hồ sơ đưa vào Trường giáo dưỡng của Bộ Công an đóng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp cách ly người chưa thành niên ra khỏi môi trường gia đình, xã hội, do đó, Luật XLVPHC quy định rất chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa việc áp dụng biện pháp này.

Cũng chính vì vậy, thực tế các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác áp dụng đối với người chưa thành niên thực hiện như đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở chữa nghiện bắt buộc cũng được áp dụng trên địa bàn Thành phố, tuy nhiên số lượng cũng rất ít. ính đến năm 2017, các cơ quan liên quan chỉ mới lập hồ sơ đề nghị TAND thành phố ra quyết định đưa vào rường giáo dưỡng 04 trường hợp; và chưa có trường hợp nào phải lập hồ sơ đưa đối tượng vào diện đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Nguyên nhân chủ yếu có thể nhận định được, là thành phố Huế có môi trường về văn hóa, giáo dục, an ninh rất tốt, đặc điểm tâm lý con người miền đất này nhìn chung là hiền hòa, dân số tương đối và tình hình người nhập cư không phức tạp, tình trạng ma túy, nghiện ngập không phổ biến như các thành phố lớn khác trên cả nước.

Bên cạnh đó người chưa thành niên khi đang trong độ tuổi ăn học được gia đình, nhà trường quan tâm, giám sát, giáo dục tích cực. Điều này được phản ánh qua thực trạng người chưa thành niên vi phạm hành chính ở mức độ nghiêm trọng bắt buộc phải lập hồ sơ đưa vào trường giáo dưỡng trên địa bàn Thành phố không nhiều.

Tuy vậy, trong quá trình triển khai biện pháp xử lý hành chính này trên thực tế, các cơ quan thực thi pháp luật trên địa bàn Thành phố cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc nên chưa phát huy hiệu quả của biện pháp.

Thứ nhất, hiện nay việc thực hiện quy định của Luật XLVPHC về biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc do nhiều cơ quan khác nhau thực hiện vào các giai đoạn khác nhau từ khi lập hồ sơ đề

nghị áp dụng đến thi hành các biện pháp này và đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, tổ chức xã hội và các cơ quan này. Tuy nhiên, Luật XLVPHC chưa có quy định cụ thể nên việc phối hợp gặp nhiều khó khăn như: công tác phối hợp trong việc kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, việc chuyển hồ sơ xem xét, quyết định.

Thứ hai, một số quy định giữa Luật XLVPHC với các văn bản quy định chi tiết chưa thống nhất dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, như quy định về số lần vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 06 tháng là điều kiện áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc. Ví dụ, tại Khoản 3, khoản 5 Điều 90 Luật XLVPHC quy định: “là 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi vi phạm và bị xử phạt vi phạm hành chính”. rong khi đó, Khoản 1, Khoản 2, Điều 16 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/7/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật XLVPHC quy định: “ít nhất 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm đó trong 06 tháng” và Điểm c, đ, Khoản 2, Điều 4 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn lại quy định: “trong 06 tháng đã ít nhất 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi…”

Thứ ba, Khoản 2 Điều 99 Luật XLVPHC qui định: rong trường hợp người chưa thành niên vi phạm do cơ quan công an cấp huyện hoặc công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng thì cơ quan công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người đó. Các đối tượng vi phạm thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại Điều 94 Luật XLVPHC cũng được quy định tương tự như vậy.

Tuy nhiên Nghị định số 02/2014/NĐ-CP, hông tư số 43/2014/TT- BCA lại không quy định cụ thể việc giao đối tượng bị lập hồ sơ cho gia đình, tổ chức quản lý trong quá trình lập hồ sơ sau khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam (nếu có) thuộc về đơn vị và cấp nào. Chính vì vậy trong quá trình triển khai, các cơ quan cũng lúng túng trong việc hiểu và áp dụng luật.

Ngoài ra, luật quy định về việc giao cho gia đình hoặc tổ chức xã hội quản lý người chưa thành niên bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc trong thời gian làm thủ tục tại Điều 131 Luật XLVPHC. Thực tế những đối tượng người chưa thành niên vi phạm và bị đề nghị áp dụng biện pháp này thường có hoàn cảnh đặc thù, gia đình hoặc tổ chức xã hội thường rất khó quản lý.

Bên cạnh đó, luật cũng không quy định cụ thể việc tạm giữ đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc ngay sau khi Tòa án quyết định áp dụng các biện pháp này, nên gây rất nhiều khó khăn trong công tác thi hành nếu người bị áp dụng các biện pháp này bỏ trốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý VI PHẠM HÀNH CHÍNH đối với NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 75 - 80)