trong xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện nghiêm túc quy chế phối hợp quản lý nhà nước công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, trong đó có đặc biệt quan tâm đến vấn đề xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên.
UBND thành phố Huế tiếp tục bám sát, tổ chức triển khai nghiêm túc quy chế phối hợp quản lý nhà nước công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Tỉnh được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành, triển khai (quyết định số 40/2015/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, có hiệu lực kể từ ngày 04/10/2015), trong đó đã quy định rõ trách nhiệm thực hiện của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế trong công tác xử
lý vi phạm hành chính, trong đó đặc biệt lưu ý đến đối tượng người chưa thành niên vi phạm hành chính.
Quy chế này quy định nguyên tắc, hình thức và nội dung phối hợp giữa Sở ư pháp với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và UBND các xã, phường, thị trấn trong việc thực hiện quản lý nhà nước công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Các nội dung phối hợp bao gồm: Phối hợp trong việc tổ chức thực hiện, theo dõi tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Phối hợp phổ biến pháp luật, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về pháp luật xử lý vi phạm hành chính; Phối hợp trong kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Phối hợp thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Phối hợp xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính; Phối hợp thống kê về xử lý vi phạm hành chính; Phối hợp trong báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Tại mỗi nội dung phối hợp quy định rõ trách nhiệm thực hiện của các sở, ban, ngành, của Sở ư pháp và UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế.
Thứ hai, xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đoàn thể, cá nhân có liên quan trong xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên.
Trên thực tế hiện nay vẫn còn tình trạng áp dụng các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, thống nhất; biên bản vi phạm hành chính được lập không đúng theo mẫu quy định; ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính quá thời hạn quy định; người ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính không đúng thẩm quyền; việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính chưa triệt để; công tác lưu trữ hồ sơ, thống kê, theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả xử phạt vi phạm hành chính chưa đầy đủ, kịp
thời; công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính chưa thường xuyên, liên tục, chưa có thống nhất…
Chính vì vậy cần tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nhằm khắc phục, hạn chế sai sót, khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của mình.