Phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả những vi phạm hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý VI PHẠM HÀNH CHÍNH đối với NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 98)

chính do người chưa thành niên thực hiện

Để góp phần ngăn chặn và giảm tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm hành chính nói riêng, công tác phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả những vi phạm hành chính do người chưa thành niên thực hiện cần được tập trung thực hiện tốt và đồng bộ các mặt công tác như tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, phát huy vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc quản lý, giáo dục trẻ em, người chưa niên.

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Thành phố Huế về công tác phòng, chống tội phạm, đặc biệt là phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, pháp luật hành chính đối với lứa tuổi thanh thiếu niên. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và xã hội trong phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật. Thứ hai, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Huế cần tăng cường hơn nữa công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Đặc biệt, lực lượng Công an Thành phố cần tăng cường phối hợp trong công tác xử lý vi

phạm hành chính để kịp thời xử lý các hành vi vi phạm; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm hành chính bảo đảm đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo luật định.

Thứ ba, với đặc thù Thành phố có số lượng trường học các cấp nhiều, các cơ quan chức năng, mà nòng cốt vẫn là lực lượng Công an Thành phố Huế cần tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các quy định của luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật có liên quan bằng các hình thức, biện pháp thích hợp, phù hợp với lứa tuổi trực tiếp tại các trường học để các em tiếp thu, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; Kết hợp đồng bộ với các qui định, chế tài của từng nhà trường đối với từng trường hợp vi phạm pháp luật hành chính của học sinh nhằm giáo dục, chấn chính, uốn nắn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật hành chính, cũng như ngăn ngừa các hành vi vi phạm xảy ra trong tương lai. Với số lượng 35 trường cấp 1 với khoảng 27.254 học sinh tiểu học, 23 trường cấp 2 với khoảng 19.425 học sinh, 09 trường cấp 3 với khoảng 10.000 học sinh trên địa bàn thành phố Huế, khi triển khai tốt công tác này sẽ có tác dụng lớn, hiệu quả lớn để góp phần ngăn chặn và giảm tình hình người chưa thành niên vi phạm hành chính.

Thứ tư, các cơ quan chức năng trên địa bàn Thành phố cần tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các lĩnh vực nhạy cảm như văn hóa, công nghệ thông tin (Internet) nhằm đảm bảo môi trường tốt cho người chưa thành niên phát triển.

Môi trường xã hội ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách của người chưa thành niên. Xã hội càng văn minh thì con người, nhất là người chưa thành niên, càng có điều kiện, cơ hội hoàn thiện mình theo chiều hướng tốt, tích cực. Ngược lại, môi trường xã hội càng không an toàn, nhiều nguy cơ ẩn chứa khiến người chưa thành niên vi phạm pháp luật. rong điều kiện kinh tế thị trường phát triển mở cửa hội nhập, bên cạnh những yếu tố tích cực

mang lại, thì còn không ít các mặt trái, hạn chế, tiêu cực mà người chưa thành niên sẽ phải tiếp xúc, tiếp cận hàng ngày. Môi trường xã hội không an toàn điển hình có thể là các tụ điểm, địa điểm, đại lý truy cập Internet, Game online... thường xuyên có các đối tượng người chưa thành niên, học sinh sinh viên lui tới, vì vậy các cơ quan chức năng trên địa bàn Thành phố cần tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, hạn chế các vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự an toàn xã hội nảy sinh. Đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm, kịp thời đối với các loại hình kinh doanh dịch vụ nhạy cảm này khi gây ảnh hưởng xấu đến lứa tuổi thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên.

Thứ năm, cần quan tâm đến các đối tượng người chưa thành niên có hoàn cảnh đặc biệt, có nguy cơ vi phạm pháp luật hành chính. UBND, Công an thành phố, các ngành cần quan tâm, có chính sách ưu tiên dạy nghề, tạo công ăn việc làm cho những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, như người chưa thành niên lang thang, không gia đình để họ có một nghề nghiệp ổn định, có thể tự nuôi sống bản thân nhằm hạn chế một cách căn cơ những nguy cơ vi phạm hành chính ở nhóm đối tượng này.

Đồng thời tăng cường sự phối hợp của các cấp, các ngành để rà soát, tổng hợp và phân loại những đối tượng thanh thiếu niên tại các khu vực, điểm nóng về tình hình trật tự xã hội trên địa bàn Thành phố, những người chưa thành niên có trình độ học vấn thấp do bỏ học sớm; gia đình có bố mẹ ly hôn, bố mẹ phạm tội hoặc bố mẹ thường xuyên vi phạm pháp luật; thanh niên không có việc làm, hoàn cảnh khó khăn, để tập trung phổ biến pháp luật cho những đối tượng này nhằm giáo dục, cảm hóa và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật. Lực lượng cảnh sát khu vực, công an xã, phường, thị trấn chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, nhà trường tăng cường công tác giám sát, theo dõi, quản lý, giáo dục, giúp đỡ nhóm đối tượng này, thường xuyên gặp gỡ, giáo dục các em tại gia đình và cộng đồng.

3.2.4. Tăng cường trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội trong giáo dục người chưa thành niên

Như đã phân tích ở các nội dung trước, môi trường gia đình, nhà trường, xã hội có ảnh hưởng rất lớn và góp phần quan trọng trong việc giáo dục, hình thành nhân cách, lối sống đối với người chưa thành niên. Vì vậy, gia đình, nhà trường, xã hội thường xuyên có sự phối hợp quản lý, giáo dục chặt chẽ chính là phương pháp tốt nhất để giáo dục, ngăn ngừa không để xảy ra vi phạm pháp luật ở người chưa thành niên.

Trước hết, gia đình và giáo dục gia đình là một trong những yếu tố tác động quan trọng nhất đối với quá trình phát triển nhân cách và định hướng lối sống của người chưa thành niên. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng đầu tiên, là môi trường xã hội gần gũi, quan trọng nhất, nơi các tương tác xã hội hằng ngày của người chưa thành niên diễn ra thường xuyên nhất. Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có ấm no, ấm hạnh phúc, các thành viên trong gia đình yêu thương, quan tâm chăm sóc nhau thì các đối tượng người chưa thành niên được giáo dục, chăm lo chu đáo hơn, vì vậy chắc chắn sẽ ít vi phạm pháp luật hơn so với người chưa thành niên có hoàn cảnh khó khăn, thiếu tình thương của cha mẹ, hoặc gia đình có yếu tố bạo lực, mồ côi, sống lang thang… Một gia đình sống tốt, gương mẫu, chấp hành đúng các quy định của pháp luật, thực hiện tốt vai trò giáo dục cho các thành viên trong gia đình chắc chắn sẽ tác động tích cực đến hình thành nhân cách, hạn chế được tình trạng vi phạm pháp luật của người chưa thành niên. Nói tóm lại, hoàn cảnh và sự giáo dục của gia đình là yếu tố đầu tiên, cơ bản, quyết định nên sự hình thành nhân cách, thái độ và hành vi xử sự của người chưa thành niên đối với xã hội.

Chính vì vậy trong gia đình, các bậc làm cha làm mẹ cần quan tâm đến phát triển thể chất và diễn biến tâm sinh lý con em mình, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt tuổi trẻ, chưa thành niên. Đây là lứa tuổi đang phát triển cả về

thể chất và tinh thần, thích khám phá, thích thể hiện mình, nhưng ngược lại, lại có hạn chế về nhận thức, ý thức, nhìn nhận vấn đề chưa thấu đáo, chưa có trải nghiệm thực tế cuộc sống. Lúc này cha mẹ phải luôn thực sự gương mẫu trong hành vi, thái độ ứng xử, ý thức tuân thủ pháp luật, nội qui nơi cộng đồng sinh sống, đồng thời luôn lắng nghe, hướng dẫn để con em mình hiểu đúng, thực hiện đúng và kịp thời phát hiện, uốn nắn, điều chỉnh những nhận thức, hành vi sai lệch, chưa chuẩn mực với phương pháp phù hợp đặc điểm tâm lý lứa tuổi, tuyệt đối không sử dụng bạo lực, bạo hành như áp đặt, đánh, mắng. Gia đình, cha mẹ quan tâm, thấu hiểu tâm tư tình cảm của con em nhiều hơn, thì việc giáo dục các em sẽ mang lại hiệu quả rất cao, góp phần hạn chế tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

Bên cạnh giáo dục từ gia đình, thì nhà trường đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục nhân cách người chưa thành niên. Nhà trường ngoài cung cấp kiến thức cho các học sinh và cũng cần phải tăng cường công tác giáo dục đạo đức, có ý thức tuân thủ pháp luật, có lối sống lành mạnh để chuẩn bị cho học sinh khả năng thích ứng tốt với môi trường xã hội bên ngoài. Nhà trường cần phát huy những kết quả đã được, bên cạnh việc tổ chức các hoạt động văn thể mỹ tạo không khí, sinh hoạt vui chơi lành mạnh, giúp học sinh rèn luyện sức khỏe, rèn luyện nhân cách cần tăng cường phối hợp các cơ quan, đơn vị để tổ chức các buổi nói chuyện, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho học sinh về phòng chống tai nạn thương tích, phổ biến Luật giao thông đường bộ, chống vi phạm luật giao thông đường bộ. Song song với việc cung cấp một số kiến thức xã hội, kiến thức pháp luật giúp học sinh nhận thức, ý thức được điều nên làm và không nên làm, có ý thức thức phòng tránh những hành vi vi phạm pháp luật, góp phần hạn chế phần nào tình trạng vi phạm pháp luật ở đối tượng này.

Đồng thời, trong quá trình giáo dục sẽ kịp thời phát hiện, ngăn chặn, uốn nắn những nhận thức, hành vi lệch lạc có thể dẫn đến vi phạm pháp luật mà bản thân học sinh là người chưa thành niên không nhận thức được là mình vi phạm. Nhà trường cũng tăng cường công tác quản lý khi phát hiện các em có hành vi vi phạm nội quy quy định của nhà trường cần xử lý nghiêm, tránh bệnh thành tích làm hạn chế việc phòng ngừa tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

Sự kết hợp chăm lo, giáo dục, giám sát học sinh, người chưa thành niên giữa gia đình và nhà trường phải là việc làm thường xuyên, có mối liên hệ chặt chẽ, tận dụng tối đa sự hỗ trợ, sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại làm cầu nối giữa gia đình và nhà trường như các kênh liên lạc (internet, hộp thư điện tử, sổ liên lạc điện tử, điện thoại,...). Phải tuyệt đối tránh việc giao phó, phó mặc con em học sinh cho gia đình, hoặc cho nhà trường, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm trong quản lý, giáo dục học sinh.

Ngoài việc giáo dục học sinh, người chưa thành niên có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường, thì sự liên hệ giữa gia đình, nhà trường và chính quyền địa phương cũng là yếu tố quan trọng và cần thiết. Trong quá trình chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên, gia đình và nhà trường cần phản ánh, cung cấp thông tin cho chính quyền địa phương về các tác nhân có thể ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến cuộc sống và hình thành nhân cách của người chưa thành niên để kịp thời giải quyết, điều chỉnh, chấn chỉnh. Đó có thể là môi trường bên ngoài nơi gia đình sinh sống, là địa bàn nơi trường học đóng có tình hình an ninh trật tự phức tạp, có các yếu tố tệ nạn xã hội hoặc tiềm ẩn các nguy cơ ảnh hưởng đến người chưa thành niên làm sao nhãng chuyện học hành, rèn luyện, như môi trường dịch vụ kinh doanh giải trí không lành mạnh, những tụ điểm vui chơi, giải trí, những dịch vụ Internet, Game Online, trò chơi bạo lực, xuất hiện tình trạng sử dụng ma túy... Chính quyền

địa phương trong trường hợp này phải kịp thời có những quyết sách, chính sách và chế tài phù hợp theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo môi trường địa phương trong sạch, đảm bảo an ninh trật tự, qua đó góp phần hạn chế các điều kiện xấu, tiêu cực có thể lôi kéo, ảnh hưởng người chưa thành niên, có thể dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, với vai trò nòng cốt trong công tác giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn, trong những năm qua, Công an thành phố Huế đã tham mưu cho cấp ủy, UBND Thành phố và chỉ đạo Công an các phường, xã trên địa bàn thành phố thực hiện mô hình “ Quản lý, giáo dục trẻ em, người chưa thành niên vi phạm pháp luật tại cộng đồng dân cư” và mô hình “Phòng ngừa, trợ giúp trẻ em, người chưa thành niên vi phạm pháp luật dựa vào cộng đồng dân cư” đã phát huy nhiều tác dụng tích cực trên thực tế. Với tình thần quan tâm, gần gũi, giáo dục, giúp đỡ, các ban ngành, đoàn thể ở địa phương phải trực tiếp đến những gia đình có con em vi phạm pháp luật để tuyên truyền, vận động, đồng thời để biết được những khó khăn, vướng mắc để kịp thời tháo giỡ hoặc giúp đỡ. Chính nhờ những biện pháp như vậy nên các gia đình có con em vi phạm pháp luật, bản thân các em, người chưa thành niên, thấy được sự quan tâm của các ban ngành, đoàn thể phường để dần dần hòa nhập và sống cuộc sống tốt hơn.

3.2.5. Các giải pháp khác

Thứ nhất, kiện toàn, củng cố tổ chức, nhân sự làm công tác quản lý, xử lý vi phạm hành chính.

Cán bộ làm công tác xử lý vi phạm hành chính ở các phường thiếu, khối lượng công việc nhiều nên công tác này thực hiện chưa có hiệu quả cao. Lực lượng cán bộ làm công tác pháp chế của Công an thành phố còn thiếu và phải kiêm nhiệm nhiều nội dung công việc nên chưa có sự đầu tư đúng mức, hiệu quả công tác quản lý, xử lý vi phạm hành chính chưa đáp ứng yêu cầu.

Vì vậy cần tăng cường nhân sự làm công tác quản lý, xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố. hường xuyên quan tâm và củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác xử lý vi phạm hành chính tại các đơn vị địa phương, nhất là về biên chế (bố trí biên chế chuyên trách).

Thứ hai, tăng cƣờng công tác đào tạo, tập huấn, bồi dƣỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác xử lý vi phạm hành chính.

Đề nghị Sở, phòng ư pháp chủ trì tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị chuyên đề về xử lý vi phạm hành chính (trong đó có chuyên đề về triển khai thi hành Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29/6/2016 của Chính phủ sửa đổI, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử hành chính giáo dục tạI phường và các văn bản hướng dẫn thi hành) nhằm nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ làm công tác xử lý vi phạm hành chính; Định kỳ thành lập các đoàn để thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết để đánh giá chấp hành pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính của các cấp, các ngành, kịp thời hướng dẫn và tháo gỡ những khó han, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Thứ ba, tăng cƣờng đầu tƣ các trang, thiết bị phục vụ cho công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, đặc biệt là đầu tƣ công nghệ thông tin trong công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý ngƣời vi phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý VI PHẠM HÀNH CHÍNH đối với NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)