Kết quả đạt được và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý VI PHẠM HÀNH CHÍNH đối với NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 80 - 85)

Luật XLVPHC 2012 là cơ sở pháp lý quan trọng góp phần bảo đảm trật tự kỷ cương quản lý hành chính, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Nhận thức được tầm quan trọng đó, thời gian qua, công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được Thành ủy, UBND, Công an và các cơ quan chức năng Thành phố chỉ đạo, thực hiện quyết liệt cùng với ý thức, tinh thần trách nhiệm cao của cán bộ, chiến sỹ trong thực hiện các quy trình, trình tự, thủ tục trong công tác xử lý vi phạm hành chính và sự phối hợp có hiệu quả với các cơ quan, ban ngành có liên quan nên đã đạt được nhiều kết quả tích cực, qua đã góp phần

quan trọng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi vi phạm, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, giữ vững an ninh trật tự, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố.

rong lĩnh vực pháp luật hành chính và thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, công tác xử lý vi phạm hành chính nói chung, và xử lý vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố Huế được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật. Các trường hợp vi phạm đã được phát hiện, lập biên bản kịp thời và xử lý đúng đối tượng, đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục quy định góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức chấp hành pháp luật, có tác dụng giáo dục, chấn chỉnh, răn đe đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính, đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội ở địa phương.

Đặc biệt trong công tác xử lý vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố Huế đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, tạo chuyển biến tích cực. Nguyên nhân của các kết quả này có được là sự quyết tâm, đồng lòng mong muốn xây dựng thành phố Huế xanh - sạch - đẹp cả về cảnh quan, môi trường và an ninh trật tự, là kết quả của sự phối hợp tích cực, hiệu quả của các tổ chức Đảng, UBND các cấp, các ngành, các đơn vị và quần chúng nhân dân Thành phố, thể hiện ở các vấn đề sau:

Thứ nhất, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về vi phạm hành chính, phòng ngừa và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật hành chính đối với đối tượng người chưa thành niên đã được các cơ quan ban ngành của Thành phố phối hợp tổ chức thực hiện rất tốt, và nhận được sự hưởng ứng, tích cực tham gia, giám sát của quần chúng nhân dân, nhà trường và gia đình của chính người chưa thành niên.

Các cơ quan chức năng, trong đó chủ yếu là lực lượng công an thành phố và các phường, cùng UBND các địa bàn, nhà trường đã tích cực triển khai công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân nói chung, trong đó đặc biệt quan tâm và có các chuyên đề phù hợp cho nhóm đối tượng người chưa thành niên nói riêng. Hình thức tuyên truyền thực hiện đa dạng, phong phú, lồng ghép phổ biến kiến thức pháp luật tại các buổi nói chuyện theo từng chuyên đề.

Đặc biệt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các nhà trường đạt hiệu quả cao, Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên các trường THPT, THCS trên địa bàn Thành phố đã tích cực phối hợp với Công an Thành phố để tổ chức các buổi tuyên truyền, tọa đàm, nói chuyện về Luật Giao thông đường bộ cho 100% cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường; Bên cạnh đó một số nhà trường THPT, THCS đã phối hợp với UBND trên địa bàn để tổ chức ký cam kết đối với cán bộ, giáo viên và học sinh về đảm bảo an ninh trật tự; không vi phạm tệ các nạn xã hội, vận chuyển và đốt pháo nổ tại nhà trường, nơi cư trú; phối hợp các bậc phụ huynh học sinh tuyên truyền, nhắc nhở các em học sinh chấp hành nghiêm các quy định pháp luật của Nhà nước; xây dựng các biển, bảng về nội quy của nhà trường ngay tại trường để các em học sinh nắm được và thực hiện nghiêm; Thường xuyên nắm bắt, theo dõi, giám sát việc thực hiện các quy định nghiêm cấm học sinh đi xe máy đến trường, đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm... Đồng thời, tăng cường phổ biến, truyên truyền trên các kênh khác đang thu hút sự quan tâm của giới trẻ như thông qua Internet, mạng xã hội, tổ chức thi tìm hiểu kiến thức pháp luật trên website các trường học.

rước đây, tình trạng học sinh gây gổ, đánh nhau ngoài cổng trường sau các buổi học diễn ra khá phổ biến; Học sinh đi xe máy đến trường và đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm vẫn diễn ra thường xuyên. Sau đó nhờ

thực hiện tốt các giải pháp trên đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, hiểu biết về kiến thức pháp luât, về ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường, của nhóm người chưa thành niên sinh sống trên địa bàn các phường thuộc Thành phố. Tình trạng học sinh gây gổ, đánh nhau ngoài cổng trường đã không còn, 100% học sinh đi xe đạp điện đã có ý thức chấp hành nghiêm việc đội mũ bảo hiểm khi đến trường; học sinh đi xe đạp điện chở quá số người qui định đã giảm hẳn.

Cùng với sự chủ động, tích cực của ngành Giáo dục, các cơ quan, đơn vị và tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội cũng đã và đang sâu sát, nỗ lực tham gia vào công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh và người chưa thành niên, như thực hiện Đề án “ ăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011-2015” của Tỉnh Đoàn; ổ chức hiệu quả các chương trình như: “ uần văn hoá giao thông”, Ngày hội “ hanh thiếu nhi với văn hoá giao thông”..., phát tờ rơi tuyên truyền về luật; xây dựng các mô hình “ ủ sách pháp luật” trong trường học...

Những kết quả này cũng đã phản ánh, thể hiện rõ trong số liệu phân tích trong giai đoạn 2014 - 2017, trên địa bàn Thành phố không có sự gia tăng nhiều về số vụ việc người chưa thành niên vi phạm pháp luật hành chính. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về vi phạm hành chính, phòng ngừa và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật hành chính đối với đối tượng người chưa thành niên đạt kết quả tích cực, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố.

Thứ hai, công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được các cơ quan triển khai đồng bộ, hiệu quả, có qui chế, có kế hoạch rõ ràng cụ thể, có kiểm tra, giám sát.

Để triển khai thi hành Luật XLVPHC một cách đồng bộ, hiệu quả, thống nhất, căn cứ quy chế phối hợp quản lý nhà nước công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Tỉnh, UBND Thành phố hàng năm đã ban hành các kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn đối với UBND các phường và các cơ quan chức năng nhằm triển khai thực hiện công tác XLVPHC đảm bảo theo đúng quy định pháp luật; Trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị, địa phương được qui định rõ, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, địa phương trong quá trình quản lý công tác thi hành pháp luật về XLVPHC. rong đó, UBND Thành phố cũng đã quan tâm, xác định một số lĩnh vực trọng tâm cần đạt được như các chuyên đề về kiểm soát, kéo giảm tình hình vi phạm trong lĩnh vực an toàn giao thông đối với người chưa thành niên…

Thứ ba, công tác phổ biến pháp luật, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về pháp luật xử lý vi phạm hành chính được các đơn vị trên địa bàn Thành phố thực hiện tốt, vì vậy việc áp dụng các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được kịp thời, đầy đủ, chính xác.

Bên cạnh công tác phổ biến, tuyên truyền Luật XLVPHC cho người dân nói chung và đối tượng người chưa thành niên nói riêng được, UBND Thành phố cũng đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo, tổ chức kịp thời các hội nghị triển khai Luật và Nghị định hướng dẫn thi hành cho đội ngũ cán bộ làm công tác XLVPHC về kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực tổ chức thực thi pháp luật. Hàng năm, BND thành phố phối hợp cùng các sở, ban ngành của Tỉnh để tổ chức các hội nghị triển khai, các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho người có thẩm quyền xử phạt và cán bộ trực tiếp làm công tác XLVPHC. Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về XLVPHC nhằm kịp thời chấn chỉnh, rút kinh nghiệm những sai sót trong công tác XLVPHC tại các đơn vị trên địa bàn Thành phố.

Thứ tư, công tác kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật cũng được xác định là lĩnh vực trọng tâm, then chốt nên UBND Thành phố đã tăng cường củng cố, bố trí đội ngũ cán bộ có năng lực đảm nhiệm nhiệm vụ và cơ bản đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ công tác quản lý thi hành pháp luật về XLVPHC trên địa bàn Thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý VI PHẠM HÀNH CHÍNH đối với NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)