Bảo đảm, bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong quá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý VI PHẠM HÀNH CHÍNH đối với NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 92)

trình xử lý vi phạm hành chính

Do đặc điểm về phát triển thể chất và tinh thần của người chưa thành niên nên các quy định trong pháp luật nước ta đề cao việc giáo dục, giúp đỡ người chưa thành niên vi phạm pháp luật sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh trở thành công dân có ích cho xã hội là mục đích chủ yếu. Mọi biện pháp áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật được quy định đảm bảo phù hợp với hoàn cảnh và tương xứng với tính chất và mức độ vi phạm của người chưa thành niên. Việc buộc người chưa thành niên phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình là nhằm mục đích để đối tượng nhận thức sâu sắc rằng hành vi vi phạm pháp luật của mình đã vi phạm các chuẩn mực và quy tắc của nhà nước, của xã hội.

Trên tinh thần đó, việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Trong quá trình xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính phải xem xét thấu đáo, bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên. Cần ưu tiên các hình thức xử lý như giáo dục, nhắc nhở, cảm hóa, răn đe và hạn chế sử dụng các biện pháp mang tính cách ly gia đình, chỉ được áp dụng khi xét thấy không có biện pháp xử lý khác phù hợp hơn.

3.2. Giải pháp bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đối với ngƣời chƣa thành niên trên địa bàn thành phố Huế

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, từ thực trạng công tác quản lý, xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố Huế đối với người chưa thành niên như đã phân tích trên, kiến nghị một đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên, và các giải pháp bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố Huế.

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật, thể chế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên chính đối với người chưa thành niên

Bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên nói chung, người chưa thành niên vi phạm pháp luật nói riêng luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Mặc dù vậy, như đã phân tích trong chương trước, trong thời gian qua tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật hành chính vẫn tiếp tục gia tăng, diễn biến phức tạp. Bởi vậy, bên cạnh những giải pháp có ý nghĩa cơ bản, thường xuyên phù hợp với thực tế Thành phố, cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật hành chính. Việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật, thể chế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên là yêu cầu khách quan, đòi hỏi cần có sự đảm bảo tính đồng bộ với các chế định pháp luật khác liên quan trên cơ sở phù hợp định hướng, đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, cập nhật cho phù hợp với sự thay đổi, phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế, phù hợp những biến động của tình hình thực tiễn của nhóm đối tượng người chưa thành niên; Đồng thời khắc phục được những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật XLVPHC đối với người chưa thành niên.

Từ góc độ nghiên cứu thực trạng vi phạm pháp luật hành chính của người chưa thành niên trên địa bàn Thành phố và thực tế công tác quản lý, xử lý vi phạm hành chính của các cơ quan chức năng, luận văn có một số các đề xuất, kiến nghị về việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật, thể chế xử lý VPHC đối với người chưa thành niên, cụ thể như sau:

Thứ nhất, về chủ thể vi phạm hành chính là người chưa thành niên ở nhóm tuổi từ 12 tuổi trở lên.

Tình hình vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trong nhóm từ 12 tuổi trở lên theo như phân tích số liệu trong giai đoạn 2014 -2017 trên địa bàn Thành phố Huế chiếm đến 34% và đang có dấu hiệu tăng dần.

rong đó Luật XLVPHC chỉ quy định độ tuổi từ 12 đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự thì bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Điều 90) và từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ Luật hình sự thì bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng (điều 92). Như vậy, người từ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng sẽ không thuộc đối tượng bị xử lý hành chính, mà thay vào đó là áp dụng các biện pháp nhắc nhở, quản lý tại gia đình.

Tuy nhiên trên thực tế, 2 biện pháp thay thế này khó đạt kết quả thực thi cao trong khi điều kiện áp dụng là “Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình; Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này; Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình” (điểm a khoản 1 điều 140 Luật XLVPHC). Trên thực tế nhóm người chưa thành niên vi phạm này thường là do không hoặc không có sự quản lý gia đình, hoàn cảnh mồ côi, cha mẹ ly hôn, … không có điều kiện chăm sóc, giáo dục đã khiến cho nhóm đối tượng này dễ xảy ra hành vi phạm pháp luật…

Do đó, kiến nghị cần xem xét, sửa đổi áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên có độ tuổi từ 12 đến dưới 14 tuổi khi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng.

Thứ hai, về xác định tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính (Điều 13, Luật XLVPHC).

Đối với việc xác định tuổi của đối tượng vi phạm để tiến hành xử lý vi phạm hành chính thì các cơ quan chức năng luôn xác định theo ngày, tháng, năm sinh trong giấy tờ theo hướng có lợi nhất cho đối tượng, đặc biệt đối với người chưa thành niên vi phạm.

Tuy nhiên Nghị định số 81/2013/NĐ-CP chỉ quy định nội dung xác định tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không quy định nội dung xác định tuổi của đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính đã gây sự lúng túng cho các đơn vị trong quá trình thực hiện, đang có sự áp dụng luật khác nhau giữa các đối tượng vi phạm bị xử lý vi phạm hành chính (xử phạt và áp dụng biện pháp xử lý hành chính).

Từ đó, kiến nghị Luật cần bổ sung nội dung về xác định tuổi của đối tượng bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính.

Thứ ba, về qui định về việc gửi quyết định cho người vi phạm theo qui định của Luật XLVPHC trong vòng 2 ngày là khó đảm bảo cho các đơn vị thực thi.

Trong thực tiễn triển khai công tác xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn Thành phố, do khối lượng vụ việc lớn, số lượng quyết định xử phạt ban hành nhiều, các lực lượng làm việc trên nhiều địa bàn, địa điểm lưu động, do đó việc phải hoàn tất gửi quyết định cho người vi phạm theo qui định của Luật XLVPHC trong vòng 2 ngày là không khả thi và gây nhiều khó khăn cho các đơn vị; Bên cạnh đó, khó khăn phát sinh nữa là do sự biến động của qui hoạch, điều chỉnh, mở rộng đường xá, địa bàn khu dân cư nên nhiều trường hợp địa chỉ ghi trong giấy tờ khác với địa chỉ nơi cư trú thực tế, nên người vi phạm không thể nhận được quyết định.

Vì vậy kiến nghị xem xét, điều chỉnh nâng thêm thời gian để các đơn vị có điều kiện có thể đảm bảo thực hiện và phù hợp thực trạng, tình hình vi phạm pháp luật hành chính hiện nay.

Thứ tư, về việc quy định “trong 06 tháng đã ít nhất hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính” là quá ngắn, gây khó khăn trong quá trình xử lý vi phạm hành chính.

Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính ở địa phương còn nhiều lúng túng, chưa thống nhất cả về nhận thức và phối hợp thực hiện giữa các ngành, địa phương cơ sở trong tỉnh, nhất là về đối tượng và điều kiện áp dụng (như số lần vi phạm – bị xử phạt trong thời hạn quy định 6 tháng…). Các hành vi vi phạm theo quy định tại điểm đ, Điều Nghị định số 111/2013/NĐ- CP đối với “đối tượng là người từ đủ 18 tuổi trở lên, trong 06 tháng đã ít nhất hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính” là thời gian quá ngắn do các đối tượng vi phạm cố tình trốn tránh hoặc chuyển sang địa bàn khác để thực hiện hành vi vi phạm mà chưa có cơ chế phối hợp giữa các địa phương, cơ sở hoặc chưa có cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính để xác định hành vi tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.

Vì vậy kiến nghị xem xét, điều chỉnh, nâng thời gian lên 12 tháng để đảm bảo thực thi hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính.

3.2.2. Xác định cụ thể trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trong xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

Thứ nhất, tiếp tục thực hiện nghiêm túc quy chế phối hợp quản lý nhà nước công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, trong đó có đặc biệt quan tâm đến vấn đề xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên.

UBND thành phố Huế tiếp tục bám sát, tổ chức triển khai nghiêm túc quy chế phối hợp quản lý nhà nước công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Tỉnh được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành, triển khai (quyết định số 40/2015/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, có hiệu lực kể từ ngày 04/10/2015), trong đó đã quy định rõ trách nhiệm thực hiện của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế trong công tác xử

lý vi phạm hành chính, trong đó đặc biệt lưu ý đến đối tượng người chưa thành niên vi phạm hành chính.

Quy chế này quy định nguyên tắc, hình thức và nội dung phối hợp giữa Sở ư pháp với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và UBND các xã, phường, thị trấn trong việc thực hiện quản lý nhà nước công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Các nội dung phối hợp bao gồm: Phối hợp trong việc tổ chức thực hiện, theo dõi tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Phối hợp phổ biến pháp luật, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về pháp luật xử lý vi phạm hành chính; Phối hợp trong kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Phối hợp thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Phối hợp xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính; Phối hợp thống kê về xử lý vi phạm hành chính; Phối hợp trong báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Tại mỗi nội dung phối hợp quy định rõ trách nhiệm thực hiện của các sở, ban, ngành, của Sở ư pháp và UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế.

Thứ hai, xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đoàn thể, cá nhân có liên quan trong xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên.

Trên thực tế hiện nay vẫn còn tình trạng áp dụng các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, thống nhất; biên bản vi phạm hành chính được lập không đúng theo mẫu quy định; ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính quá thời hạn quy định; người ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính không đúng thẩm quyền; việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính chưa triệt để; công tác lưu trữ hồ sơ, thống kê, theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả xử phạt vi phạm hành chính chưa đầy đủ, kịp

thời; công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính chưa thường xuyên, liên tục, chưa có thống nhất… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chính vì vậy cần tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nhằm khắc phục, hạn chế sai sót, khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của mình.

3.2.3. Phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả những vi phạm hành chính do người chưa thành niên thực hiện chính do người chưa thành niên thực hiện

Để góp phần ngăn chặn và giảm tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm hành chính nói riêng, công tác phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả những vi phạm hành chính do người chưa thành niên thực hiện cần được tập trung thực hiện tốt và đồng bộ các mặt công tác như tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, phát huy vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc quản lý, giáo dục trẻ em, người chưa niên.

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Thành phố Huế về công tác phòng, chống tội phạm, đặc biệt là phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, pháp luật hành chính đối với lứa tuổi thanh thiếu niên. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và xã hội trong phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật. Thứ hai, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Huế cần tăng cường hơn nữa công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Đặc biệt, lực lượng Công an Thành phố cần tăng cường phối hợp trong công tác xử lý vi

phạm hành chính để kịp thời xử lý các hành vi vi phạm; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm hành chính bảo đảm đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo luật định.

Thứ ba, với đặc thù Thành phố có số lượng trường học các cấp nhiều, các cơ quan chức năng, mà nòng cốt vẫn là lực lượng Công an Thành phố Huế cần tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các quy định của luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật có liên quan bằng các hình thức, biện pháp thích hợp, phù hợp với lứa tuổi trực tiếp tại các trường học để các em tiếp thu, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; Kết hợp đồng bộ với các qui định, chế tài của từng nhà trường đối với từng trường hợp vi phạm pháp luật hành chính của học sinh nhằm giáo dục, chấn chính, uốn nắn kịp thời các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý VI PHẠM HÀNH CHÍNH đối với NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 92)