Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý VI PHẠM HÀNH CHÍNH đối với NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 104 - 119)

Thứ nhất, kiện toàn, củng cố tổ chức, nhân sự làm công tác quản lý, xử lý vi phạm hành chính.

Cán bộ làm công tác xử lý vi phạm hành chính ở các phường thiếu, khối lượng công việc nhiều nên công tác này thực hiện chưa có hiệu quả cao. Lực lượng cán bộ làm công tác pháp chế của Công an thành phố còn thiếu và phải kiêm nhiệm nhiều nội dung công việc nên chưa có sự đầu tư đúng mức, hiệu quả công tác quản lý, xử lý vi phạm hành chính chưa đáp ứng yêu cầu.

Vì vậy cần tăng cường nhân sự làm công tác quản lý, xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố. hường xuyên quan tâm và củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác xử lý vi phạm hành chính tại các đơn vị địa phương, nhất là về biên chế (bố trí biên chế chuyên trách).

Thứ hai, tăng cƣờng công tác đào tạo, tập huấn, bồi dƣỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác xử lý vi phạm hành chính.

Đề nghị Sở, phòng ư pháp chủ trì tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị chuyên đề về xử lý vi phạm hành chính (trong đó có chuyên đề về triển khai thi hành Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29/6/2016 của Chính phủ sửa đổI, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử hành chính giáo dục tạI phường và các văn bản hướng dẫn thi hành) nhằm nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ làm công tác xử lý vi phạm hành chính; Định kỳ thành lập các đoàn để thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết để đánh giá chấp hành pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính của các cấp, các ngành, kịp thời hướng dẫn và tháo gỡ những khó han, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Thứ ba, tăng cƣờng đầu tƣ các trang, thiết bị phục vụ cho công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, đặc biệt là đầu tƣ công nghệ thông tin trong công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý ngƣời vi phạm cũng nhƣ công tác quản lý nhà nƣớc trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính cần thiết phải tăng cường đầu tư các trang, thiết bị phục vụ cho công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, đặc biệt là đầu tư công nghệ thông tin (phần cứng, phần mềm, kết nối mạng) trong công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý người vi phạm cũng như công tác quản lý nhà nước trong thi hành

pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Hiện nay cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính chưa được xây dựng, tích hợp, quản lý, sử dụng để phục vụ tốt cho công tác quản lý xử lý vi phạm hành trong phạm vi cả nước. Vì vậy kiến nghị Bộ Công an, Bộ ư pháp cần sớm có hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính, tổ chức tập huấn để triển khai áp dụng cho các sở, ban ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này.

Thứ tƣ, bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật hỗ trợ cho công tác xử lý vi phạm hành chính.

Hiện nay các phương tiện kỹ thuật, công cụ hỗ trợ cho việc xác định hành vi vi phạm trong một số lĩnh vực như môi trường, giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm… chưa được đầu tư, trang bị đầy đủ, đặc biệt là ở cấp phường, cấp xã trên địa bàn thành phố Huế nên các lực lượng xử phạt gặp khó han trong việc phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm hành chính. Vì vậy đề nghị UBND Tỉnh, Công an Tỉnh ưu tiên bố trí nguồn kinh phí và trang bị các thiết bị, phương tiện kỹ thuật đảm bảo phục vụ tốt cho công tác xử lý vi phạm hành chính để các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Tiểu kết chương 3:

Nội dung chương 3 tập trung phân tích phương hướng bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố Huế. Trong đó nhấn mạnh đến tính phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và xã hội, chú trọng kết hợp giữa xử lý vi phạm hành chính với trọng tâm là sự giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội.

Từ đó có các kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính, đề xuất các giải pháp phù hợp, đồng bộ về phía trách nhiệm các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong xử lý vi phạm hành chính, với tăng cường trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội nhằm làm tốt hơn nữa công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn có hiệu quả tình hình vi phạm pháp luật hành chính của người chưa thành niên trên địa bàn thành phố Huế.

Đánh giá được đầy đủ tầm quan trọng cúa phương hướng và các giải pháp, từ đó tổ chức triển khai một cách quyết liệt, đồng bộ sẽ góp phần nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của công tác xử lý vi phạm pháp luật hành chính nói chung, và xử lý vi phạm pháp luật hành chính đối với người chưa thành niên nói riêng trên địa bàn thành phố Huế. Có như vậy thành phố Huế mới giữ vững được an ninh trật tự, tạo môi trường xã hội lành mạnh, thuận lợi hơn cho phát triển con người, văn hóa, kinh tế, xã hội trên địa bàn.

KẾT LUẬN

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện và sự vào cuộc, quản lý, triển khai quyết liệt của các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn thành phố Huế, tình hình chính trị, xã hội ổn định, an ninh, quốc phòng được giữ vững; khối đại đoàn kết toàn dân không ngừng được củng cố, phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tạo môi trường, xã hội lành mạnh phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà. Thời gian qua, việc xử lý vi phạm hành chính trên các lĩnh vực đã được các sở, ban, ngành, các cơ quan trên địa bàn tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế quan tâm thực hiện, nhiều vụ vi phạm đã được phát hiện và xử lý theo quy định, góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh, phòng, chống các hành vi vi phạm hành chính; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân, nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Tuy vậy nhìn chung vẫn công tác xử lý vi phạm hành chính vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ, thống nhất. Trong đó tình trạng vi phạm pháp luật hành chính của người chưa thành niên trên địa bàn Thành phố không có dấu hiệu thuyên giảm, mà có chiều hướng tăng nhẹ trong hầu hết các lĩnh vực gây nhiều quan tâm, lo lắng, bức xúc cho các cơ quan, đoàn thể và nhân dân thành phố Huế, ảnh hưởng lớn đến những giá trị tốt đẹp, chuẩn mực sống, giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta nói chung và các giá trị Huế nói riêng.

Người chưa thành niên là thế hệ tương lai của đất nước. Tuy vậy, người chưa thành niên có đặc thù chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể lực, trí tuệ, tinh thần cũng như chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân. Do vậy người chưa thành niên cần được Nhà nước, gia đình, xã hội bảo vệ, chăm sóc đặc biệt, và đối xử khác với cách đối xử dành cho người đã thành niên. Làm tốt công tác giáo dục, phòng ngừa, tuyên truyền phổ biến pháp luật nhằm

nâng cao kiến thức, nhận thức pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật sẽ hạn chế tình trạng vi phạm phạm pháp luật ở nhóm đối tượng này là vấn đề quan trọng và cần thiết.

Chính vì vậy việc nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực trạng xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố Huế, từ đó sở đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị đề xuất để tiếp tục hoàn thiện pháp luật hiện hành và giải quyết những vướng mắc của thực tiễn. Nội dung luận văn đã tập trung vào phân tích thực trạng xử lý vi phạm pháp luật hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố Huế, để từ đó có các kiến nghị, giải pháp nhằm đảm bảo xử lý vi phạm pháp luật hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố Huế.

heo đó, luận văn đã cơ bản giải quyết được một số các vấn đề đặt ra: - Làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận tổng quan và thực trạng quy định pháp luật hiện hành về người chưa thành niên, về xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trong thực tiễn hiện nay.

- Phân tích, chỉ ra thực trạng vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố Huế và nguyên nhân của thực trạng đó. Đồng thời, đánh giá tổng quát các yếu tố tác động đến việc xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố Huế. Từ kết quả đó để đề xuất giải pháp bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố Huế.

Như mục tiêu đã đặt ra ban đầu, hy vọng qua kết quả nghiên cứu khiêm tốn này, luận văn sẽ giúp cho người đọc hiểu được thực tiễn tình hình xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên, các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên hiện nay trên địa bàn thành phố Huế, để từ đó là thông tin tham khảo cho các cơ quan Nhà nước trong quá trình hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên, cũng như tham khảo trong học tập, nghiên cứu về luật Hành chính.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về

“Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến

năm 2010, định hướng đến năm 2020”.

2. Bộ Công an (2013), Báo cáo công tác thi hành pháp luật về áp dụng các BPXLHC đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục.

3. Bộ Lao động - hương binh và Xã hội (2013), Giới thiệu tập huấn về tư

pháp người chưa thành niên, NXB Lao động, Hà Nội.

4. Bộ ư pháp (2016), “Báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành hành chính”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Bộ ư pháp (2017), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện pháp luật xử lý vi

phạm hành chính, ngày 17/11/2017.

6. Công an Thành phố Huế (2017), Công tác thi hành pháp luật về xử lý vi

phạm hành chính các năm 2014 - 2015 - 2016 - 2017.

7. Chính phủ (2013), Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 về

“Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý VPHC”.

8. Chính phủ (2013), Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 về việc “Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại

xã, phường, thị trấn”.

9. Chính phủ (2013), Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về việc “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa

cháy; phòng, chống bạo lực gia đình”.

10. Chính phủ (2013), Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 về việc “Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ

11. Chính phủ (2014), Nghị định số 02/2014/NĐ-CP ngày 10/1/2014 “Quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc”.

12. Chính phủ (2014), Sách trắng về thành tựu quyền con người của Việt Nam.

13. Khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội (2011), Giáo trình Lý luận và

pháp luật về quyền con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội (2013), Hỏi đáp về quyền con

người, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

15. TS. Hoàng Minh Khôi (2014), Biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật, luận án tiến sỹ luật, chuyên ngành

Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Đại học luật TP Hồ Chí Minh.

16. TS. Hoàng Minh Khôi (2017), Biện pháp xử lý hành chính đối với người

chưa thành niên, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.

17. Quốc hội (2012), Luật xử lý VPHC, NXB Lao động, Hà Nội.

18. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

19. rường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, NXB Công an Nhân dân.

20. rường Đại học Luật Hà Nội (2003), Hoàn thiện pháp luật về xử lý hành chính với người chưa thành niên: luận văn thạc sĩ luật học / Nguyễn Ngọc Bích ; TS. Nguyễn Văn Mạnh hướng dẫn.

21. rường Đại học Luật Hà Nội (2014), Các biện pháp thay thế xử lý hình

sự đối với người chưa thành niên phạm tội / Phạm Anh Tuyên / Dân chủ

và Pháp luật. Số chuyên đề 8/2014.

22. rường Đại học Luật Hà Nội (2013), Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên / Bùi Thị Nam, Trịnh

Hồng Lê / Dân chủ và Pháp luật. Số chuyên đề Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính/2013. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

23. rường Đại học Luật Hà Nội (2013), Cần thống nhất độ tuổi của người

chưa thành niên trong các văn bản pháp luật/ Hoàng Minh Khôi //

Nghiên cứu lập pháp. Số 18/2013.

24. rường Đại học Luật Hà Nội (2013), Một số đặc điểm tâm lí của người

chưa thành niên phạm tội / Đặng Thanh Nga // Luật học. Số 1/2008.

25. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2017), Công tác phòng, chống tội phạm

và vi phạm pháp luật các năm 2015 - 2016 - 2017.

26. www.moj.gov.vn (Cổng thông tin điện tử Bộ ư pháp) 27. http://thuvien.hlu.edu.vn ( hư viện ĐH Luật HN)

28. http://lib.hcmulaw.edu.vn (Trung tâm thông tin Thư viện ĐH Luật TP HCM)

29. https://lic.vnu.edu.vn (Trung tâm thông tin Thư viện khoa Luật ĐHQG Hà Nội)

30. https://luatminhkhue.vn/kien-thuc-luat-hanh-chinh/vi-pham-hanh-chinh- va-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh.aspx (Công ty Luật Minh Khuê)

31. http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/545500/tltk/Chi%20tiet%20 bai%20viet?p_cateid=1751909&item_id=13778771&article_details=1 (Tòa Án Nhân Dân Tối Cao)

32. http://lsvn.vn (Luật sư Việt Nam Online)

33. http://congly.vn/hoat-dong-toa-an/nghiep-vu (Cơ quan của TAND Tối cao) 34. http://luatvietphong.vn/cac-hinh-thuc-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-doi-

voi-nguoi-chua-thanh-nien-n4558.html

35. https://danluat.thuvienphapluat.vn/xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-doi-voi- nguoi-chua-thanh-nien-104214.aspx ( hư viện pháp luật / Dân Luật)

36. http://luatvietphong.vn/cac-hinh-thuc-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-doi- voi-nguoi-chua-thanh-nien-n4558.html (Công ty Luật Tiên Phong) 37. http://hinhsu.luatviet.co/dac-diem-tam-ly-cua-nguoi-chua-thanh-

nien/n20161028120821392.html (Hệ thống phân tích, tra cứu pháp luật) 38. http://vnclp.gov.vn/ct/cms/tintuc/Lists/ThucTienPhapLuat/View_Detail.a

spx?ItemID=165 (Cổng thông tin điện tử Viện nghiên cứu lập pháp) 39. http://www.nhandan.com.vn/xahoi/tin-tuc/item/33297702-gia-dinh-va-

giao-duc-gia-dinh-trong-boi-canh-xa-hoi-ngay-nay.html (Báo Nhân dân) 40. http://www.ttbd.gov.vn/Home/Default.aspx?portalid=52&tabid=108&cat

id=515&distid=2682

41. http://hastc.org.vn/tam-ly-hoc-lua-tuoi-khai-quat-ve-tam-ly-hoc-lua-tuoi- hien-nay-4552.html

42. https://luatduonggia.vn/thu-tuc-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-va-mot-so- van-de-co-lien-quan/ (Công ty Luật Dương Gia)

43. http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao- doi.aspx?ItemID=2100 44. http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dien-dan/item/1233-nhung- diem-moi-trong-luat-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-nhin-tu-goc-do-quyen-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý VI PHẠM HÀNH CHÍNH đối với NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 104 - 119)