Khái niệm xử lývi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường từ thực tiễn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 25 - 27)

trƣờng

Luật Xử lý vi phạm hành chính không đưa ra định nghĩa về xử lý vi phạm hành chính mà quy định về xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường có thể tiếp cận từ góc độ thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường.

Nhà nước khi ban hành các văn bản pháp luật nhằm xác định khả năng xử sự của mọi cá nhân, tổ chức. Khả năng đó chỉ đi vào thực tế khi các chủ thể pháp luật thực hiện nghiêm minh pháp luật. Thực hiện pháp luật là một đòi hỏi khách quan của quá trình quản lý Nhà nước, nó song song tồn tại cùng với quá trình xây dựng pháp luật. Nếu xây dựng pháp luật làm tốt, ban hành nhiều văn bản mà khâu thực hiện pháp luật làm không tốt, văn bản không đi vào cuộc sống thì chứng tỏ công tác quản lý Nhà nước kém hiệu quả.

Có thể khái quát: Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm thực hiện hóa các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.

Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý đã xác định những hình thức thực hiện pháp luật gồm có bốn loại cơ bản sau: Tuân thủ pháp luật (chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những

hoạt động mà pháp luật cấm); thi hành pháp luật (chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hoạt động tích cực); sử dụng pháp luật (chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình, thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép); áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào những quy định của pháp luật để tạo các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.

Trong số bốn hình thức thực hiện pháp luật, hình thức áp dụng pháp luật là đặc biệt nhất vì nó liên quan đến hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Một trong những trường hợp cần tiến hành áp dụng pháp luật đó là khi cần áp dụng các biện pháp chế tài được Nhà nước quy định trong các quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo pháp luật được thực hiện nghiêm minh. Xử lý vi phạm hành chính nói chung, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường nói riêng thuộc hình thức áp dụng pháp luật.

Như vậy, hiểu một cách khái quát xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường là một trong những hình thức thực hiện pháp luật, trong đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào những quy định của pháp luật về xử lý hành chính, pháp luật về xử lý hành chính trong lĩnh vực môi trường ra những quyết định cá biệt nhằm hạn chế hoặc tước bỏ một số quyền, áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức khi các chủ thể này có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

1.2.4. Đặc trƣng của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trƣờng

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường ngoài những đặc điểm chung (do chủ thể có thẩm quyền tiến hành, chủ thể có thẩm quyền xử

lý có quyền ra những quyết định đơn phương dựa trên quy định pháp luật, các chủ thể vi phạm có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp cưỡng chế…) còn có những nét đặc trưng riêng. Cụ thể các đặc trưng đó là:

Thứ nhất, đối tượng bị xử lý là các tổ chức, cá nhân có tính đa dạng, trong đó, có nhiều tổ chức thực hiện vi phạm hành chính. Chủ thể này là tổ chức, vì thế mức xử phạt áp dụng với hành vi vi phạm của chủ thể này cao hơn so với hành vi vi phạm của cá nhân. Theo quy định của pháp luật hiện hành, mức phạt tiền áp dụng đối chủ thể là tổ chức gấp đôi so với chủ thể là cá nhân.

Thứ hai, chủ thể có thẩm quyền xử lý ngoài những chủ thể là cơ quan quản lý nhà nước về môi trường còn có sự tham gia của chủ thể rất đặc biệt đó là Cảnh sát môi trường. Hiện nay chủ thể này đã được trao quyền phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước để phát hiện và xử lý kịp thời những tổ chức, cá nhân có hành vi gây ô nhiễm môi trường.

Thứ ba, mức xử phạt áp dụng đối với chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường thường cao do hậu quả mà hành vi gây ra cho môi trường. Hành vi gây ô nhiễm môi trường có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như vi phạm về quản lý chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại do chủ thể thải ra này thường lớn hơn so với chủ thể khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường từ thực tiễn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)