vực môi trƣờng
1.3.1. Khái niệm pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trƣờng môi trƣờng
Pháp luật là một loại quy phạm xã hội đứng bên cạnh đạo đức, tín điều tôn giáo và phong tục tập quán. Tuy nhiên, so với những quy phạm xã hội khác, pháp luật có nhiều thuộc tính riêng: tính quy phạm phổ biến; tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung và hình thức; tính đảm bảo
bằng Nhà nước. Nhờ những thuộc tính riêng biệt này, pháp luật có giá trị thực thi trên thực tế cao hơn so với quy phạm khác. Vai trò của pháp luật là điều chỉnh các quan hệ xã hội, làm cho những quan hệ xã hội phát triển theo ý chí của Nhà nước, của giai cấp thống trị. Mỗi loại quan hệ xã hội thuộc sự điều chỉnh của một lĩnh vực pháp luật riêng. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý, sự phân chia các lĩnh vực pháp luật chỉ có tính tương đối.
Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính là chế định rộng bao hàm trong đó nhiều lĩnh vực khác nhau: Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường… Như vậy, pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường là một bộ phận thuộc chế định xử lý vi phạm hành chính. Quan hệ xã hội thuộc sự điều chỉnh của bộ phận pháp luật này hẹp hơn so với quan hệ xã hội thuộc sự điều chỉnh của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nhóm quan hệ này được xác định là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chủ thể thẩm quyền tiến hành xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi phạm các quy tắc quản lý hành chính nhà nước về bảo vệ môi trường.
Từ sự phân tích trên, chúng ta có thể quan niệm: Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường là tổng hợp những quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chủ thể có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân khi các tổ chức, cá nhân này có hành vi xâm hại quy tắc quản lý hành chính nhà nước về bảo vệ môi trường.