môi trƣờng
Việc bảo vệ môi trường, ngăn chặn hành vi gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp nhất thiết phải kiên quyết thực thi nghiêm các quy định của pháp luật. Yêu cầu của việc thực thi nghiêm chỉnh quy định của pháp luật áp dụng đối với cả cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm và các tổ chức, cá nhân.
Thứ nhất, đối với cá nhân, tổ chức có thẩm quyền xử lý vi phạm nếu có hành vi bao che, nhận hối lộ khi thực hiện công vụ sẽ xử lý nghiêm minh. Bởi vì, người có thẩm quyền xử lý có giữ vai trò chủ đạo trong công tác đấu tranh phòng chống vi phạm, nếu chủ thể này không gương mẫu sẽ tạo nên hiện tượng tiêu cực trong công chức và các tổ chức, cá nhân coi thường pháp luật, coi thường vấn đề bảo vệ môi trường. Vì vậy, yêu cầu thực hiện pháp luật nghiêm minh trước hết thuộc về cá nhân, tổ chức có thẩm quyền xử lý.
Để làm tốt điều này, cơ quan tư pháp cần thường xuyên kiểm tra, thanh tra hoạt động của các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường đối với các tổ chức, cá nhân. Kịp thời xử lý, chấn chỉnh những chủ thể thiếu trách nhiệm trong quá trình xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm, đồng thời khen thưởng những cá nhân, tổ chức
có thành tích trong đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính theo chế độ chung của Nhà nước.
Thứ hai, nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường . Thực tế có nhiều đối tượng vi phạm hành chính, thực hiện quyết định xử phạt không nghiêm túc làm giảm hiệu lực pháp luật và hệ quả là sẽ kéo theo nhiều đối tượng khác có các hành vi tương tự. Do vậy cần có các biện pháp thực sự hiệu quả để kịp thời phát hiện làm rõ và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm. Nếu các đối tượng không chấp hành quyết định xử phạt thì tiến hành các biện pháp cưỡng chế theo quy định pháp luật; không nên để hành vi vi phạm kéo dài, gây ra hậu quả rồi mới xử lý.
Đây là công việc không đơn giản, để làm tốt hoạt động này, cần có sự nỗ lực lớn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong thời gian tới, để tăng cường việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường, cơ quan chức năng cần tiến hành đồng loạt các hoạt động sau:
Một là, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. UBND quận Long Biên, cần phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công an (Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường) tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi pháp luật về bảo vệ môi trường.
Đối với tổ chức, doanh nghiệp có hành vi vi phạm và để tình trạng ô nhiễm kéo dài thì cương quyết đình chỉ hoạt động cho đến khi chủ thể đó thực hiện xong nghĩa vụ nộp phạt và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Tăng cường giám sát nguồn thải của các khu công nghiệp, tăng cường hệ thống các trạm quan trắc liên tục, tự động tại các nguồn thải.
Hai là, nâng cao vai trò của công cụ kinh tế nhằm đánh vào tài chính của các tổ chức, cá nhân. Quán triệt triển khai hiệu quả các quy định của
pháp luật tại Nghị định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đặc biệt trong việc áp dụng các mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân. Khi thực hiện tốt hoạt động này sẽ tăng cường nguồn thu cho ngân sách Nhà nước phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường. Quan trọng hơn khi đánh vào lợi ích kinh tế buộc các tổ chức, cá nhân phải có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, khi phạt tiền các doanh nghiệp phải đảm bảo nguyên tắc mức tiền phạt phải tương xứng với tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi.
Ba là, tăng cường vai trò của công cụ thông tin. Công khai thông tin hoạt động bảo vệ môi trường của các tổ chức, doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, trang tin điện tử… nhằm tạo sức ép đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm, gây ô nhiễm môi trường và động viên, khuyến khích những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.
Tiểu kết Chƣơng 3
Chương 3 luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Luận văn tập trung vào bốn nhóm giải pháp.
Một là, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Cần làm rõ các quy định về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, thẩm quyền xử lý vi phạm, các biện pháp xử lý vi phạm.
Hai là, tổ chức tốt công tác tuyên truyền pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nâng cao nhận thức của người dân, tổ chức về các quy định liên quan đến bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm, nhằm tạo ý thức tuân thủ pháp luật về môi trường, tạo dư luận đối với hành vi vi phạm.
Bà là, phân công, phân cấp thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, nâng cao năng của cán bộ, công chức trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.
Bốn là, thực hiện nghiêm minh các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, kiên quyết xử lý các hành vi phạm, đảm bảo tính răn đe của các biện pháp xử lý.
KẾT LUẬN
Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo vệ môi trường. Trong những năm qua, trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội, tình trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường có xu hướng ngày càng tăng về số lượng, gia tăng về mức độ nghiêm trọng. Trong điều kiện đó, hoạt động xử lý vi phạm hành chính đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường của quận Long Biên còn một số hạn chế. Hoạt động xử lý vi phạm có lúc còn chậm, chưa kịp thời. Các cơ quan chức năng còn lúng túng trong xác định thẩm quyền xử lý vi phạm. Hiệu quả răn đe trong việc áp dụng mức xử phạt còn chưa đảm bảo. Trong xử lý vi phạm, một số cơ quan còn chưa tuân thủ về quy trình, thủ tục. Nguyên nhân của hiện trạng này xuất phát từ các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường còn chưa hoàn thiện. Các quy định về xác định các hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi trường còn chưa bao quát được các hành vi vi phạm, mức độ vi phạm. Việc xác định thẩm quyền xử lý vi phạm còn chưa được phân định cụ thể, rõ ràng. Trong điều kiện đó, các cơ quan có thẩm quyền chưa nghiên cứu đầy đủ hệ thống các quy định pháp luật trong quá trình áp dụng pháp luật. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân, các tổ chức, doanh nghiệp ý thức tuân thủ pháp luật về môi trường còn hạn chế.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường nói chung, trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội nói riêng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp.
Thứ nhất, tập trung rà soát, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về BVMT.
Rà soát, xây dựng Đề án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BVMT và các Luật có liên quan đến BVMT; ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung các Nghị định, quy định chi tiết thi hành Luật BVMT.
Rà soát, điều chỉnh, hoặc xây dựng mới các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm về công tác quản lý môi trường, hệ thống pháp luật, tiêu chuẩn môi trường của các nước phát triển trên thế giới.
Xây dựng và triển khai Đề án kiểm soát đặc biệt đối với các dự án, cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Xây dựng hệ thống tiêu chí về môi trường làm cơ sở lựa chọn, sàng lọc loại hình sản xuất và công nghệ sản xuất phục vụ cho việc thu hút đầu tư, xem xét, phê duyệt các dự án đầu tư. Xây dựng Đề án về cơ chế đột phá huy động nguồn lực, thu hút đầu tư, xã hội hóa BVMT, thực hiện đúng nguyên tắc: “Người được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho công tác BVMT; người gây ô nhiễm, suy thoái môi trường phải bồi thường, chi trả chi phí xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường”.
Xây dựng Đề án tổng thể về tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị và nông thôn; Đề án về quan trắc, cảnh báo môi trường vùng kinh tế trọng điểm, khu vực tập trung nhiều nguồn thải và khu vực nhạy cảm về môi trường giai đoạn 2018 - 2025, định hướng 2030; Đề án tăng cường năng lực bảo tồn ĐDSH tại các khu bảo tồn và hành lang ĐDSH.
Thứ hai, cần hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, cần đảm bảo cách hiểu thống nhất về các nội dung liên quan đến việc xác định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử lý trong trường hợp thực hiện nhiều hành vi vi phạm đảm bảo tính răn đe của hoạt động xử lý hành vi vi phạm.
Thứ ba, tổ chức tốt công tác tuyên truyền pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền pháp luật, nâng cao nhận thức của người dân, tổ chức về các quy định của pháp luật liên qua đến bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.
Thứ tư, phân công, phân cấp thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo hướng xác định rõ thẩm quyền của các cơ quan có thẩm quyền, đồng thời, tăng cường sự phối hợp của các cơ quan trong quá trình xử lý vi phạm.
Thứ năm, thực hiện nghiêm minh các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Cần tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; nâng cao vai trò của công cụ kinh tế nhằm đánh vào tài chính của các tổ chức, cá nhân vi phạm; tăng cường vai trò của công cụ thông tin. Công khai thông tin hoạt động bảo vệ môi trường của các tổ chức, doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tạo sức ép đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm, gây ô nhiễm môi trường và động viên, khuyến khích những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần XII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Nguyễn Thị Bình (2015), Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Báo cáo toàn văn môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2016.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Thông tư số 31/2016/TT- BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Thông tư số 48/2011/TT- BTNMT ngày 28/12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
08/2009/TT- BTNMT.
6. Bộ Tư pháp (2005), Bình luận pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
7. Chính phủ (2003), Nghị định số 134/2003/NĐ- CP ngày 14/11 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002. 8. Chính phủ (2006), Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường 2005.
9. Chính phủ (2006), Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
10. Chính phủ (2008), Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường 2005.
11. Chính phủ (2008), Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
12. Chính phủ (2009), Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
13. Chính phủ (2013), Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/03/2013 về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 15.Nguyễn Thị Thanh Hà: “Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2015”, Tạp chí Môi trường số 9, 2015.
16. Trần Hồng Hà (2009), Quản lý Nhà nước về môi trường - thực trạng và giải pháp, Tạp chí Quản lý Nhà nước số 157/2009.
17. Hồng Hạnh (2012), Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, số 05/2012, tr.18-20.
18. Nhóm chuyên gia pháp luật hành chính, Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, ThS. Đặng Thanh Sơn (tổ chức biên soạn) (2008), Vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính, Đặc san tuyên truyền pháp luật số 06, Hà Nội.
19. Luyện Thị Thùy Nhung (2013), Pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
20. Quốc hội (2013), Hiến pháp năm 2013. 21. Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường.
22. Quốc hội (2012), Luật Xử lý vi phạm hành chính.
23. Trần Thị Lâm Thi (2003), Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
24. Vũ Thị Duyên Thủy (2011), Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động của các khu công nghiệp Việt Nam, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, số 09/2011, tr.60-64
25.Thủ tướng Chính phủ (2016), Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường.
26.Tổng cục Thống kê (2016), Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam 5 năm 2011 – 2015, Nxb Thống kê.
27.Đỗ Nam Thắng: “Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực BVMT”, Báo Nhân dân, 2016.
28. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam,Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.
29. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật môi trường,NXB. Công an Nhân dân, Hà Nội năm 2008.
30. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1997), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng.
Tiếng Anh
31. DR. Doan Hong Nhung (2011), Land Law with sustainable development – Green development in Vietnam, Seminar on “Law of the transition countries an green growth”. Seoul National University Law School. Seoam Hall. Seoul, Korea. Hosted by Korea Legislation Research Institute (KLRI) Center for Asian Law, (21 December, 2011), page 1-30.