môi trƣờng
Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, ngoài những đặc điểm chung của pháp luật, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về xử lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn mang những đặc điểm riêng. Cụ thể:
Thứ nhất, hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có tính tổng thể. Khi tiến hành xử lý các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, chủ thể có thẩm quyền căn cứ vào quy định pháp luật xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để đưa ra quyết định.
Thứ hai, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chủ thể có thẩm quyền tiến hành xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm quy tắc quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Chủ thể tham gia quan hệ này bao gồm một bên là cá nhân, tổ chức được pháp luật trao quyền xử lý vi phạm và một bên là các các tổ chức, cá nhân vi phạm. Địa vị pháp lý của hai chủ thể này là bất bình đẳng, một bên đại diện cho nhà nước mang quyền ra những quyết định đơn phương, một bên có nghĩa vụ thực hiện mệnh lệnh. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm không thực hiện đúng quyết định xử lý, chủ thể có thẩm quyền có thể dùng tới biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường có nhiều điểm khác biệt so các chủ thể vi phạm hành chính khác. Các vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường đa dạng về hình thức, phương thức thực hiện, hậu quả. Vì thế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường phải tính đến những đặc thù này. Để hạn chế
những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường, đối với sự phát triển bền vững nói chung pháp luật cần có cơ chế giám sát và xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi gây ô nhiễm môi trường.