Các yếu tố tác động đến vai trò của lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội trong quản lý cư trú.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong cư trú từ thực tiễn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 28 - 37)

hành chính về trật tự xã hội trong quản lý cư trú.

1.3.1. Yếu tố thể chế chính trị, hệ thống pháp luật

nhóm lợi ích xã hội trong việc giành, chia sẻ và thực thi quyền lực nhà nước. Nhà nước giữ vai trò trung tâm trong hệ thống chính trị của mỗi quốc gia.

Ở Việt Nam, tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị là sự phản ánh cơ chế thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân lao động. Hệ thống chính trị ở nước ta bao gồm Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. Các quyết sách chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam là cơ sở chính trị, định hướng cho hoạt động của lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH trong quản lý cư trú, bởi vậy, hoạt động này mang tính chính trị sâu sắc, gắn bó chặt chẽ với chính trị, có cơ sở chính trị vững chắc. Cụ thể là:

Thứ nhất, Nhà nước ban hành và và tổ chức thực thi các chính sách, pháp luật dựa trên các quyết sách chính trị của Đảng để đưa các mục tiêu chính trị của Đảng vào cuộc sống.

Thứ hai, lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH nói riêng, lực lượng CAND và các cơ quan hành chính nhà nước nói chung tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật đã ban hành dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng trong mỗi cơ quan. Tổ chức đảng thực hiện vai trò lãnh đạo thông qua việc ban hành các nghị quyết và giám sát việc triển khai các nghị quyết đó.

Thứ ba, các hoạt động quản lý cư trú được triển khai thực hiện với sự tham gia tích cực của đội ngũ đảng viên trong bộ máy nhà nước nói chung, lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH nói riêng. Các đảng viên trong cơ quan hành chính nhà nước nói chung, lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH nói riêng có nghĩa vụ gương mẫu thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước phù hợp với cương vị, chức trách, nhiệm vụ được giao. Các đảng viên ưu tú của Đảng được bổ nhiệm giữ các chức vụ trong các cơ quan hành chính nhà nước hợp thành đội ngũ những người lãnh đạo, các công chức cấp cao, chuyên gia, chuyên viên... Thông qua đội ngũ này, các đường lối, chủ

trương của Đảng được chuyển hóa thành hoạt động cụ thể, sinh động trong bộ máy nhà nước.

Thứ tư, hoạt động quản lý cư trú của lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng. Hoạt động quản lý nhà nước chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan, tổ chức (Quốc hội, Hội đồng nhân dân, cơ quan tư pháp, Mặt trận Tổ quốc...), đồng thời cũng chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng.

Hệ thống pháp luật về cư trú là cơ sở pháp lý của quản lý cư trú. Nhà nước cũng như pháp luật là công cụ và phương tiện đảm đương vai trò dẫn dắt và chi phối xã hội bằng việc kiến tạo môi trường, cơ hội pháp lý như nhau đối với các thành viên trong xã hội thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau phát huy khả năng của mình để khởi nghiệp và phát triển. Pháp luật đảm đương vai trò kiến tạo môi trường, cơ hội pháp lý bình đẳng cho mọi thành viên của xã hội phát huy tài năng, trí tuệ, sức lực để hoàn thiện và phát triển bản thân mình, đồng thời phát triển xã hội. Với vai trò này, xã hội nói chung và các thành viên của xã hội nói riêng sẽ có điều kiện để phát triển.

Để tạo cơ sở pháp lý cho việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về cư trú trong thời kỳ đổi mới và nhằm cụ thể hoá quy định của Hiến pháp năm 1992 về quyển tự do cư trú công dân, Luật Cư trú đã được xây dựng và ngày 29/11/2006 tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XI đã thông qua, có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 07 năm 2007. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú (Luật số: 36/2013/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2013). Có thể nói Luật Cư trú đã tạo được bước tiến mới trong việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về quản lý cư trú của Nhà nước nói riêng.

Luật Cư trú quy định về quyền tự do cư trú của công dân trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước

ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trở về Việt Nam sinh sống.

Thủ tướng, các Bộ trưởng các bộ hữu quan (Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ) đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thi hành. Hệ thống pháp luật về cư trú phục vụ thiết thực và tác động lớn tới vai trò của lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH trong quản lý cư trú.

1.3.2. Yếu tố kinh tế xã hội, phong tục tập quán của địa phương

Hệ thống các quy phạm xã hội ở nước ta hiện nay bao gồm: quy phạm đạo đức, phong tục, tập quán, hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư, những thể chế của các tổ chức xã hội và tổ chức tôn giáo... Tuy các quy phạm xã hội ấy không mang tính cưỡng chế cao như quy phạm pháp luật, song lại có tính đa dạng đặc biệt ở chỗ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cưỡng chế với tự nguyện, xử phạt với giáo dục, răn đe với thuyết phục. Hơn nữa, các quy phạm ấy không chỉ trực tiếp điều tiết mọi hành vi mà còn chế ước cả về phương diện tư tưởng - tâm lý của từng người. Chính vì vậy, để việc quản lý cư trú của lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH đạt hiệu quả cao, phản ánh đầy đủ tính chất của một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đặc biệt đối với nước ta - một quốc gia đa dân tộc, đòi hỏi chúng ta phải thực hiện tốt việc kết hợp giữa pháp luật với hệ thống các thiết chế xã hội khác, trong đó gần gũi và trực tiếp nhất là yếu tố về đặc điểm kinh tế xã hội, phong tục, tập quán địa phương.

Phong tục, tập quán là những yếu tố thuộc thượng tầng kiến trúc, đều bị quy định bởi cơ sở kinh tế nhất định trên nền tảng kinh tế - xã hội phù hợp, chúng bổ sung, hỗ trợ nhau trong quá trình điều chỉnh hành vi con người. Nếu pháp luật hướng đến trật tự xã hội chung thì phong tục, tập quán hướng đến trật tự cộng đồng.

Phong tục, tập quán là: "Những thói quen đã được mọi người tuân thủ tại một địa phương trong một hoàn cảnh bắt buộc phải chấp nhận lề thói ấy

như một phần luật pháp của địa phương", những quy tắc xử sự mang tính cộng đồng, phản ánh nguyện vọng qua nhiều thế hệ của toàn thể dân cư trong một cộng đồng tự quản (làng, xã, khu vực). Nó luôn chi phối, ràng buộc hành vi của con người, buộc con người phải thích nghi, buộc phải tuân theo trong quan hệ với nhau ở mức độ này hay mức độ khác và "Những quy chế trong việc quản lý cộng đồng chỉ có thể được cộng đồng chấp nhận và thực hiện một cách tự giác và nghiêm chỉnh, nếu chúng trở thành văn hoá, thành phong tục, tập quán".

Các quy tắc này được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung, các quan hệ mang tính tộc người hoặc mang tính khu vực nói riêng. Do đó, các thành viên của cộng đồng thường tin tưởng vào tính công bình, sáng suốt, chính xác của các quy tắc xử sự này, chúng thường có tính hiệu lực cao (đặc biệt, khi những phong tục, tập quán được phát triển dưới hình thức hương ước hoặc luật tục). Trước những yêu cầu ngày càng cao của xã hội, pháp luật từng bước được hoàn thiện, và các quan hệ xã hội từng bước được pháp luật quy định thì phong tục, tập quán vẫn tồn tại và hỗ trợ cho việc thực hiện pháp luật. Chính vì vậy, việc xác định và đánh giá đúng đắn mối quan hệ tương hỗ giữa thể chế, hệ thống pháp luật và phong tục, tập quán có ý nghĩa rất quan trọng trong phát huy vai trò của lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH trong quản lý cư trú.

Thực tế trong điều kiện hiện nay, khi đất nước ta đang trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng và Nhà nước ta đã nhấn mạnh việc: "quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc". Pháp luật của chúng ta trong thời gian qua đã từng bước thể chế hoá quan điểm, đường lối này của Đảng vào quá trình hoàn thiện các quy định của pháp luật trong nhiều

lĩnh vực khác nhau, như Hiến pháp, Luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình,... Điều 5, Hiến pháp năm 1992 đã ghi rõ: "Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình"; Chỉ thị số 24/1998/CT/TTg ngày 19/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng và thực hiện hương ước quy ước của bản làng, thôn ấp, cụm dân cư cũng chỉ rõ: "Nội dung quy ước căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành và phù hợp với tình hình kinh tế văn hoá, xã hội, phong tục, tập quán của địa phương", "duy trì và phát triển phong tục, tập quán tốt đẹp ở cơ sở", kịp thời " phát hiện và đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực sai trái hoặc lợi dụng hương ước, quy ước để duy trì các hủ tục, tập quán lạc hậu'”. Vì vậy, trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật, yếu tố phong tục, tập quán cần phải được quan tâm thoả đáng. Điều này vừa làm phong phú thêm pháp luật, vừa đảm bảo hiệu lực điều chỉnh của pháp luật, phát huy được pháp luật trong hỗ trợ, bổ sung, hoàn thiện phong tục tập quán.

Tuy không đóng vai trò là công cụ thực thi quyền lực cao nhất của nhà nước nhưng phong tục tập quán trong điều kiện nhất định, có khả năng thay thế pháp luật. Bởi trên thực tế, trình độ phát triển ở từng vùng, từng địa phương là khác nhau, thậm chí chênh lệch nhau rất lớn cả về trình độ phát triển, đời sống văn hoá, tinh thần, do đó, không phải lúc nào, ở đâu pháp luật cũng thâm nhập được vào cuộc sống, cũng có tác dụng điều chỉnh. Đặc biệt, đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những vùng sâu, vùng xa thì những quy định của pháp luật trên nhiều khía cạnh còn xa lạ đối với cộng đồng của họ, nhất là các quy phạm pháp luật ở trình độ khái quát cao sẽ khó thâm nhập vào các lĩnh vực cụ thể của đời sống cộng đồng. Trong khi đó, phong tục, tập quán với những giá trị tích cực của nó lại có tác dụng thay thế cho pháp luật, đóng vai trò quan trọng và chủ yếu trong quá trình điều chỉnh các quan hệ xã hội cụ thể, nhất là trong quá trình tự quản ở cộng đồng dân cư.

Sự ảnh hưởng của phong tục, tập quán đến quản lý cư trú như là một hiện tượng có tính quy luật. Phong tục, tập quán lạc hậu, phản tiến bộ sẽ trở thành lực cản trong việc chấp hành pháp luật về cư trú. Ngược lại, phong tục, tập quán tốt đẹp sẽ đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng tình đoàn kết nội bộ, giải quyết các tranh chấp bằng con đường hoà giải, giải quyết linh hoạt, kịp thời, có tình, có lý các mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư, phù hợp với điều kiện của từng địa phương bảo đảm ổn định trật tự xã hội và do vậy, sẽ hỗ trợ cho việc thực hiện pháp luật, xây dựng ý thức pháp luật nói chung, ý thức về pháp luật cư trú nói riêng. Đây vừa là nguồn bổ sung, vừa là môi trường đưa pháp luật về cư trú vào cuộc sống, đồng thời là chất liệu quý để hoàn thiện vai trò của lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH khai thác nhằm nâng cao hiệu quả về quản lý cư trú.

1.3.3. Yếu tố về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực thực hiện hoạt động quản lý cư trú

Cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy, nguồn lực con người luôn là vấn đề quan trọng quyết định sức mạnh của đất nước nói chung, hoạt động quản lý cư trú của lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH nói riêng.

Con người là yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động của tổ chức: Một bộ máy muốn hoạt động cần có sự tham gia của con người. Một bộ máy muốn hoạt động đạt hiệu quả cao cần có sự phối kết hợp giữa mọi người trong tổ chức cùng thực hiện mục tiêu chung mang lại lợi ích cho cả một tập thể, qua đó khai thác tiềm năng của con người nâng cao hiệu quả công việc đồng thời nó cũng tạo ra cơ hội phát triển cho công tác tổ chức thực hiện pháp luật về cư trú.

Một tổ chức muốn hoạt động hiệu quả cần tái cấu trúc lại từ việc sắp xếp lại nguồn lực về vật chất, sắp xếp lại công tác nhân lực theo hướng gọn nhẹ, năng động nhất trong đó yếu tố con người mang tính quyết định. Do đó

việc sắp xếp, tìm kiếm người bố trí vào đúng vị trí, đúng cương vị là điều mà các tổ chức quan tâm.

Cũng với sự phát triển của khoa học công nghệ và những thay đổi của nền kinh tế thị trường buộc các nhà lãnh đạo, quản lý phải biết thích ứng. Do đó việc tuyển chọn, điều động, sắp xếp, đào tạo nhân lực trong quản lý cư trú đạt hiệu quả tối ưu là điều mà mỗi cơ quan, đơn vị Cánh sát QLHC về TTXH cần quan tâm. Trong đó có các đặc điểm về trình độ lao động, độ tuổi, đặc điểm về sức khỏe, phẩm chất, nhận thức chính trị, pháp luật, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, năng lực của lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH ảnh hưởng lớn tới chất lượng của hoạt động quản lý cư trú của lực lượng này.

1.4.4. Yếu tố cơ sở vật chất phục vụ việc quản lý cư trú

Yếu tố cơ sở vật chất có tác động không nhỏ tới hiệu quả hoạt động của lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH trong quản lý cư trú. Khi cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ, tăng cường hiện đại hóa bàn, ghế, tủ, máy tính, điện thoại, máy fax, máy photo coppy, giá kệ, hộp, cặp, bìa hồ sơ… theo đúng tiêu chuẩn của ngành giúp lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH quản lý cư trú được thuận tiện, nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý cư trú như phần mềm quản lý đăng kí nhân hộ khẩu, đăng ký văn bản đi, văn bản đến, quản lý văn bản và lập hồ sơ trong môi trường mạng nhằm tiết kiệm được thời gian, công sức và hạn chế khối lượng văn bản giấy ngày càng gia tăng. Ứng dụng công nghệ mới vào công tác quản lý cư trú giúp lưu giữ thông tin được lâu dài, ổn định, an toàn, rà soát, tìm kiếm dễ dàng hơn, nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả công việc và khả năng hội nhập xu thế ứng dụng của xã hội trong thời đại cách mạng 4.0.

Tiểu kết chương 1

Quản lý cư trú là một nội dung cơ bản trong quản lý hành chính về ANTT. Tiến hành công tác quản lý cư trú góp phần tạo điều kiện tối đa đểcông dân thực hiện quyền và nghĩa vụ theo pháp luật, phục vụ cho công tác quản lý xã hội của Nhà nước và công tác phòng ngừa, phát hiện đấu tranh chống tội phạm và các hành vi VPPL, tệ nạn xã hội.

Tại chương 1, trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống các giáo trình, tài liệu tham khảo, đề tài nghiên cứu khoa học, các văn bản quy phạm pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong cư trú từ thực tiễn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)