Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội tác động đến vai trò quản lý cư trú của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong cư trú từ thực tiễn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 37 - 38)

lý cư trú của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội tại quận Long Biên thành phố Hà Nội

Quận Long Biên là một trong 30 quận huyện của Thủ đô Hà Nội, có diện tích 60,38 km2, được thành lập theo nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ, gồm 14 phường cụ thể: Ngọc Thụy, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Sài Đồng, Thạch Bàn, Thượng Thanh, Việt Hưng, Bồ Đề, Gia Thụy, Cự Khối, Đức Giang, Giang Biên, Long Biên. Ngọc Lâm. Quận Long Biên là cửa ngõ phía Bắc của thủ đô có vị trí chiến lược quan trọng, là đầu mối trục giao thông về đường bộ nối liền thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắcnhư: quốc lộ 1A, tuyến giao thông quốc lộ 5A, 5B (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), tuyến đường cao tốc liên tỉnh giao cắt, hai cầu giao thông quan trọng là cầu Vĩnh Tuy, Chương Dương ...

Theo kết quả thu thập và nhập dữ liệu thông tin về quản lý nhân hộ khẩu năm 2017, quận Long Biên có dân số gồm 73.088 hộ và 262.967 nhân khẩu, mật độ bình quân 3850 người/km2. Trong đó: KT1 là 63.914 hộ với 207.113 nhân khẩu; KT2 là 4.867 hộ với 18.249 nhân khẩu; nhân khẩu lẻ với 2.868 nhân khẩu.Tỉnh ngoài đến tạm trú: 4.307 hộ với 17.653 nhân khẩu;nhân khẩu lẻ = 16.013 nhân khẩu; Sinh viên: 1.071 nhân khẩu.

Năm 2017, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn quận đạt: 9,0 - 9,5%; GDP bình quân đầu người trên 75.000.000 đồng; Hàng năm, các doanh nghiệp kinh doanh nhà ở đã và đang thực hiện thủ tục xây dựng hàng triệu mét vuông diện tích nhà chung cư. Tuy nhiên, giá bán của các căn hộ còn quá cao so với thu nhập của người dân. Điều này dẫn tới cư dân của quận Long Biên Hà Nội, đặc biệt tầng lớp có thu nhập thấp, phải sống trong điều kiện chật chội, thiếu tiện nghi. Đa số các gia đình trẻ ở quận Long Biên thành phố Hà Nội chưa có nhà ở, phải sống ghép chung hoặc thuê nhà ở tạm. Điều này cũng gây khó khăn cho công tác quản lý cư trú, đặc biệt là khó khăn trong việc xác định chỗ ở hợp pháp để đăng ký cư trú.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong cư trú từ thực tiễn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)