Giải pháp về tổ chức thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong cư trú từ thực tiễn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 80 - 89)

Giữa hệ thống pháp luật về đăng ký, quản lý cư trú theo Luật Cư trú hiện hành và các quy định về điều kiện và thủ tục đăng ký thường trú ở nội thành Hà Nội theo Luật Thủ đô 2012 có nhiều điểm khác biệt theo hướng thu hẹp hơn điều kiện đăng ký thường trú vào khu vực nội thành so với khu vực ngoại thành Hà Nội. Đến nay, Luật Thủ đô đã chính thức có hiệu lực, để các quy định mới về đăng ký thường trú ở nội thành Hà Nội được áp dụng một cách có hiệu lực, hiệu quả và thống nhất thì các cơ quan chức năng nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu, thống nhất một số vấn đề sau:

Cần hướng dẫn và thống nhất hóa các quy định về điều kiện, thủ tục đăng ký thường trú ở nội thành Hà Nội. Đối với những trường hợp nhập nhờ vào người có sổ hộ khẩu và có chỗ ở hợp pháp ở nội thành theo quy định tại điểm a, khoản 4, Luật Thủ đô thì áp dụng theo pháp luật về cư trú. Như đã phân tích ở trên, đối với những trường hợp này theo pháp luật về cư trú, công dân sẽ không phải xuất trình giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng theo Luật Thủ đô thì “có chỗ ở hợp pháp ở nội thành” lại là một điều kiện bắt buộc để đăng ký thường trú cho những trường hợp này. Do vậy, để có cách hiểu thống nhất ngay trong cùng một điều luật, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần hướng dẫn đối với những trường hợp đăng ký thường trú theo diện chuyển về với người đang có hộ khẩu ở nội thành. Nên quy định đối với những trường hợp này khi làm thủ tục đăng ký thường trú không cần phải xuất trình giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để thực sự phù hợp với pháp luật về cư trú, vừa giảm bớt phiền hà, thủ tục cho công dân.

Đối với phạm vi điều chỉnh nơi đăng ký thường trú vào khu vực nội thành cũng cần có cách hiểu thống nhất. Theo pháp luật về cư trú, những trường hợp đăng ký thường trú theo Điều 20 Luật Cư trú chỉ áp dụng đối với những người đang thường trú ở tỉnh ngoài chuyển về địa bàn các thành phố trực thuộc Trung ương, không áp dụng đối với những trường hợp chuyển nơi thường trú trong phạm vi thành phố trực thuộc Trung ương. Đến Luật Thủ đô đã đưa ra những quy định riêng trong đăng ký thường trú vào khu vực nội thành, nhưng trong Luật chưa chỉ rõ quy định này chỉ áp dụng đối với những trường hợp chuyển từ tỉnh ngoài vào khu vực nội thành hay áp dụng cả đối với những trường hợp thay đổi nơi thường trú từ ngoại thành và nội thành Hà Nội.

Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp “siết chặt” điều kiện đăng ký thường trú trong việc kìm hãm tốc độ nhập cư tự phát vào nội thành, nội thị Thủ đô, cũng như tại các thành phố trực thuộc Trung

ương. Tình trạng nhập cư với tốc độ nhanh từ nông thôn về thành thị nói chung, vào khu vực nội thành Hà Nội nói riêng, phải thừa nhận đó là một quy luật xã hội khách quan, tất yếu và việc kìm hãm, điều tiết luồng nhập cư này cũng là trách nhiệm và chức năng của mọi Nhà nước. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng ý với quan điểm: bên cạnh những chính sách xã hội ở tầm vĩ mô đến những biện pháp vi mô, bên cạnh những “ưu tiên đầu tư và huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng nhà ở, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại, thuận tiện ở ngoại thành; phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng Thủ đô và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm nhằm hạn chế tình trạng di dân tự phát vào nội thành thì vai trò điều tiết của nhà nước thông qua hệ thống chính sách pháp luật và công cụ quản lý là một nhân tố vẫn giữ vai trò không nhỏ trong giai đoạn hiện nay. Chính sách pháp luật quy định điều kiện rằng buộc khi đăng ký thường trú vào khu vực nội thành trong chừng mực nào đó góp phần phân bố đồng đều mật độ dân cư của Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp mang tính hành chính này trong thực tiễn nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là công cụ giảm nhập cư “trên giấy”, tức là hạn chế số người được đăng ký hộ khẩu thường trú, chứ hoàn toàn không hạn chế được số người chuyển về nội thành sinh sống. Người dân đã, đang và sẽ còn kéo đến sinh sống ở nơi nào mưu sinh tốt hơn, mà không hề quan tâm đến việc có được ĐKHK thường trú hay không. Một mặt không chỉ vô nghĩa về mặt hạn chế nhập cư, các biện pháp này còn sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý dân cư của cơ quan chức năng khi số người có hộ khẩu thường trú một nơi nhưng thường xuyên sinh sống ở một nơi khác ngày một gia tăng. Có lẽ bài toán về vấn đề nhập cư vào nội thành Hà Nội không phải là vấn đề một ngày, hai ngày, của một cơ quan hay hai cơ quan mà trách nhiệm chung thuộc về toàn xã hội.

Luật Quốc tịch 2008 đã và đang phát huy những vai trò quan trọng trong bảo đảm việc thực hiện quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh trong nước và quốc tế đang có nhiều thay đổi, tình hình di cư của một bộ phận người dân từ quốc gia này sang quốc gia khác, tình hình người di cư tự do từ Việt Nam sang các nước láng giềng và ngược lại, cũng như nhu cầu giải quyết các việc về quốc tịch Việt Nam của người dân ở trong nước và nước ngoài ngày càng gia tăng..., đã phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc như nguyên tắc xác định quốc tịch Việt Nam, vấn đề xác định quốc tịch của trẻ em, việc công nhận và xử lý hệ quả của tình trạng hai quốc tịch, một số thủ tục hành chính quy định tại Luật còn chưa minh bạch, chưa bảo đảm tính khả thi, vấn đề cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam,... cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc, cũng như tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài để có hướng giải quyết, khắc phục, đáo ứng yêu cầu bảo đảm tốt nhất quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực quốc tịch trên cơ sở Hiến pháp năm 2013 và điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam đã ký kết tham gia.

Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi các Thông tư hướng dẫn về công tác đăng ký, quản lý cư trú theo hướng thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà, tiêu cực trong công tác đăng ký, quản lý cư trú. Chú ý hơn nữa các nội dung nghiệp vụ quản lý cư trú nhất là quản lý thường trú, tạm trú, tạm vắng, lưu trú. Thông qua quản lý cư trú phải chủ động đề ra các giải pháp phòng ngừa tội phạm, các hành vi VPPL góp phần đảm bảo ANTT; tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong cư trú, phục vụ quản lý xã hội, phát triển kinh tế của đất nước.

Thể chế hóa các hành vi vi phạm hành chính cũng như các chế tài xử lý để đảm bảo tính răn đe, giáo dục nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về cư trú. Theo cơ chế điều chỉnh của Luật Cư trú, khi công dân thay đổi nơi

đăng ký thường trú ngoài phạm vi quận, huyện, thị xã công dân phải mất ít nhất 6 lần đi lại: 02 lần làm thủ tục cấp giấy chuyển hộ khẩu, 02 lần làm thủ tục đăng ký thường trú tại nơi chuyển đến, 02 lần làm thủ tục xóa tên trong sổ hộ khẩu tại nơi chuyển đi. Điều đó gây khó khăn cho công dân và cho chính cơ quan Công an có thẩm quyền đăng ký thường trú.

Trong thời gian tới, để giảm thiểu số lần đi lại của người dân khi làm thủ tục thay đổi nơi thường trú trong phạm vi thành phố Hà Nội, cần tiếp tục tham mưu cho Giám đốc CATP thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính trong quản lý cư trí trú đối với công dân, áp dụng đối với tất cả địa bàn. Trình tự giải quyết một hồ sơ đăng ký thường trú sẽ bao gồm 03 bước như sau:

Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính.

Đây là bước đầu tiên trong quy trình đăng ký thường trú, liên quan trực tiếp đến hiệu quả của việc đăng ký thường trú. Việc tiếp dân, hướng dẫn thủ tục, tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú cũng thể hiện hình ảnh, uy tín của ngành Công an. Cán bộ đăng ký phải xem xét hồ sơ, đối chiếu với các quy định của Luật Cư trú và thực hiện theo đúng quy định. Những trường hợp không thuộc điều kiện đăng ký thường trú thì không nhận hồ sơ và giải thích, nêu rõ lý do bằng văn bản để người nộp hồ sơ biết.

Bước 2: Thẩm định, xem xét duyệt hồ sơ.

Đây là bước quan trọng nhất, quyết định đến tiến độ và hiệu quả của công việc đăng ký thường trú. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cán bộ đăng ký phải nghiên cứu, xem xét hồ sơ. Đối với hồ sơ hợp lệ thì ghi vào bản photocopy các giấy tờ, tài liệu (không cần công chứng, chứng thực) là đã đối chiếu đúng với bản chính và ký, ghi rõ họ tên; chuyển hồ sơ và đề xuất Chỉ huy Đội Cảnh sát QLHC về TTXH bằng văn bản và ghi rõ các thông tin cơ bản sau: ngày, tháng, năm nhận hồ sơ; các tài liệu có trong hồ sơ; nội dung yêu cầu phải quyết, ý kiến đề xuất (căn cứ, nội dung

đề xuất) và ký ghi rõ họ tên.

Đối với trường hợp đủ điều kiện nhưng thiếu thủ tục, kê khai biểu mẫu, giấy tờ chưa đúng thì thông báo bằng văn bản hoặc qua điện thoại cho công dân biết để bổ sung, kê khai lại. Những trường hợp hồ sơ không thuộc điều kiện đăng ký thường trú thì đề xuất chỉ huy Đội Cảnh sát QLHC về TTXH báo cáo lãnh đạo Công an cấp huyện trả lời công dân bằng văn bản, nêu lý do không giải quyết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ và ý kiến đề xuất của cán bộ đăng ký, chỉ huy Đội Cảnh sát QLHC về TTXH phải thẩm tra hồ sơ.

Đối với trường hợp hồ sơ hợp lệ thì đề xuất lãnh đạo Công an cấp huyện duyệt đăng ký thường trú ghi trực tiếp vào văn bản đề xuất. Đối với trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thủ tục cần bổ sung, nội dung cần kê khai lại để cán bộ để cán bộ đăng ký thông báo lại cho công dân bổ sung, kê khai lại. Đối với hồ sơ đủ điều kiện nhưng cần tiếp tục phải làm rõ một số nội dung thì lập, gửi phiếu xác minh hộ khẩu, nhân khẩu theo mẫu quy định hoặc cử cán bộ trực tiếp xác minh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ và ý kiến đề xuất của chỉ huy Đội cảnh sát QLHC về TTXH, Trưởng Công an cấp huyện hoặc Phó Trưởng Công an cấp huyện được uỷ quyền bằng văn bản, phải xem xét hồ sơ.

Đối với trường hợp hồ sơ hợp lệ thì duyệt đăng ký thường trú; giao cho Đội cảnh sát QLHC về TTXH cử người viết sổ hộ khẩu và lập phiếu thông tin thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu để thông báo việc đăng ký thường trú.

Những trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì ký văn bản trả lời công dân nêu rõ lý do không giải quyết, trả hồ sơ cho Đội cảnh sát QLHC về TTXH để trả lại công dân.

Để đảm bảo thời gian trả kết quả cho công dân, quy trình quy định trách nhiệm của cơ quan Công an nhận được yêu cầu xác minh: trong thời hạn

03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh, Công an xã, phường, thị trấn nơi công dân đề nghị đăng ký thường trú có trách nhiệm phải trả lời xác minh. Trường hợp phải xác minh nhiều nơi hoặc xác minh nhiều nội dung khác nhau thì được kéo dài thời gian, nhưng tối đa không quá 06 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh.

Bước 3: Trả kết quả.

Đối với trường hợp được đăng ký thường trú: cán bộ đăng ký thường trú thu lệ phí đăng ký cư trú theo quy định pháp luật về lệ phí; thu sổ hộ khẩu cũ có đóng dấu huỷ để lưu hồ sơ đăng ký thường trú đối với trường hợp chuyển đến cả hộ; trả lại giấy tờ, tài liệu bản chính cho người đến nhận kết quả. Để đảm bảo tính chính xác của các thông tin đã đăng ký, tránh tình trạng công dân phải đi lại bổ sung nhiều lần. Khi trả kết quả, cán bộ đăng ký phải yêu cầu người nhận kết quả kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu bản chính, đối chiếu các thông tin được ghi trong sổ hộ khẩu và ký nhận (ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả) vào sổ theo dõi quyết hộ khẩu theo mẫu quy định. Đối với hồ sơ không đủ điều kiện đăng ký thường trú: cán bộ đăng ký trả lại hồ sơ đã tiếp nhận; yêu cầu người nhận kết quả kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ và ký nhận (ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả) vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu theo mẫu quy định; đồng thời giao văn bản trả lại giấy tờ cho công dân về việc không giải quyết đăng ký thường trú.

Xác minh hộ khẩu, nhân khẩu (đây là một khâu trong bước 2, bước thẩm định, xem xét duyệt hồ sơ) được tiến hành như sau:

Xác minh nơi công dân đang ở hiện nay. Nội dung xác minh do nội cần viết (theo mẫu HK03), chỉ huy Đội ký theo quy định (Nội cần không ký phiếu xác minh như trước).

Xác minh về nơi công dân ĐKHK trước khi chuyển đến. Những trường hợp mâu thuẫn giữa Phiếu báo thay đổi 6 hộ khẩu, nhân khẩu (HK02) với sổ

hộ khẩu (HK08) và những trường hợp chưa rõ các nội dung thông tin để đăng ký thường trú, sổ hộ khẩu tẩy xóa, không rõ ràng thì Công an quận, huyện nơi chuyển đến gọi điện thoại (hoặc Fax) cho Công an quận, huyện nơi công dân chuyển đi để xác minh, các trường hợp còn lại không phải xác minh.

Các trường hợp đủ điều kiện giải quyết (ăn ở thường xuyên, chỗ ở hợp pháp, các trường hợp phải xác minh về nơi ở trước đó mà không có thông tin phản hồi qua điện thoại hoặc Fax), Công an quận, huyện căn cứ vào sổ hộ khẩu của công dân nơi chuyển đi để ghi vào sổ hộ khẩu của công dân nơi chuyển đến đồng thời điều chỉnh và ký vào mục “Đã chuyển đến” ở phần cuối của trang ghi tên nhân khẩu chuyển đi (việc này hiện này do Công an quận, huyện nơi chuyển đi ký khi làm thủ tục xóa theo Phiếu thông tin thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu (HK04) của Công an quận, huyện nơi chuyển đến gửi tới).

Thông báo ngay cho Công an quận, huyện nơi công dân ĐKHK trước đó biết về sự thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu theo phiếu HK04 (kèm phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu HK02). Viết phiếu HK04 phải ghi đầy đủ Khối, tập, trang vào (mục 4) để Công an các quận, huyện nơi chuyển đi làm thủ tục xóa gốc và viết giấy chuyển hộ khẩu được thuận tiện.

Trả kết quả cho công dân theo Giấy hẹn: Sau khi trả kết quả cho công dân, nội cần đề xuất hồ sơ đăng ký phải chuyển giao hồ sơ nhập đến cho bộ phận tàng thư (Bàn giao có sổ sách và ký nhận các tài liệu có trong hồ sơ).

Xử lý đối với các trường hợp vướng mắc: Nếu nhận được thông báo trả lời của Công an nơi công dân đăng ký thường trú trước đây cho biết sổ đăng ký thường trú (sổ gốc HK11) có mâu thuẫn với phiếu thông tin thay đổi về nhân khẩu, hộ khẩu (sai lệch ngày, tháng, năm sinh, họ tên chữ đệm, đã bị xóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong cư trú từ thực tiễn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 80 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)