- Tinh thần trách nhiệm, việc chấp hành các quy định, yêu cầu trong công tác quản lý cư trú chưa đáp ứng được yêu cầu
Sự nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của các cấp, các ngành trong công tác quản lý cư trú chưa đầy đủ, thậm chí có nhiều nơi cho đây là việc của cơ quan Công an; chưa thấy hết đây là biện pháp quan trọng của Nhà nước để quản lý xã hội, giữ gìn ANTT nên trong quá trình triển khai thực hiện đã phát sinh những vấn đề khó khăn, vướng mắc nhưng chưa được phát hiện, giải quyết kịp thời. Tình trạng cán bộ, chiến sĩ vi phạm quy định trong quá trình công tác, nhũng nhiễu, gây khó khăn, kéo dài thời gian giải quyết giấy tờ, nhận tiền từ người dân nhằm giải quyết các thủ tục hành chính vẫn còn diễn ra.
- Trình độ hiểu biết, ý thức tuân thủ pháp luật của người dân về các quy định liên quan đến công tác quản lý cư trú chưa cao, còn nhiều sai phạm trong cư trú
Hoạt động tuyên truyền chủ yếu dừng lại ở một số băng rôn, khẩu hiệu nhỏ tại các khu dân cư hay CSKV gặp gỡ tại nhà, tại buổi họp dân phố, hình thức, cường độ như trên là chưa phù hợp. Mặt khác, do còn nhiều cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát QLHC về TTXH thiếu kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý cư trú dẫn đến rụt rè trong công tác tuyên truyền, tuyền truyền chưa sâu, nội dung chưa đủ. Đối tượng tuyên truyền chủ yếu là công dân thường trú, trong khi một bộ phận lớn là người lao động, học sinh sinh viên, khách lưu trú lại thiếu sự chú trọng. Khi người dân vi phạm thường chỉ tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm mà gần như chưa thực hiện công tác tuyên truyền. Do đó, mức độ nhận thức của người dân về các quy định của pháp luật về cư trú còn hạn chế, vẫn còn nhiều sai phạm trong quá trình thực hiện hoạt động cư trú.
nhất, đầy đủ, vẫn còn nhiều bất cập
Trong quá trình thực hiện quản lý cư trú, lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH phải vận dụng nhiều văn bản khác nhau, mỗi văn bản có đối tượng điều chỉnh riêng. Trong thực tế, có nhiều tình huống phức tạp, vấn đề mới nảy sinh nhưng chưa được quy định chặt chẽ dẫn đến các đơn vị, địa phương không dám làm vì sợ trách nhiệm. Mặt khác, nhiều quy định của nhà nước không còn phù hợp với thực tế cuộc sống hoặc có nhiều vướng mắc nhưng không được xử lý kịp thời. Hệ thống các văn bản pháp lý vẫn còn nhiều lỗ hổng dẫn đến tình trạng người dân, cán bộ lợi dụng để thực hiện hành vi trái pháp luật nhằm mục đích trục lợi.
- Việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ chưa đảm bảo yêu cầu nắm tình hình, quản lý cư trú, phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm
Mặc dù các biện pháp nghiệp vụ đã được lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH khai thác, sử dụng tuy nhiên vẫn còn những tồn tại như hướng dẫn trong công tác nghiệp vụ cơ bản chưa thực sự chặt chẽ, một bộ phận CBCS vẫn còn tư tưởng xem nhẹ vai trò của các biện pháp nghiệp vụ. Nhiều địa bàn hiện nay chưa được điều tra cơ bản, bổ sung thông tin địa bàn. Công tác sưu tra vẫn còn nhiều lỗ hổng, vẫn còn tình trạng bỏ sót đối tượng. Việc xây dựng sử dụng cơ sở bí mật vẫn còn nặng tính hình thức, việc lựa chọn, khai thác, sử dụng chưa hiệu quả.
- Hệ thống trang thiết bị, phương tiện quản lý cư trú hiện nay về cơ bản vẫn còn lạc hậu, thủ công
Hầu như tất cả các đơn vị, CBCS Cảnh sát QLHC về TTXH hiện nay vẫn đang sử dụng, kế thừa các phương pháp truyền thống như làm bằng tay, sổ sách, giấy tờ. Trong đăng ký, quản lý cư trú ở một số địa phương còn hạn chế, nhiều nơi làm còn hình thức, chưa đáp ứng đầy đủ nội dung, yêu cầu công tác cải cách, vẫn khó khăn, phiền hà cho nhân dân. Tại một số địa
phương, việc tổ chức thực hiện các quy định mới của Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn thi hành có thời điểm chưa thực sự đầy đủ, nghiêm túc, nhất là ở cấp cơ sở; việc kiểm tra và xử lý vi phạm trong đăng ký, quản lý cư trú cũng chưa thường xuyên, kịp thời. Sự quản lý với mô hình thủ công sẽ dẫn đến thất lạc hồ sơ, sai sót nhiều, thời gian giải quyết các thủ tục kéo dài, ẩm mốc, mờ thông tin trong hồ sơ lưu.