Nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật, các điều kiện bảo đảm thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về thanh tra y tế tại thành phố hà nội (Trang 83 - 99)

Cơ sở vật, chất kỹ thuật là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động Thanh tra. Trong xu thế phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, hiện đại hóa nền hành chính nhà nước cần được coi là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của ngành Thanh tra Y tế. Thực tế cho thấy, về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho hoạt động thanh tra của cơ quan Thanh tra Sở Y tế đều bị thiếu hụt. Quản lý thủ công không được ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin. Không có phần mềm quản lý các đầu việc vì lý do kinh phí và bảo mật. Công tác lưu trữ theo cách thức cổ điển gây mất thời gian khi tổng hợp, tham khảo. Phương tiện đi lại phục vụ cho đoàn thanh tra thiếu, chủ yếu đi thanh, kiểm tra các cơ sở (theo kế hoạch hoặc đột xuất) đều bằng taxi, xe gắn máy cá nhân… gây giảm sút hình ảnh và mất an toàn khi phải bảo quản hồ sơ mang theo (đều là hồ sơ thuộc diện mật), mất an toàn cá nhân. Một số trường hợp thanh tra viên bị uy hiếp, bao vây, nhốt, hành hung … ảnh hưởng đến hiệu quả, hiệu lực của công tác thanh tra. Đối với vi phạm xảy ra trong hoạt động ngành Y tế phải phát hiện quả tang mới có thể xử lý được nhưng Thanh tra Sở không có kinh phí để khảo sát, xâm nhập đóng vai người bệnh … nhiều trường hợp không xác lập được hành vi vi phạm…Do đó, nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng thanh tra Sở Y tế

Hà Nội đáp ứng với địa bàn rộng lớn và số lượng lớn cơ sở ngành nghề Y dược, trong thời gian tới cần:

Một là, tiếp tục bổ sung, nâng cấp trang thiết bị, phương tiện đi lại, cơ sở vật chất, các điều kiện khác bảo đảm hỗ trợ có hiệu quả việc thực hiện thanh tra Y tế trên địa bàn thành phố rộng lớn, số lượng cơ sở hành nghề lớn. Trang bị các thiết bị giúp công tác chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanhtra.

Hai là, tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ tốt cho công tác cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trong hoạt động thanh tra. Đồng thời, đẩy mạnh việc xây dựng phần mềm quản lý hoạt động thanh tra và xây dựng các hệ thống dữ liệu về thanh tra, đặc biệt trong công tác triển khai thi hành, đồng bộ các giải pháp để thực hiện công tác đăng ký nộp hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề qua mạng theo chỉ đạo của UBND Thành phố.

Ba là, tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác tham mưu, tổng hợp, nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng về công tác Thanh tra. Thực hiện đãi ngộ xứng đáng đối với cán bộ thanh tra Y tế. Đồng thời, cần có các chính sách đủ mạnh để khuyến khích, thu hút người có trình độ chuyên môn làm công tác của Thanh tra Y tế, nhất là trong điều kiện khó bố trí các bác sĩ, dược sĩ làm công tác thanh tra Y tế vì có sự chênh lệch về thu nhập, khó khăn nghề nghiệp, căng thẳng… so với công tác chuyên môn.

Bốn là, để bảo đảm tính chủ động một phần về kinh phí đề nghị các cơ quan chức năng nghiên cứu giao một phần kinh phí sau khi xử phạt vi phạm hành chính cho cơ quan ra quyết định xử phạt (Thanh tra Sở Y tế) để tái đầu tư cơ sở vật chất cho công tác Thanh tra như mua sắm các trang thiết bị, công cụ phục vụ cho công tác thanh tra sau này.

Kết luận Chương 3

Trên cơ sở những vấn đề về lý luận của việc thực pháp luật về thanh tra chuyên ngành Y tế và thực trạng việc thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế tại thành phố Hà Nội, Chương 3 Luận văn đã đưa ra phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện pháp về thanh tra Y tế tại thành phố Hà Nội. Xuất phát từ định hướng của Đảng, Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, công tác Thanh tra và yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của thanh tra chuyên ngành Y tế trong thời gian tới, Chương 3 Luận văn đưa ra 5 giải pháp: tiếp tục hoàn thiện pháp luật đòi hỏi cần thiết phải hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật chuyên ngành Y tế; Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao trình độ năng lực đội ngũ cán bộ thanh tra; Nâng cao chất lượng hoạt động của Thanh tra Sở; Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Y tế và thanh tra Y tế đến người hành nghề, nhân viên trong ngành Y tế; Nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật, các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế trên địa bàn thành phố góp phần nâng cao hiệu quả việc thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế tại thành phố Hà Nội.

KẾT LUẬN

Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, thành phố Hà Nội là một trung tâm y tế lớn nhất của khu vực và cả nước, hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực phòng, chống dịch bệnh cũng như phát triển trở thành trung tâm y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao theo định hướng của Trung ương và theo chỉ đạo của Lãnh đạo Thành phố. Đối với Sở Y tế Hà Nội, trong việc thực hiện chức năng tham mưu chuyên môn cho UBND Thành phố về lĩnh vực Y tế và thực hiện chức năng QLNN về Y tế trên địa bàn có phần tham mưu, giúp việc của cơ quan thanh tra Sở Y tế. Việc thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế của Thanh tra Sở Y tế góp phần quan trọng trong hoàn thành công tác QLNN về Y tế của Sở Y tế. Qua nghiên cứu việc thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế tại thành phố Hà Nội có thể đưa ra những kết luận sau:

Thứ nhất, hệ thống văn bản QPPL đối với QLNN về Y tế và Thanh tra Y tế còn thiếu và chưa đồng bộ. Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế phải bảo đảm tính thống nhất với pháp luật thanh tra nói chung, không trái, không mâu thuẫn với quy định của Hiến pháp và pháp luật chuyên ngành khác.

Thứ hai, lực lượng cán bộ thanh tra Sở Y tế Hà Nội tuy đã được tăng cường nhưng còn thiếu về số lượng. Số lượng thanh tra Y tế không tương xứng với quy mô công việc được giao (dân số đông, địa bàn rộng, số lượng cơ sở hành nghề y tế tư nhân rất lớn, đơn vị trực thuộc nhiều). Trình độ năng lực nghiệp vụ của Thanh tra Y tế dù có tiến bộ nhưng vẫn chưa đáp ứng với tình hình thực tế. Việc bố trí số lượng cán bộ làm công tác thanh tra cần phải được dựa trên các chỉ tiêu cụ thể về quy mô dân số địa phương, số lượng đơn vị trực thuộc, số lượng cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn, số lượng các cơ sở sản xuất, kinh doanh ăn uống,… cùng chức năng nhiệm vụ cụ thể được giao.

Thứ ba, sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật về Y tế nói chung và pháp luật về thanh tra Y tế nói riêng của một số cán bộ, nhân viên trong ngành Y tế, cơ sở Y tế và các tổ chức, cá nhân có liên quan còn chưa cao. Cần tiếp tục

tuyên truyền và đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng làm thay đổi cách nghĩ, cách nhìn của người hành nghề và nhân viên y tế đối với pháp luật.

Thứ tư, cơ sở vật chất, kỹ thuật, các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế trên địa bàn thành phố vẫn còn khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

1. Nguyễn Đặng Phương Thảo (2018), “Nâng cao hiệu quả việc thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế ở thành phố Hà Nội”, Tạp chí Quản lý nhà nước (số 278 - 3/2019), tr.83-86.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Thị Thu An (2015), “Một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành”, Vụ Pháp chế - Thanh tra Chính phủ, đăng tại www.giri.ac.vn .

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới.

3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

4. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

5. Bộ Chính trị (2005), “Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 6/01/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020”.

6. Bộ Y tế (2007), Quyết định số 40/2007/QĐ-BYT ngày 16/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành quy trình và danh mục thanh tra hành nghề y tư nhân.

7. Bộ Y tế (2009), Quyết định 5333/QĐ-BYT ngày 31/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy trình thanh tra Y tế trường học. 8. Bộ Y tế (2009), Quyết định 4308/QĐ-BYT ngày 6/11/2009 của Bộ trưởng

Bộ Y tế về việc ban hành Quy trình thanh tra trang thiết bị y tế.

9. Bộ Y tế (2009), Quyết định 5026/QĐ-BYT ngày 21/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn Quy trình thanh tra Dược. 10. Bộ Y tế (2009), Quyết định 4265/QĐ-BYT ngày 4/11/2009 của Bộ trưởng Bộ

Y tế về việc ban hành Quy trình thanh tra mỹ phẩm.

11. Bộ Y tế (2009), Quyết định số 903/QĐ-BYT ngày 19/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành quy trình thanh tra đấu thầu và cung

ứng thuốc trong cơ sở y tế công lập.

12. Bộ Y tế (2012), Quyết định 2188/QĐ-BYT ngày 21/6/2012 sửa đổi quy trình thanh tra dược.

13. Bộ Y tế (2012), Quyết định 3745/QĐ-BYT ngày 3/10/2012 ban hành Quy trình và nội dung thanh tra thực hiện chính sách bảo hiểm y tế tại cơ sở khám, chữa bệnh.

14. Bộ Y tế (2013), Quyết định 277/QĐ-BYT ngày 24/01/2013 ban hành Quy trình thanh tra về quản lý chất thải y tế.

15. Bộ Y tế (2013), Chỉ thị số 09/CT-BYT ngày 22/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân về chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thông qua đường dây nóng. 16. Bộ Y tế (2015), Thông tư số 39/2015/TT-BYT ngày 12/11/2015 quy định

về tiêu chuẩn, trang phục và thẻ của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về Y tế.

17. Bộ Y tế (2016), Quyết định số 1933/QĐ-BYT ngày 19/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành Quy chế sử dụng phần mềm để theo dõi, đôn đốc việc tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân qua tổng đài trực đường dây nóng Bộ Y tế (1900- 9095).

18. Bộ Y tế (2016), Quyết định 7115/QĐ-BYT ngày 01/12/2016 ban hành Quy trình thanh tra trang thiết bị y tế.

19. Bộ Y tế (2016), Quyết định 4988/QĐ-BYT ngày 16/9/2016 ban hành Quy trình thanh tra an toàn thực phẩm.

20. Bộ Y tế (2016), Quyết định 6326/QĐ-BYT ngày 24/10/2016 ban hành Bảng kiểm tra y tế dự phòng.

21. Bộ Y tế (2017), Quyết định 55/QĐ-BYT 9/01/2017 ban hành Quy trình tiến hành cho một cuộc thanh tra trách nhiệm về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực y tế.

22. Bộ Y tế, Bộ Nội vụ (2008), Thông tư liên tịch 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25/4/2008 của liên Bộ Y tế, Bộ Nội vụ về hướng dẫn chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

23. Chủ tịch Hồ Chí Minh (1945), Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 thành lập Ban Thanh tra Đặc biệt.

24. Chính phủ (2009), Nghị quyết số 21/2009/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ về Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.

25. Chính phủ (2010), Nghị định 21/2010/NĐ-CP ngày 8/3/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý biên chế quy định một trong những căn cứ để xác định biên chế công chức.

26. Chính phủ (2011), Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra.

27. Chính phủ (2011), Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 Quy định về Thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra.

28. Chính phủ (2012), Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 Quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.

29. Chính phủ (2012), Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

30. Chính phủ (2012), Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/08/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

31. Chính phủ (2013), Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.

32. Chính phủ (2013), Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. 33. Chính phủ (2013), Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính

34. Chính phủ (2014), Nghị định số 92/2014/NĐ-CP ngày 8/10/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 Nghị định số 97/2011/NĐ- CP ngày 21/10/2011 của Chính phủ quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra.

35. Chính phủ (2014), Nghị định số 122/2014/NĐ-CP ngày 25/12/2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Y tế.

36. Chính phủ (2017), Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược.

37. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

38. Đại học Luật (2008), Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật,

NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

39. Nguyễn Thái Hồng (2011), “Các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Đề tài cấp Bộ, Thanh tra Chính phủ, Hà Nội.

40. Nguyễn Huy Hoàng (2014), “Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, Trường Cán bộ Thanh tra, đăng tại www.giri.ac.vn.

41. Nguyễn Quốc Hiệp (2014), “Định hướng xây dựng chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, Viện Khoa học Thanh tra, đăng tại www.giri.ac.vn.

42. Lê Thị Thu Hiền (2015), “Hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý nhà nước về môi trường của Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội”, Luật văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

43. Nguyễn Tuấn Khanh (2014), “Tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Đề tài cấp Bộ, Thanh tra Chính phủ, Hà Nội.

44. Nguyễn Tuấn Linh (2016), “Pháp luật về thanh tra chuyên ngành Y tế từ thực tiễn tỉnh Hà Nam”, Luận văn Thạc sỹ Luật Hiến pháp - Luật Hành Chính.

chức và hoạt động của thanh tra ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ Luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về thanh tra y tế tại thành phố hà nội (Trang 83 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)