Qua thanh tra phát hiện, xử lý kịp thời các vi phạm, kiến nghị chấn chỉnh công tác QLNN, quản lý kinh tế xã hội. Để nâng cao chất lượng hoạt động của
Một là, đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động để nâng cao chất lượng cuộc thanh tra.
Công tác thanh tra nói chung, thanh tra y tế nói riêng cần bám sát kế hoạch, nhiệm vụ của ngành để xây dựng kế hoạch thanh tra và tiến hành thanh tra theo kế hoạch, đặc biệt cần tăng cường thanh tra đột xuất và thực hiện hoạt động thanh tra có định hướng, trọng tâm, trọng điểm để tập trung chấn chỉnh hiệu quả các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của ngành. Bên cạnh đó, cần tăng cường hoạt động thanh tra chuyên ngành về số cuộc thanh tra, số lượng cơ sở thanh tra; mở rộng thanh tra các lĩnh vực được sự quan tâm của dư luận như lĩnh vực Bảo hiểm y tế, Môi trường y tế,....
Thanh tra Sở Y tế tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 09/CT-BYT ngày 22/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân về chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thông qua đường dây nóng, Quyết định số 1933/QĐ-BYT ngày 19/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành Quy chế sử dụng phần mềm để theo dõi, đôn đốc việc tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân qua tổng đài trực đường dây nóng Bộ Y tế (1900 - 9095), xử lý chính xác, nhanh chóng, đúng quy định của pháp luật đối với những phản ánh của người dân được chuyển đến qua tổng đài đường dây nóng 1900 - 9095 hoặc hệ thống phần mềm theo dõi, tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh của người dân qua đường dây nóng của Bộ Y tế.
Đẩy mạnh công tác tiếp dân, tập trung giải quyết có hiệu quả đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền của Sở ngay tại nơi phát sinh, không để kéo dài và tạo thành “điểm nóng”, góp phần tạo sự ổn định và phát triển của ngành và lắng nghe những thông tin phản ánh qua việc tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Phối hợp chặt chẽ giữa Thanh tra Sở Y tế với các ngành chức năng có liên quan trong hoạt động thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Thực tiễn hàng năm, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội phải tiếp nhận, giải quyết nhiều đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, trong đó đa phần thuộc thẩm quyền thụ lý giải quyết của Sở. Do số lượng biên chế cán bộ hiện tại còn
quá hạn chế, việc phải giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đặc biệt là đơn có nội dung phức tạp sẽ chiếm rất nhiều thời gian, từ đó cũng phần nào làm gia tăng tình trạng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Vì vậy, trong thời gian tới, Sở Y tế cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong toàn ngành, đặc biệt là đối với các lĩnh vực dễ phát sinh khiếu tố như: Khám bệnh, chữa bệnh; Hành nghề Y Dược; An toàn thực phẩm… Kiên quyết xử lý dứt điểm khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân ngay tại nơi phát sinh, tránh gây quá tải công việc cho Thanh tra Sở, tạo điều kiện thuận lợi để Thanh tra Sở tập trung thực hiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành Y tế. Đồng thời, qua giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, đơn vị cần chú trọng phát hiện những sơ hở trong công tác quản lý để có giải pháp xử lý hoặc kiến nghị Sở Y tế để có giải pháp khắc phục, xử lý những sai phạm.
Hoạt động thanh tra cần quán triệt rõ mục đích, yêu cầu trong các cuộc thanh tra, chú trọng việc phát hiện sơ hở của cơ chế quản lý, chính sách pháp luật để kiến nghị cấp có thẩm quyền có biện pháp xử lý, kịp thời phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật, hướng dẫn đối tượng thanh tra thực hiện đúng các quy định của pháp luật, tạo cơ chế khuyến khích, nhân rộng điển hình tiên tiến phát hiện qua công tác thanh tra. Cần từng bước lồng ghép các Đoàn kiểm tra chuyên ngành của Sở Y tế, với hoạt động thanh tra chuyên ngành để tránh chồng chéo, tăng cường tính hiệu quả, nâng cao chất lượng, phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý, điều hành của Sở Y tế.
Ngoài ra, cần đổi mới nội dung, phương thức thanh tra trong từng lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý, trong đó tập trung thanh tra về việc thực hiện các quy định chuyên môn, kỹ thuật của cơ sở được thanh tra và chất lượng sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế, kiên quyết xử lý đối với những trường hợp vi phạm quy định của pháp luật chuyên ngành. Đặc biệt là trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, y, dược,... Bên cạnh đó, cần thực hiện hoạt động thanh tra một cách có hệ thống để đánh giá một cách toàn diện về thực tiễn, tăng
cường hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra và phục vụ tốt hơn cho công tác QLNN của Sở Y tế.
Hoạt động thanh tra cần quan tâm hơn nữa việc thực hiện trình tự, thủ tục trong hoạt động của đoàn thanh tra và xem xét khả năng để thanh tra viên, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập theo từng lĩnh vực chuyên sâu tại các cơ sở là đối tượng thanh tra....
Tăng cường sơ kết, tổng kết chuyên đề việc thực hiện pháp luật về thanh tra Y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trên cơ sở kết quả việc sơ kết, tổng kết để kiến nghị, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động về thành tra. Đồng thời, tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị, địa phương về công tác Thanh tra Y tế. Đối với hoạt động thanh tra chuyên ngành Y tế, trong điều kiện phạm vi quản lý rộng khắp của ngành và sự biến chuyển không ngừng của đời sống kinh tế - xã hội, tuy nhiên nhiều quy định của pháp luật còn thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ… đòi hỏi các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thanh tra chuyên ngành Y tế phải vận dụng linh hoạt các quy định của pháp luật để xử lý tình huống, bảo đảm lợi ích cho nhà nước, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Vì vậy, cần tăng cường tổ chức hợp tác, trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị, địa phương trong công tác thanh tra chuyên ngành Y tế để chia sẻ kinh nghiệm, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả việc thực hiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành Y tế tại thành phố Hà Nội.
Hai là, tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra.
Cần bảo đảm trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Y tế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Trong đó, đặc biệt phát huy vị trí, vai trò của Chánh Thanh tra Sở Y tế trong việc tham mưu giúp lãnh đạo Sở Y tế trong định hướng về công tác thanh tra chuyên ngành y tế; lãnh đạo, chỉ đạo về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của Sở. Ðối với Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân khác có liên quan cần chủ động phối hợp với cơ quan thực hiện chức năng
thanh tra Y tế trước, trong và sau thanh tra, xử lý các vấn đề phát sinh trong hoạt động thanh tra có liên quan, tạo điều kiện thuận lợi và phối hợp khi cần thiết để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra chuyên ngành Y tế
Tập trung định hướng chỉ đạo chung hoạt động thanh tra hướng vào việc phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật; kiến nghị khắc phục những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý và cơ chế, chính sách; thúc đẩy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác QLNN về Y tế và phải gắn với công tác cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Việc chỉ đạo, định hướng công tác thanh tra Y tế hàng năm cần có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
Ngoài thanh tra theo kế hoạch, quan tâm chỉ đạo thanh tra chuyên đề trên các lĩnh vực mà báo chí và dư luận quan tâm để phát hiện, xử lý, khắc phục những vi phạm, bất cập, kiến nghị hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách trên lĩnh vực được thanh tra. Bên cạnh đó, quan tâm chỉ đạo hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo nguyên tắc QLNN đến đâu thì thanh tra, kiểm tra đến đó. Tăng cường công tác QLNN và nắm tình hình để chỉ đạo thanh tra đột xuất, thanh tra công vụ nhằm xử lý kịp thời vi phạm, tiêu cực.