Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) VAI TRÒ của THANH TRA TỈNH TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG (Trang 97 - 105)

3.2.1.1. Thể chế hóa vai trò chủ đạo của các cơ quan thanh tra trên địa bàn tỉnh trong phòng, chống tham nhũng

Thanh tra thể hiện vai trò độc lập, có tính quyết định đối với hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước. Các cơ quan thanh tra đã thật sự trở thành công cụ hữu hiệu phục vụ yêu cầu quản lý vĩ mô, toàn diện trong phạm vi cả nước của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa vai trò của Thanh tra tỉnh trong phòng, chống tham nhũng, cần thể chế hóa vai trò này trong quy định của Luật Thanh tra và Luật Phòng, chống tham nhũng, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho Thanh tra tỉnh thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

Theo quy định của Luật hiện hành, các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện hành vi tham nhũng thông qua công tác thanh tra, kiểm toán lại không có quyền điều tra ban đầu và khởi tố vụ án hình sự. Trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng lại phải chuyển vụ việc cho cơ quan điều tra dẫn đến chưa kịp thời trong phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng. Vì vậy, cần bổ sung quy định về thẩm quyền khởi tố và điều tra ban đầu cho thanh tra và kiểm toán giống như kiểm lâm và hải quan đối với các vụ việc qua thanh tra, kiểm toán phát hiện có dấu hiệu tham nhũng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm toán.

3.2.1.2. Đổi mới khâu tổ chức, hoạt động trong các cơ quan thanh tra trên địa bàn tỉnh

Trước hết, toàn hệ thống thanh tra phải được tổ chức khoa học, thống nhất, gọn nhẹ; xác định rõ hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan trong hệ thống, khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động giữa các cơ quan trong hệ thống với các cơ quan chức năng khác (như cơ quan kiểm

tra Đảng, cơ quan nội chính của Đảng, cơ quan quản lý thị trường,...). Ngoài ra, cần phân biệt rõ giữa nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ và Thanh tra bộ, ngành; Thanh tra tỉnh và Thanh tra Sở- Thanh tra Sở và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Theo đó, Luật Thanh tra cần sửa đổi cần làm rõ mô hình tổ chức của các cơ quan TTNN, nhất là thanh tra các bộ, ngành cho phù hợp với quy mô, tính chất đa dạng, phức tạp của các bộ, ngành; làm rõ, phân biệt đối tượng TTHC và TTCN; quy định cụ thể và phân biệt rõ nhiệm vụ, quyên hạn của các cơ quan TTNN.

Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan thanh tra trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo sao cho hoạt động thanh tra được tiến hành trên cơ sở của lý luận và quy trình, phương pháp nghiệp vụ; phải kịp thời, linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng được các yêu cầu của công tác quản lý và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, bám sát các yêu cầu cải cách hành chính. Đổi mới tư duy trong chỉ đạo, điều hành của các cơ quan thanh tra theo hướng đề cao tính hiệu quả, tính chịu trách nhiệm và tính chuyên nghiệp trong hoạt động, coi đây là yếu tố then chốt, quyết định trong hoạt động của mỗi tổ chức thanh tra cũng như trong việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng của cán bộ thanh tra. Tăng cường phối hợp liên ngành trong chỉ đạo và tổ chức hoạt động thanh tra, phòng, chống tham nhũng.

Do vậy, phải có kế hoạch rà soát, phương thức kiểm tra, đánh giá năng lực cán bộ trong thực thi nhiệm vụ, làm trong sạch đội ngũ công chức làm nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, kiên quyết xử lý, sẵn sàng loại bỏ cán bộ, công chức không có năng lực, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, đưa ra khỏi lực lượng những công chức vi phạm tư cách, đạo đức, phẩm chất để tạo dựng niềm tin của Đảng và nhân dân vào đội ngũ này; góp phần làm cho

ngành Thanh tra ngày càng trong sạch, vững mạnh và cán bộ thanh tra đáp ứng yêu cầu vừa hồng vừa chuyên.

3.2.1.3. Bổ sung thêm một số quyền hạn cho các cơ quan thanh tra trên địa bàn tỉnh trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Để tạo ra sức mạnh thực sự cho các cơ quan thanh tra trong đấu tranh PCTN, cần trang bị những quyền hạn tương xứng và đủ mạnh để các cơ quan thanh tra thực thi được nhiệm vụ này. Hiện nay, Luật Thanh tra, Luật PCTN và Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo đã có những quy định về quyền hạn của các cơ quan thanh tra trong hoạt động này. Tuy nhiên, trước yêu cầu nâng cao vai trò của các cơ quan thanh tra trong đấu tranh PCTN, cần thiết phải bổ sung thêm một số quyền hạn cho các cơ quan thanh tra. Cụ thể như sau:

Cần tăng thẩm quyền cho thanh tra nhà nước trong các lĩnh vực: Xây dựng chiến lược và kế hoạch công tác; kiến nghị và đình chỉ những hành vi trái pháp luật, hành vi tham ô, lãng phí, cố ý làm trái trong quản lý kinh tế và thất thoát tài sản của nhà nước; kiến nghị xử lý người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra tham nhũng; có thẩm quyền xử lý một số cán bộ, công chức vi phạm khi thi hành công vụ. Bởi lẽ, trên thực tế, khi tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN các cơ quan thanh tra thường gặp nhiều trở ngại do thẩm quyền không đủ mạnh, nhiều kiến nghị, kết luận đã có đề xuất, kiến nghị cụ thể, khách quan nhưng không được thực hiện đầy đủ và cũng chưa có chế tài để buộc phải thực hiện các kết luận thanh tra (KLTT).

Cần nghiên cứu giao cho người đứng đầu cơ quan thanh tra quyền chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra để tránh tình trạng trong quá trình xem xét phê duyệt chương trình kế hoạch thanh tra, những nội dung đề xuất của cơ quan thanh tra bị loại bỏ hoặc bị cắt xén bởi thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, tạo ra những vùng cấm trong đấu tranh chống tham nhũng.

Để đảm bảo tính kịp thời trong việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, cần tăng thẩm quyền cho cơ quan thanh tra và thủ trưởng cơ quan thanh tra trong việc chủ động ra quyết định thanh tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra; nghiên cứu bổ sung quy định cơ quan TTNN được quyền khởi tố và điều tra ban đầu khi phát hiện vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm. Quy định này nhằm tăng tính chủ động cho các cơ quan thanh tra nhà nước, tránh bỏ lọt các hành vi vi phạm pháp luật.

3.2.1.4. Đổi mới cơ chế phối hợp giữa cơ quan thanh tra trên địa bàn tỉnh với các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, xác định rõ và hợp lý chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này

Như đã trình bày ở trên, chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của một số cơ quan nêu trên còn có sự chồng chéo, trùng lặp về nội dung như giữa hoạt động của kiểm toán nhà nước và hoạt động của cơ quan thanh tra. Vì vậy, cần nghiên cứu xác định rõ và hợp lý chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan trong hoạt động phòng, chống tham nhũng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của từng cơ quan. Đặt biệt, cần bổ sung vào Luật Thanh tra các quy định cụ thể về tổ chức thanh tra trong các ngành Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Kiểm toán nhà nước và trong các cơ quan nhà nước khác bên cạnh hệ thống các cơ quan thanh tra thuộc bộ máy cơ quan hành chính nhà nước.

Ngoài ra, cần đổi mới cơ chế phối hợp giữa cơ quan thanh tra và các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng khác. Hiện nay, Luật Phòng, chống tham nhũng đã quy định nội dung phối hợp giữa các cơ quan Thanh tra, Kiểm toán, Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Tuy nhiên, đây chỉ là những nội dung chủ yếu như: trao đổi thông tin, tài liệu, kinh nghiệm; chuyển hồ sơ, vụ việc tham nhũng để xử lý; đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng và kiến nghị chính sách, giải pháp phòng, chống tham nhũng. Do đó các cơ quan này cần xây dựng các quy chế phối hợp công tác với nhau, trong đó có quy định

cụ thể nội dung, hình thức phối hợp và biện pháp thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan. Cơ chế phối hợp phải tạo điều kiện để phát huy kết quả hoạt động của từng cơ quan, đồng thời tạo điều kiện để cơ quan này phối hợp với cơ quan khác.

Hiện nay, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng đã phối hợp ban hành Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-VKSTC-TTCP- BCA-BQP ngày 23/02/2012 quy định về quan hệ phối hợp giữa Cơ quan thanh tra, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các vụ việc có dấu hiệu tội phạm do Cơ quan thanh tra kiến nghị khởi tố. Văn bản này cũng đã đề cập đến nhiều vấn đề như: phạm vi phối hợp, những quy định cụ thể trong việc phối hợp, trách nhiệm của từng cơ quan trong hoạt động phối hợp…đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong việc xử lý các vụ việc có dấu hiệu tội phạm qua thanh tra phát hiện. Tuy nhiên cần nghiên cứu xây dựng quy chế về công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng về phòng, chống tham nhũng nhất là tăng cường hơn nữa công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng như Kiểm tra, Thanh tra, Kiểm toán, các cơ quan giám định tư pháp... với Cơ quan Điều tra trong việc trao đổi cung cấp thông tin kịp thời theo định kỳ giao ban để chủ động đánh giá thực trạng, dự báo xu thế phát triển của tội phạm tham nhũng và xác định nguồn án về tham nhũng để tập trung cho cơ quan chuyên trách xác minh điều tra làm rõ.

Phối hợp giữa Cơ quan điều tra với Viện Kiểm sát, Tòa án để có sự tham gia nghiên cứu tài liệu hồ sơ vụ án ngay từ giai đoạn ban đầu, thống nhất nội dung cần điều tra, bổ sung, đánh giá chứng cứ tránh trả hồ sơ điều tra bổ sung, đảm bảo công tác xét xử. Bổ sung những quy định về cơ chế đảm bảo sự kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong phát hiện, điều tra, xét xử hành vi tham nhũng nhằm chống sai phạm và bỏ lọt tội phạm.

3.2.1.5. Hoàn thiện cơ chế đảm bảo việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra

Văn bản kết luận thanh tra có vai trò rất quan trọng đối với mỗi cuộc thanh tra. Đó là sự tổng kết lại toàn bộ cuộc thanh tra, là sự xem xét, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra, tạo cơ sở pháp lý để các chủ thể có liên quan thực hiện các mệnh lệnh quản lý theo thẩm quyền nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước. Hiệu quả thực sự của mỗi cuộc thanh tra được phụ thuộc vào việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra qua đó để đánh giá vai trò của các cơ quan thanh tra trong hoạt động phòng, chống tham nhũng. Chính vì vậy, xây dựng cơ chế hữu hiệu để đảm bảo việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra là một yêu cầu rất quan trọng, cụ thể như sau:

- Cần hoàn thiện quy định về thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra, trong đó bổ sung các biện pháp bảo đảm thu hồi tiền, tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt; quy định rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện; trách nhiệm của cơ quan thanh tra trong theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và chế tài xử lý. Quy định cụ thể hơn về tố cáo, giải quyết tố cáo trong hoạt động thanh tra.

- Ban hành Nghị định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra, trong đó có chế tài xử lý đối tượng thanh tra, tổ chức, cá nhân không thực hiện yêu cầu, kết luận, quyết định về thanh tra, vi phạm pháp luật về thanh tra. - Làm rõ giá trị và hình thức pháp lý của KLTT để có cơ sở cho việc quy định quyền khiếu nại đối với KLTT. cần quy định rõ về trình tự, thủ tục giải quyết đối với KLTT hành chính và KLTT chuyên ngành.

- Cần nghiên cứu, quy định cụ thể hơn nữa về thanh tra lại, như phạm vi, đối tượng, nội dung thanh tra lại, hậu quả pháp lý và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động thanh tra lại.

Bên cạnh đó, cần tăng cường vai trò của thanh tra trong việc kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc các sở, ban, ngành trong việc chỉ đạo thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý của cơ quan thanh tra trên địa bàn tỉnh; Bổ sung quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hữu quan (ngân hàng, kho bạc..) trong việc phối hợp với thanh tra thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.

3.2.1.6. Minh bạch hóa hoạt động phòng, chống tham nhũng

Công khai, minh bạch trong hoạt động PCTN là yêu cầu bức thiết hiện nay đối với các tổ chức, cá nhân có chức năng PCTN. Theo quy định của pháp luật, hiện nay có nhiều cơ quan (có thể là chuyên trách hoặc không chuyên trách) có chức năng PCTN như: thanh tra, kiểm toán, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án... Yêu cầu đặt ra đối các cơ quan này là phải minh bạch hóa hoạt động PCTN. Đối với thanh tra, minh bạch phải được thực hiện từ việc lên chương trình, kế hoạch thanh tra, tổ chức thực hiện thanh tra, kết luận thanh tra và xử lý các hành vi tham nhũng. Đối với các cơ quan khác, việc minh bạch hóa giúp cho hiệu quả phối hợp với thanh tra cao hơn, những vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được thanh tra chuyển sang để xử lý theo hướng hình sự được tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật.

Muốn vậy, trước hết phải hoàn thiện thể chế, cơ chế về minh bạch hóa trong PCTN như sau:

- Hoàn thiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo hướng làm rõ loại thông tin phải chủ động công bố, công khai; phương thức, phạm vi, thời gian công bố, công khai; mở rộng nội

dung thông tin cung cấp theo yêu cầu theo hướng tăng cường tính tự giác và chế tài nghiêm khắc.

- Hoàn thiện các trụ cột căn bản để xây dựng nền công vụ minh bạch, liêm chính, phục vụ, sửa đổi quy định về tặng quà và nhận quà tặng, chuyển đổi vị trí công tác theo hướng tăng cường tính tự giác và chế tài nghiêm khắc.

- Tập trung hoàn thiện quy định về minh bạch tài sản, thu nhập nhằm kiểm soát biến động tài sản, thu nhập theo hướng mở rộng một cách hợp lý diện đối tượng có nghĩa vụ kê khai, hợp lý hóa việc công khai bản kê khai; quy định những trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành xác minh tài sản, thu nhập một cách chủ động; trình tự, thủ tục tiến hành xác minh và kết quả xác minh tài sản, thu nhập; quy định các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập, như: xây dựng cơ sở dữ liệu về tài sản, thu nhập; thực hiện việc giải trình về nguồn gốc tài sản tăng thêm, giải trình thu nhập đối với những giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) VAI TRÒ của THANH TRA TỈNH TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG (Trang 97 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)