Đánh giá vai trò của Thanh tra tỉnh trong phòng, chống tham nhũng thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) VAI TRÒ của THANH TRA TỈNH TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG (Trang 39 - 41)

tác PCTN

Hiệu quả hoạt động của một cơ quan nhà nước trước hết cần xem xét ở mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao, những kết quả, tác động của nó mang lại đối với bộ máy nhà nước, đối với tình hình chính trị, kinh tế, xã hội. Thanh tra tỉnh, do chức năng, nhiệm vụ có tính chất đặc thù nên để đánh giá tầm quan trọng vai trò của Thanh tra tỉnh trong PCTN cần phải căn cứ vào một số yêu cầu cụ thể. Theo đó, để có cơ sở pháp lý, khoa học trong việc nhận định và đánh giá hiệu quả PCTN, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư số 04/2014/TT-TTCP ngày 18 tháng 9 năm 2014 Quy định tiêu chí nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác PCTN. Cụ thể, tại điều 5 Thông tư quy định: Việc nhận định tình hình tham nhũng được thực hiện theo các nội dung cụ thể: Mức độ phổ biến của hành vi tham nhũng; Mức độ thiệt hại kinh tế do tham nhũng; Mức độ nghiêm trọng của hành vi tham nhũng. Căn cứ vào nội dung mức độ nêu trên các bộ, ngành, địa phương có thể bổ sung hoặc cụ thể hóa các nội dung về nhận định tình hình tham nhũng cho phù hợp với yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi ngành, lĩnh vực hoặc địa phương. Tại điều 10 Thông tư quy định: Việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện theo các nội dung cụ thể: Chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống tham nhũng; Xây dựng, tổ chức thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng; Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; Phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng. Căn cứ vào các nội dung công việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng nêu trên các bộ, ngành, địa phương có thể bổ sung các nội dung về

đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực hoặc địa phương [22]. Như vậy, Thông tư này điều chỉnh phạm vi rất rộng, đó là các cơ quan, tổ chức cá nhân có nghĩa vụ và trách nhiệm PCTN theo quy định của pháp luật, trong đó có Thanh tra tỉnh. Mặc dù vậy, bên cạnh những đặc điểm giống với các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ PCTN khác, xuất phát từ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mình, Thanh tra tỉnh cần căn cứ vào các tiêu chí chung nêu trên, từ đó xác định và nâng cao vai trò của mình trong PCTN.

Thứ nhất, số lượng các vụ tham nhũng mà Thanh tra tỉnh đã phát hiện so với tổng số lượng các vụ tham nhũng được phát hiện trong tỉnh biểu hiện bằng %, số lượng các vụ án tham nhũng mà Thanh tra tỉnh đã giải quyết, tham mưu giải quyết hoặc chuyển cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hàng năm.

Thứ hai, chất lượng giải quyết các vụ tham nhũng, thể hiện bằng số lượng các vụ tham nhũng được giải quyết được các cơ quan, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành, dư luận xã hội đồng tình, các tổ chức, cá nhân vi phạm bị xử lý nghiêm, việc giải quyết đúng pháp luật.

Thứ ba, việc phát hiện những sai phạm của các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức trong công tác quản lý, sử dụng tài sản, trong quản lý nhà nước về PCTN để phát sinh hành vi tham nhũng; phát hiện những sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý, từ đó kiến nghị các cơ quan nhà nước sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật cho phù hợp.

Thứ tư, ảnh hưởng tác động về mặt chính trị, kinh tế, xã hội đối với các vụ việc tham nhũng được giải quyết. Thể hiện ở chỗ, việc phát hiện và xử lý các vụ việc tham nhũng không chỉ giải quyết các vụ việc cụ thể, trực tiếp mà còn có tác động về chính trị, kinh tế, xã hội, có sức răn đe và sự lan tỏa rộng rãi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) VAI TRÒ của THANH TRA TỈNH TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)