Khái niệm, đặc điểm, nội dung vai trò của Thanh tra tỉnh trong phòng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) VAI TRÒ của THANH TRA TỈNH TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG (Trang 30 - 39)

phòng, chống tham nhũng

1.2.2.1. Khái niệm

Đối với Việt Nam, do đặc điểm về thể chế chính trị không có sự phân chia quyền lực Nhà nước, mà tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân lao động, có sự phân công, phân nhiệm rành mạch cho các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Trong khi đó, với những đặc điểm, điều kiện về kinh tế - xã hội, truyền thống pháp lý thì thanh tra của Việt Nam thuộc khối các cơ quan thực hiện chức năng hành pháp. Các cơ quan hành chính Nhà nước chỉ có thể thực hiện được sứ mệnh quản lý, điều hành khi nắm bắt được nhiệm vụ và thực hiện những nhiệm vụ đó thông qua hoạt động của các cơ quan chức năng của mình. Hoạt động thanh tra có đặc điểm là mang tính quyền lực Nhà nước và tính tập trung cao về thứ bậc hành chính. Do đó, chỉ có đặt trong cơ quan hành pháp, vai trò của thanh tra mới được phát huy và phù hợp với tính chất nhanh chóng, kịp thời của hoạt động quản lý. Để làm rõ vai trò của thanh tra tỉnh trong phòng, chống tham nhũng, trước hết chúng ta cần tìm hiểu khái niệm vai trò.

Theo Từ điển Tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý thì vai trò (dt): chức năng, tác dụng của cái gì hoặc của ai trong sự vận động, phát triển của nhóm, tập thể nói chung [13]. Như vậy, theo khái niệm này đuợc hiểu là có vai trò của cá nhân và vai trò của tập thể (của cơ quan, tổ chức). Vai trò của cơ quan hay tổ chức được xác định bởi chức năng của cơ quan hay tổ chức, được hình thành từ vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, tổ chức; tác dụng, hiệu quả hoạt động của cơ quan hay tổ chức đó đem lại. Vai trò của Thanh tra tỉnh được xác định từ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định và tác dụng, hiệu quả hoạt động trong thực tiễn.

Từ đó, có thể hiểu, vai trò của Thanh tra tỉnh trong PCTN là việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện một số hoạt động khác theo quy định pháp luật của Thanh tra tỉnh nhằm phát hiện các sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, tạo khuôn khổ chính sách đúng đắn, tạo hành lang pháp lý và động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; đưa hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh vào nề nếp, định hướng nền công vụ theo các giá trị minh bạch, hiệu quả, trách nhiệm và hạn chế tối đa tham nhũng.

Như vậy, thanh tra, kiểm tra không những để phát hiện vi phạm, phát hiện tham nhũng để xử lý. Quan trọng hơn, qua kiểm tra, các cơ quan thanh tra tìm hiểu nguyên nhân tham nhũng, từ đó, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, với bản thân các cơ quan là đối tượng thanh tra, kiểm tra để có các giải pháp hữu hiệu nhằm chống tham nhũng có hiệu quả.

1.2.2.2. Đặc điểm

Thanh tra tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo thanh tra các Sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố thực hiện các phương thức đảm bảo hoạt động quản lý của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh đúng pháp luật, ổn định và ngăn ngừa tham nhũng có hiệu quả; thông qua việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN và thực hiện các biện pháp phòng, ngừa tham nhũng như: Triển khai thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị; xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức; kê khai minh bạch tài sản, thu nhập; xem xét, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách và thực hiện cải cách hành chính.

Điều này cho thấy vai trò quan trọng của Thanh tra tỉnh trong việc thực hiện các chức năng PCTN của mình như sau:

Thứ nhất: Đảm bảo kiểm soát, hạn chế tối đa sự lạm dụng quyền lực của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh vì mục đích cá nhân – một biểu hiện chủ yếu của tham nhũng: Với chức năng của mình, Thanh tra tỉnh chỉ đạo thanh tra các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh làm nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trên toàn tỉnh, đảm bảo hoạt động thông suốt, kỷ luật, hiệu quả, xem xét xử lý trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện không đúng và không hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong quá trình tiến hành hoạt động thanh tra, Thanh tra tỉnh giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận thức đúng đắn chủ trương, chính sách, quy định của nhà nước, nhận thức các yếu kém để chấn chỉnh hoạt động, thực hiện đúng, hiệu quả các chính sách, quy định của pháp luật.

Thông qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo mà Thanh tra tỉnh có điều kiện phát hiện sớm các biểu hiện tham nhũng, kịp thời kiến nghị các biện pháp ngăn chặn. Một trong những hoạt động giúp phát hiện hành vi tham nhũng đó là thanh tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của các cán bộ, công chức. Qua thanh tra có thể phát hiện sớm những dấu hiệu tham nhũng từ khi chưa có biểu hiện ra bên ngoài để từ đó có những biện pháp chấn chỉnh, ngăn chặn kịp thời. Thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Thanh tra tỉnh còn thể hiện vai trò “dự báo”, phát hiện những sơ hở, khiếm khuyết trong cơ chế, chính sách làm phát sinh tham nhũng. Những sơ hở trong cơ chế, chính sách đó có thể chưa làm phát sinh hành vi tham nhũng nhưng nếu không có sự cảnh báo kịp thời thì rất có thể trong thời gian sau, nó sẽ bị lợi dụng để tham nhũng.

Bên cạnh đó, thông qua việc thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, Thanh tra tỉnh phát hiện được những hành vi tham nhũng, tiêu cực của các cán bộ, công chức để từ đó có những biện pháp xử lý hữu hiệu, kịp thời. Thực tế cho thấy, mỗi năm toàn ngành thanh tra tiến hành hàng ngàn cuộc thanh tra trên nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước, qua thanh tra đã phát hiện rất nhiều sai phạm, thu hồi về cho nhà nước nhiều tỷ đồng và nhiều tài sản có giá trị khác, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân.

Thứ hai: Đảm bảo các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng của mình đúng theo quy định của pháp luật – một điều kiện phòng ngừa tham nhũng từ xa: Thanh tra tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra của Thanh tra cấp huyện, Thanh tra cấp sở và thông qua hoạt động thanh tra đối với hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước trên toàn tỉnh, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng giúp phát hiện ra các hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, cơ quan nhà nước, áp dụng kịp thời các biện pháp nhằm xử lý và ngăn chặn các hành vi vi phạm theo thẩm quyền, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp xử lý hành vi vi phạm.

Ở khía cạnh này, vai trò kiểm tra, thanh tra của Thanh tra tỉnh đóng vai trò là nhân tố đảm bảo sự vận hành của các cơ quan nhà nước cấp tỉnh sẽ trong khuôn khổ công bằng, dân chủ đã được định sẵn – một khuôn khổ có rất ít cơ hội cho tham nhũng nảy sinh. Do vậy, vai trò của Thanh tra tỉnh là rất cần thiết, đảm bảo cho các yếu tố dân chủ trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh được thực thi hiệu quả.

Thực tế đã chứng minh, với hệ thống thanh tra các Sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố, Thanh tra tỉnh có những điều kiện và cơ sở để thực hiện có hiệu quả vai trò của mình trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục

pháp luật và các biện pháp phòng, ngừa tham nhũng, cụ thể như phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức khác trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện tốt nhất nhằm tiến hành xác minh kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tổng hợp kết quả kê khai, công khai, xác minh, kết luận, xử lý vi phạm về minh bạch tài sản, thu nhập trong phạm vi toàn tỉnh; định kỳ báo cáo kết quả về Thanh tra Chính phủ; đồng thời, xây dựng báo cáo PCTN có chất lượng và đảm bảo đúng tiến độ theo yêu cầu của Thanh tra Chính phủ… Đây là cơ sở thực tiễn vững chắc để chúng ta tin rằng, Thanh tra tỉnh và Thanh tra cấp sở, cấp huyện sẽ phát huy tốt vai trò của mình trong công tác PCTN thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cũng như phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khuyến khích tinh thần chủ động, tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng trên toàn tỉnh.

Tóm lại, thông qua những hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thanh tra tỉnh do pháp luật quy định, Thanh tra tỉnh đã thể hiện là công cụ quan trọng và hữu hiệu trong hoạt động PCTN.

1.2.2.3. Nội dung vai trò phòng, chống tham nhũng của Thanh tra tỉnh

- Phòng, chống tham nhũng thông qua việc tiến hành thanh tra

Để thực hiện vai trò của thanh tra tỉnh trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, một trong những phương thức rất quan trọng đó là tiến hành hoạt động thanh tra thông qua các hình thức: thanh tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất. Trong đó, thanh tra theo chương trình kế hoạch được tiến hành theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt; thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.Về thẩm quyền thanh tra, pháp luật phòng, chống tham nhũng quy định: Thanh tra tỉnh thanh tra việc thực hiện

các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của các sở, ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh [4].

Hoạt động thanh tra bao gồm cả xây dựng, phát huy những nhân tố tích cực và chống những tiêu cực, vi phạm pháp luật trong đó mục tiêu hàng đầu phải là phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong đó có các hành vi tham nhũng. Do đó, quy định về hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật cũng là khẳng định vai trò của Thanh tra tỉnh trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Thanh tra tỉnh cũng thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng; tổng hợp, báo cáo kết quả về chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Đối với Thanh tra tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Phòng, chống tham nhũng thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo

Bên cạnh việc tiến hành các hoạt động thanh tra, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng có vai trò rất lớn đối với việc phòng, chống các hành vi tham nhũng. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước đang chủ trương tăng cường vai trò giám sát của nhân dân, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và các tổ chức đoàn thể đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước, nhất là để phục vụ cho công tác đấu tranh PCTN. Điều 85 Luật PCTN quy định về việc động viên nhân dân tham gia tích cực vào việc phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng. Và Luật Tố cáo năm 2011 quy định:

Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức [17].

Luật Khiếu nại năm 2011 cũng quy định:

Công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình [16].

Trong số các khiếu nại, tố cáo đó có nhiều vụ việc liên quan đến các hành vi tham ô, lãng phí, cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế... Thông qua việc khiếu nại, tố cáo, nhân dân thể hiện vai trò của mình trong việc đấu tranh PCTN. Thực tế trong thời gian qua cho thấy, rất nhiều vụ tham nhũng được đưa ra thanh tra, khởi tố là do nhân dân phát hiện và tố cáo với cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời, thông qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện được những hành vi tham nhũng, tiêu cực của các cán bộ, công chức để từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời.

Theo quy định của pháp luật về PCTN và pháp luật khiếu nại, tố cáo thì Thanh tra tỉnh là một trong số những cơ quan đầu mối tiếp nhận các tố cáo về hành vi tham nhũng để chuyển cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền hoặc thụ lý giải quyết theo thẩm quyền. Đồng thời, Luật PCTN cũng quy định Thanh tra tỉnh có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xác minh kết luận về nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý, trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm

sát có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhận được tố cáo về hành vi tham nhũng phải xử lý theo thẩm quyền.

Như vậy, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nếu được thực hiện tốt sẽ phục vụ cho hoạt động PCTN. Ngược lại, nếu không làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân thì sẽ làm suy giảm hiệu quả của công tác PCTN và làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy, công tác giải quyết tố cáo là một phương thức rất quan trọng để thực hiện nhiệm vụ PCTN của Thanh tra tỉnh. Thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong những năm qua cho thấy, các vụ việc tố cáo đúng chiếm tỉ lệ tương đối lớn. Đa số những người tố cáo thực hiện quyền tố cáo của mình là để phát hiện cho nhà nước những hành vi trái pháp luật. Thông qua việc khiếu nại, tố cáo, công dân, tổ chức không chỉ nhằm bảo vệ lợi ích cho chính mình mà còn nhằm bảo vệ lợi ích của cộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) VAI TRÒ của THANH TRA TỈNH TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)