trong phòng, chống tham nhũng
2.1.1. Những đặc điểm về văn hóa, phong tục, tập quán có liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng
Dân tộc Việt Nam nói chung, người Quảng Nam nói riêng có tinh thần đoàn kết, cần cù, tiết kiệm; căm ghét thói hư, tật xấu, lên án cái ác,... là cơ sở xã hội, điều kiện để tuyên truyền có hiệu quả pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, phát động phong trào tố giác hành vi tham nhũng; là một trong những cơ sở để phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng.
Tuy nhiên, một số đối tượng “mượn” hoặc lạm dụng tập quán văn hóa của người Á Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng nặng về tình nghĩa, gia đình, thân tộc và đền ơn đáp nghĩa để hối lộ... Đây là điều kiện khiến cho tệ tham nhũng nảy sinh; biểu hiện tập trung nhất là nạn quà cáp hối lộ có cơ sở tồn tại, biến tướng và phát triển. Việc biếu quà hay “miếng trầu là đầu câu chuyện”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”,... là những nét văn hóa đẹp của người Việt Nam đã và đang bị lợi dụng để thực hiện hành vi tham nhũng.
2.1.2. Quan điểm, chủ trương và các văn bản của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Nam trong phòng, chống tham nhũng Quảng Nam trong phòng, chống tham nhũng
Trong những năm trở lại đây, trước những diễn biến phức tạp về tình hình kinh tế, chính trị của thế giới và khu vực có tác động và ảnh hưởng nghiêm trọng đến công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Công tác đấu tranh PCTN của Đảng và Nhà nước ta cũng bị tác động, gặp nhiều khó khăn, thách thức. Trước tình hình đó, để nâng cao hiệu quả
công tác đấu tranh PCTN, một lần nữa Đảng ta, xác định: Công tác đấu tranh PCTN là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, Đảng xác định công tác PCTN nằm trong mối quan hệ với xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định.
Để thực hiện chủ trương tăng cường các biện pháp PCTN, UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện các biện pháp cấp bách, triệt để nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, lập lại trật tự, kỷ cương trong công tác PCTN, cụ thể tại Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 24/4/2017 của Tỉnh ủy Quảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 – 2021 đã chỉ đạo:
“Cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tăng cường quản lý, giám sát cán bộ, đảng viên; thực hiện nghiêm Quy định số 55-QĐ/TW, ngày 19-12-2016 của Bộ Chính trị về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên. Có cơ chế giám sát cán bộ, đảng viên bằng nhiều hình thức khác nhau để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các biểu hiện tham nhũng, lãng phí. Phát huy trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác của cán bộ dưới quyền để kiểm điểm, xác minh, kết luận khi có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí.
Thực hiện nghiêm quy định việc xử lý, điều chuyển, miễn nhiệm, thay thế cán bộ lãnh đạo, quản lý khi có biểu hiện tham nhũng, lãng phí và triển khai có hiệu quả chủ trương bố trí một số chức danh cán bộ lãnh đạo không phải là người địa phương; không bố trí những người có quan hệ gia đình cùng làm một số công việc dễ xảy ra tham nhũng. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan, đơn vị, địa phương; cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm phải xử lý nghiêm minh, kịp thời. Thực hiện tốt việc bố trí, sắp
xếp lại cán bộ, công chức theo Đề án vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Khẩn trương rà soát, khắc phục cho được những sơ hở, bất cập trong công tác tổ chức cán bộ; kiên quyết không đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu tái cử những cán bộ, đảng viên bị xử lý về tham nhũng, lãng phí hoặc bao che, tiếp tay cho tham nhũng, lãng phí. Xem xét, xử lý trách nhiệm người giới thiệu, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ đã có hành vi tham nhũng, bao che hành vi tham nhũng.
Tiếp tục thực hiện quyết liệt việc chuyển đổi vị trí công tác, thời hạn, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Nghị định 158/2007/NĐ-CP, ngày 27-10-2007 của Chính phủ và được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 150/2013/NĐ-CP, ngày 01-11-2013 của Chính phủ để phòng ngừa xảy ra tham nhũng, lãng phí. Từng cơ quan, đơn vị, địa phương đăng ký chỉ tiêu thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, đảng viên thuộc diện quản lý theo phân cấp; người đứng đầu ở các cơ quan, đơn vị, địa phương quá hai nhiệm kỳ phải thực hiện việc chuyển đổi đơn vị công tác khác.
- Thực hiện nghiêm việc kê khai và kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, nhất là các nội dung về quản lý bản kê khai; kiểm tra, giám sát, xác minh việc kê khai; trách nhiệm giải trình việc tăng, giảm tài sản, những khoản chi tiêu, giao dịch có giá trị lớn theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động công vụ. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin phải thực hiện đồng bộ các biện pháp bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo quy định của pháp luật”.
Hằng năm, Thanh tra tỉnh tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 06/12/2012 của Chính phủ về
Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về công tác PCTN, lãng phí giai đoạn 2012-2016; Kế hoạch phòng, chống tham nhũng và Kế hoạch triển khai đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Nhìn chung, các đơn vị, địa phương đã chấp hành tốt chỉ đạo của UBND tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng.
Trong những năm gần đây, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành các văn bản chỉ đạo để phòng, chống tham nhũng như:
- Quyết định số 766/QĐ-UBND ngày 12/3/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam triển khai Nghị quyết số 69/2012/NQ-HĐND ngày 14/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa VIII về việc triển khai thực hiện quy định chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
- Chỉ thị số 37-CT/TU ngày 14-01-2014 của Tỉnh ủy Quảng Nam về đẩy mạnh thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn tỉnh
- Chỉ thị số 03/2014/CT-UBND ngày 13/02/2014 của UBND tỉnh Quảng Nam thay thế Chỉ thị số 02/2011/CT-UBND ngày 07/01/2011 về tăng cường hiệu lực, hiệu quả xử lý các sai phạm qua thanh tra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
- Chỉ thị số 41-CT/TU ngày 17/7/2014 của Tỉnh ủy Quảng Nam về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trên địa bàn tỉnh;
- Kế hoạch số 06-KH/BNCTU ngày 21/10/2014 của Ban Nội chính Tỉnh ủy về theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TU ngày 17/7/2014.
- Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 14/4/2017 của Tỉnh ủy Quảng Nam về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 – 2021.
- Quyết định số 1106/QĐ – UBND ngày 29/03/2018 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 29/11/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2018.
Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và UBMTTQVN tỉnh cùng với sự tham gia của các ngành, các cấp, sự hưởng ứng tích cực của cả hệ thống chính trị và đông đảo nhân dân trên địa bàn tỉnh, công tác PCTN đã đạt được nhiều kết quả. Việc lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành đối với công tác PCTN được quan tâm và tăng cường hơn; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN gắn với công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng được đẩy mạnh; nhận thức về công tác PCTN trong CB,CC,VC và Nhân dân đã được nâng cao. Các vụ án tham nhũng đưa ra xét xử đã thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành và quần chúng nhân dân. Ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu ở cơ quan, đơn vị, địa phương được nâng cao; vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành ở các đơn vị, địa phương được phát huy. Qua đó, tạo sự chuyển biến về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của từng cá nhân trong công cuộc đấu tranh PCTN.