Quản lý và đánh giá hiệu quả truyền thông

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp truyền thông cho du lịch thành phố đà nẵng (Trang 37)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.6. Quản lý và đánh giá hiệu quả truyền thông

Sau khi thực hiện kế hoạch cổ động người truyền thông phải quản lý và đo lường tác động của nó đến công chúng mục tiêu. Việc này đòi hỏi phải khảo sát công chúng mục tiêu xem họ có nhận thấy hay ghi nhớ thông điệp đó không, họ đã nhìn thấy nó bao nhiêu lần, họ ghi nhớ được những điểm nào, họ cảm thấy như thế nào về những thông điệp đó, thái độ trước kia và hiện nay của họ đối với sản phẩm đó và doanh nghiệp. Người truyền thông

cũng cần có những thu nhập những số đo hành vi phản ứng đáp lại của công chúng.

Quản lý và đánh giá hiệu quả truyền thông cung cấp cho nhà quản trị các phản hồi liên tục liên quan đến tính hiệu quả của chương trình và đến lượt nó, chương trình truyền thông sẽ được sử dụng như dữ liệu đầu vào cho tiến trình hoạch định.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG DU LỊCH ĐÀ NẴNG

2.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1.1. Vị trí ngành du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là đô thị loại một trực thuộc trung ương, là trung tâm kinh tế và là một trong những trung tâm văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung – Tây Nguyên, Việt Nam. Được xác định là thành phố đóng vai trò hạt nhân tăng trưởng của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Là một thành phố biển nằm ở miền Trung Việt Nam, có vị trí gần như là trung tâm khoảng cách giữa thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Sở hữu rất nhiều cảnh quan thiên nhiên đa dạng, Đà Nẵng không chỉ thu hút du khách với bãi biển dài hơn 60 km, được tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là 1 trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh, mà còn có rất nhiều cảnh quan ấn tượng như bán đảo Sơn Trà, khu du lịch Bà Nà Hills, danh thắng Ngũ Hành Sơn… Ngoài ra Đà Nẵng còn là trung tâm của 4 di sản văn hóa nổi tiếng thế giới là Cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn và Phong nha Kẽ bàng.

Với vị trí thuận lợi, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển và nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú, Đà Nẵng hội đủ nhiều điều kiện để phát triển thành một nền kinh tế tổng hợp nhiều thành phần trong đó du lịch là một ngành kinh tế đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Những năm gần đây, ngành du lịch Đà Nẵng đã có những bước phát triển nhanh, trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng đóng góp

vào sự tăng trưởng của thành phố. Ngành Du lịch phát triển đã làm thay đổi diện mạo, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện môi trường và nâng cao chất lượng sống cho người dân. Các mục tiêu về phát triển du lịch tại Chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2011-2015 đề đã hoàn thành và vượt chỉ tiêu đặt ra.

Tại Nghị quyết 33 NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XXI nhiệm kỳ 2016 – 2020 xác định “ Phát triển ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố và trở thành một trong những trung tâm thương mại – du lịch của khu vực”

2.1.2. Thực trạng về tình hình phát triển du lịch TP. Đà Nẵng

a. Khách du lịch

Tốc độ tăng trưởng về khách du lịch bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 là 20,14% (tăng 2,14% so với kế hoạch đề ra).

Năm 2011, tổng lượt khách du lịch đạt 2.375.023 lượt, tăng 34,2% so với năm 2010. Năm 2015, tổng lượt khách du lịch ước đạt 4.430.000 lượt, tăng 16,6% so với thực hiện năm 2014, gấp 1, 6 lần so với năm 2011 và tăng gấp 2,65 lần so với giai đoạn 2006-2010; trong đó khách quốc tế tăng bình quân 25,46%, khách nội địa tăng bình quân 1 ,56%.

b. Tổng thu du lịch

Tổng thu du lịch giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân hàng năm đạt 30,7% (tăng 7,7% so với kế hoạch).

Năm 2011, tổng thu du lịch đạt 4.600 tỷ đồng đến năm 2015 ước đạt 11. 00 tỷ đồng, tăng gấp 2,56 lần và tăng gấp 3,9 lần so với giai đoạn 2006- 2010.

Bảng 2.1. Tổng lượt khách du lịch đến Đà Nẵng giai đoạn 2011-2016

Thực Thực Thực Thực Thực Thực Tốc độ tăng

STT Chỉ tiêu ĐVT hiện hiện hiện hiện hiện hiện Thực trưởng BQ

2010 2011 2012 2013 2014 2015 hiện 2011-2016 (%) 2016 1 Tổng LK 1.770.000 2.375.02 2.659.553 3.117.558 3.818.683 4.430.000 5.510.11 20,14 khách a Khách LK 370.000 534.134 630.908 743.183 955.675 1.150.000 1.666.51 25,46 quốc tế b Khách LK 1.400.000 1.840.889 2.028.645 2.374.375 2.863.008 3.280.000 3.843.59 18,56 nội địa 2 Tổng Tỷ 3.098 4.600 6.000 7.784 9.870 11.800 16.00 30,67 thu DL đồng (Nguồn: Sở Du lịch TP. Đà Nẵng)

c. Thời gian lưu tr và chi tiêu bình qu n

- Khách trong nước: Năm 2015 là 2 ngày/khách (tăng thêm 0,27 ngày/khách so với năm 2011).

- Khách quốc tế: Năm 2015 là 2,4 ngày/khách (tăng thêm 0,45 ngày/khách so với năm 2011).

- Chi tiêu bình quân 1 lượt khách du lịch tại Đà Nẵng năm 2011 là 1,86 triệu đồng; năm 2015 là 2,665 triệu đồng, tăng 43,3% so với năm 2011.

2.1.3. Đánh giá tình hình hoạt động du lịch

- Thành phố đã đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, các công trình để phục vụ cho dân sinh và tạo thuận lợi cho phát triển du lịch như: xây dựng các tuyến đường du lịch ven biển Nguyễn Tất Thành, đường Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp - Trường Sa; nâng cấp Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, hệ thống các bãi tắm công cộng... Xúc tiến được 74 dự án đầu tư du lịch với tổng vốn đầu tư .042 triệu USD, trong đó có 17 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 1.450 triệu USD và 57 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn 6.592 triệu USD.

- Tính đến hiện nay trên địa bàn thành phố có 490 cơ sở lưu trú với 1 .233 phòng. Tổng số đơn vị lữ hành trên địa bàn thành phố là 21 đơn vị (trong đó có 129 đơn vị lữ hành, Chi nhánh quốc tế, 9 đơn vị lữ hành, chi nhánh nội địa). Tổng số hướng dẫn viên trên địa bàn thành phố là 2.03 HDV (trong đó có 1.195 HDV quốc tế và 43 HDV nội địa). Thành phố có 20 đường bay trực tiếp đến Đà Nẵng, trong đó có 10 đường bay trực tiếp thường kỳ và 10 đường bay trực tiếp thuê chuyến.

-Sản phẩm du lịch thành phố ngày càng được đầu tư phát triển đa dạng, chất lượng dịch vụ du lịch được củng cố và nâng cao, cơ bản đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của du khách với các sản phẩm mới như: quần thể du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ, Bán đảo Sơn Trà, các khu du lịch Hòa Phú Thành,

Phước Nhơn; Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài… Việc thành phố khánh thành và đưa vào sử dụng các cây cầu như Cầu Trần Thị Lý đặc biệt là Cầu Rồng với hình ảnh Rồng phun lửa, phun nước vào cuối tuần đã tạo sự thích thú cho du khách. Các hoạt động vui chơi giải trí đã được quan tâm đầu tư với Công viên Châu Á, Khu vui chơi giải trí trong nhà Helio Center,… Hệ thống các siêu thị mua sắm lớn đã được hình thành như: Indochina Tower, Vincom Plaza, Vĩnh Trung Plaza, Parkson…Du lịch văn hóa - lịch sử được khai thác thông qua các tour tham quan các di tích lịch sử đã được trùng tu, tôn tạo tại các bảo tàng, di tích lịch sử, hệ thống các cơ sở tôn giáo. Ngoài ra các chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống vào tối thứ 4,7 hằng tuần tại nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh và múa Chăm tại bảo tàng Điêu khắc Chăm được định kỳ tổ chức phục vụ du khách.

- Môi trường du lịch được đảm bảo an toàn. Mô hình Trung tâm hỗ trợ du khách, 02 quầy thông tin tại ga quốc tế và quốc nội - Sân bay quốc tế Đà Nẵng phát huy hoạt động hiệu quả. Duy trì đội cứu hộ biển, thành lập lực lượng chống chèo kéo khách du lịch, đầu tư xây dựng nhà vệ sinh công cộng tại các khu vực tập trung nhiều khách du lịch. Công tác thanh kiểm tra, xử lý trong hoạt động du lịch như: chống đeo bám, chèo kéo khách, ăn xin trá hình tại các điểm du lịch, nhà vệ sinh đạt chuẩn tại các khu, điểm du lịch, bình ổn giá trong các dịp lễ hội,... được triển khai thường xuyên. Công tác tuyên truyền cho người dân cùng giữ gìn môi trường du lịch Đà Nẵng được quan tâm thực hiện.

- Công tác xúc tiến quảng bá đã được đầu tư và có sự chuyển biến thông qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm du lịch; Famtrip, quảng bá đến các thị trường quốc tế với qui mô ngày càng tăng về số lượng và chất lượng; tổ chức nhiều sự kiện lớn: Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế, cuộc thi marathon quốc tế, dù lượn quốc tế.... Điểm đến Đà Nẵng đã được nhiều du

khách, doanh nghiệp, các tổ chức du lịch, các tạp chí, trang mạng chuyên về du lịch trên thế giới bình chọn và đánh giá cao . Những danh hiệu đạt được đã góp phần định vị hình ảnh và từng bước khẳng định thương hiệu của du lịch thành phố đến thị trường trong nước và quốc tế.

- Nguồn nhân lực du lịch được từng bước bổ sung và tăng cường. Tính đến năm 2015, tổng số lao động trong ngành du lịch là 24.975 lao động, tăng hơn 11.000 lao động so với năm 2011.

Những m t đã đạt được

Trong giai đoạn 2011-2015, hoạt động phát triển của ngành du lịch đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào sự phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế- xã hội của thành phố. Ngành du lịch đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ ngành trung ương, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố, sự phối hợp của các cấp các ngành, sự nỗ lực của các doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể và sự đồng thuận từ người dân thành phố. Chính vì vậy các chỉ tiêu về khách du lịch, tổng doanh thu du lịch, tốc độ phát triển của ngành đều hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XX Đảng bộ thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2011-2015.

Cơ sở vật chất chuyên ngành không ngừng được đầu tư, nâng cấp cả về số lượng lẫn chất lượng. Công tác quy hoạch, đầu tư cho du lịch được quan tâm, thu hút nguồn vốn đầu tư cho du lịch tăng đáng kể, thủ tục hành chính cũng được cải cách rút ngắn thời gian và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, môi trường du lịch ổn định, anh ninh trật tự và vệ sinh môi trường được duy trì và ngày càng tiến bộ, công tác xúc tiến, quảng bá tiếp tục được quan tâm, thị trường du lịch được mở rộng, hình ảnh điểm đến Đà Nẵng đã bước đầu tạo dựng được thương hiệu trên thị trường khách quốc tế.

Nguồn ngân sách để phát triển du lịch giai đoạn 2011-2015 đã được thành phố ưu tiên hơn so với giai đoạn 2006-2010. Tổng kinh phí Chương trình phát triển du lịch được cấp giai đoạn 2011-2015 là 1 ,7 tỷ đồng, đạt 0% tổng kinh phí Chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2011-2015 được duyệt (23,61 tỷ đồng) và tăng 177% so với kinh phí Chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2006-2010 (6,7 tỷ đồng).

Những tồn tại, hạn chế

Tuy đạt được kết quả bước đầu nêu trên nhưng du lịch Đà Nẵng vẫn còn tồn tại một số hạn chế, khó khăn như:

- Các sản phẩm du lịch hiện có chủ yếu phục vụ khách du lịch nội địa, chưa có nhiều sản phẩm đặc trưng hướng tới thị trường khách quốc tế.

- Nhiều dự án đầu tư ven biển và trung tâm thành phố triển khai chậm, thiếu quỹ đất để hình thành các cụm mua sắm – vui chơi giải trí, nhất là giải trí về đêm. Các dịch vụ giải trí, thể thao biển chỉ mới khai thác một số môn thể thao nhưng giá thành còn cao.

- Chưa có nhiều sản phẩm lưu niệm mang tính đột phá, biểu trưng cao cho du lịch thành phố.

- Chất lượng phục vụ và dịch vụ du lịch tại một số nhà hàng, khu điểm chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách, đặc biệt khách quốc tế. Vẫn còn tình trạng nâng giá vào mùa cao điểm, lễ tết.

- Các doanh nghiệp lữ hành chủ yếu ở quy mô nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh thấp, thiếu chủ động kết nối giữa các doanh nghiệp.

- Thiếu cảng biển chuyên về du lịch, thiếu hệ thống cầu tàu, bến neo đậu để phát triển du lịch đường sông, điểm đến, tour tuyến chưa phong phú.

- Nguồn nhân lực du lịch mặc dù đã được cải thiện song vẫn chưa đáp ứng nhu cầu và chưa chuyên nghiệp.

- Công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh Đà Nẵng ra thị trường nước ngoài còn hạn chế.

- Doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn trong vấn đề tiếp cận nguồn vốn và đất đai đầu tư để phát triển tạo thêm sản phẩm.

Nguyên nhân

- Sự tác động, ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội, yếu tố thời vụ, thời tiết của Đà Nẵng.

-Hoạt động du lịch mang tính liên ngành, liên vùng nhưng sự phối hợp, liên kết chưa đồng bộ, chưa cao.

- Kinh phí đầu tư cho hoạt động xúc tiến, quảng bá còn hạn chế.

- Sự tăng trưởng nóng về số lượng các cơ sở lưu trú du lịch dẫn đến sự cạnh tranh cao đòi hỏi nhu cầu lao động có kỹ năng và tay nghề.

- Chương trình đào tạo của của một số trường đại học, cao đẳng, trung cấp đào tạo nghề du lịch còn nặng về lý thuyết, ít thực hành, thiếu cập nhật thông tin mới, thiếu sự định hướng, dạy các kỹ năng mềm…Việc gắn kết giữa doanh nghiệp và nhà trường còn yếu.

2.2. THỰC TRẠNG VỀ TRUYỀN THÔNG DU LỊCH ĐÀ NẴNGTRONG THỜI GIAN QUA TRONG THỜI GIAN QUA

2.2.1. Thị trường mục tiêu

- Thị trường nội địa: Là những khách thuộc phân khúc thị trường là khách gia đình, khách có xu hướng đi lẻ, khách công vụ thị trường Hà Nội và Hồ Chí Minh. Những đối tượng này thường đi vào các dịp nghỉ hè, nghỉ phép.

- Thị trường khách du lịch quốc tế: Là những khách đến từ các thị trường Đông Bắc Á (Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản); thị trường Đông Nam Á (Thái Lan, Malaysia, Singapore,)….; Thị trường Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha,Ý); Thị trường Bắc Mỹ(Mỹ, Canada và thị trường Úc. Là những thị trường có khả năng chi tiêu cao và lưu trú dài ngày.

2.2.2. Mục tiêu truyền thông

tiêu truyền thông như sau: Tác động đến giai đoạn nhận thức và cảm thụ của du khách. Làm gia tăng mức độ nhận biết của khách du lịch về các điểm tham quan, lễ hội, sự kiện của thành phố Đà Nẵng.

Tuy nhiên trong thời gian qua, sự nhận biết về thương hiệu du lịch Đà Nẵng đối với thị trường mục tiêu vẫn chưa thực sự hiệu quả, du lịch Đà Nẵng vẫn chưa định vị được hình ảnh của mình so với các điểm du lịch khác thuộc khu vực như Hội An và Quảng Nam. Đây là hạn chế cần khắc phục trong thời gian đến.

2.2.3. Thông điệp truyền thông

Từ năm 2015 trở về trước, thông điệp truyền thông của du lịch Đà Nẵng chưa có một chủ đề cố định, một số thông điệp truyền thông đã được sử dụng trong thời gian qua gồm: Du lịch Đà Nẵng – Ba địa phương, Một điểm đến; Du lịch Đà Nẵng – Thiên đường nghĩ dưỡng, Đà Nẵng – Điểm đến mới

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp truyền thông cho du lịch thành phố đà nẵng (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)