7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2. XÂY DỰNG GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG DU LỊCH ĐÀ NẴNG
3.2.1 Thị trường mục tiêu
Để xác định và lựa chọn mục tiêu cho du lịch thành phố Đà Nẵng, tác giả đã thu thập thông tin từ các dữ liệu thứ cấp bao gồm: Số liệu khách du lịch đến Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015, Dự báo thị trường khách du lịch đến Đà Nẵng năm 2017-2020, Đề án Phát triển du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2016-2020, thông tin về thị trường khách của các khách sạn, công ty lữ hành, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh. Dựa trên những thay đổi của xu hướng phát triển thị trường du lịch thế
giới và trong nước, thị trường mục tiêu về khách du lịch của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2017-2020 được xác định bao gồm:
- Thị trường nội địa: Thị trường Hà Nội, TP. HCM, các tỉnh Đông Bắc Bộ và Tây Nam Bộ - Khách gia đình, khách công vụ, khách thăm thân, khách có xu hướng đi lẻ.
-Thị trường quốc tế trọng điểm:
Thị trường Nhật Bản: Khách trung niên, cao tuổi (đã nghỉ hưu), nữ độc thân, học sinh, sinh viên (du lịch học đường).
Thị trường Hàn Quốc: Khách trung niên, trẻ tuổi và khách công vụ theo đoàn, khách honeymoon
Thị trường Trung Quốc: Khách thanh niên và trung niên.
Thị trường Đông Nam Á (Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia): Khách thanh niên đi theo nhóm bạn bè, khách trung niên và khách công vụ.
-Thị trường quốc tế tiềm năng:
Thị trường Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha,Ý): Phân khúc thị trường: Khách trung niên (đã về hưu) theo đoàn, đi theo đôi hoặc gia đình.
Thị trường Bắc Mỹ: Khách thăm thân, khách gia đình trung niên theo nhóm, theo đôi, người cao tuổi theo nhóm.
Thị trường Úc : Nhóm gia đình, cặp đôi, khách trung niên, độc thân
3.2.2. Mục tiêu truyền thông
Với mục đích phát triển du lịch, tạo hình ảnh du lịch Đà Nẵng trên thế giới, đưa du lịch thực sự là một ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của thành phố, mục tiêu truyền thông chung cho đề án là định vị điểm đến Đà Nẵng như một điểm đến có giá trị tốt nhất và thú vị nhất ở Việt Nam, cụ thể:
a. Đối với thị trường nội địa
Đà Nẵng tương đối cao vì vậy mục tiêu của thị trường này là gia tăng nhu cầu và khuyến khích khách du lịch quay trở lại. Do đó mục tiêu truyền thông đối với thị trường này là:
- Mục tiêu 1: 80% thị trường mục tiêu Mong muốn được du lịch tại thành phố Đà Nẵng
- Mục tiêu 2: 60% thị trường mục tiêu Hành động du lịch tại Đà Nẵng
b. Đối với thị trường quốc tế trọng điểm
Theo số liệu báo cáo từ Sở Du lịch Đà Nẵng về thị trường khách du lịch cho thấy, ở thị trường quốc tế trọng điểm, mức độ nhận biết và mức độ quan tâm đến thương hiệu du lịch Đà Nẵng là cao, vì vậy mục tiêu truyền thông đối với thị trường này là:
- Mục tiêu 3: 60% thị trường mục tiêu Mong muốn được du lịch tại thành phố Đà Nẵng
-Mục tiêu 4: 40% thị trường mục tiêu Hành động du lịch tại Đà Nẵng
c. Đối với thị trường quốc tế tiềm năng
Ở thị trường quốc tế tiềm năng, mức độ nhận biết và mức độ quan tâm thương hiệu du lịch Đà Nẵng còn thấp. Do đó, mục tiêu ở thị trường này là gia tăng mức độ nhận biết thương hiệu từ đó kích thích nhu cầu của khách du lịch.
- Mục tiêu 5:90% thị trường mục tiêu Biết thương hiệu du lịch Đà Nẵng
- Mục tiêu 6: 40% thị trường mục tiêu Quan tâm du lịch Đà Nẵng
- Mục tiêu 7: 20% thị trường mục tiêu Mong muốn du lịch Đà Nẵng
- Mục tiêu8: 10% thị trường mục tiêu Hành động du lịch Đà Nẵng.