MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp truyền thông cho du lịch thành phố đà nẵng (Trang 88)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Giải pháp

- Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển ngành du lịch

+ Xây dựng và đưa vào vận hành Quỹ Phát triển du lịch Đà Nẵng để huy động thêm nguồn lực đầu tư cho công tác xúc tiến, quảng bá trong và ngoài nước, công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch (nghiên cứu phương án trích tỷ lệ 1-3% từ nguồn nộp ngân sách của các doanh nghiệp du lịch theo từng năm). Khuyến khích doanh nghiệp chủ động phát huy vai trò động lực thúc đẩy phát triển du lịch.

+ Phối hợp chặt chẽ giữa khu vực công và khu vực tư nhân, phân định rõ vai trò trách nhiệm, lợi ích của các bên. Nhà nước tạo môi trường pháp lý thông thoáng, hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp chủ động phát huy vai trò động lực thúc đẩy phát triển du lịch

+ Rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh đặc biệt tập trung thu hút đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên như: phát triển du lịch đường thủy nội địa, các khu vui chơi, mua sắm giải trí; các khu, điểm du lịch…

+ Nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư vào các khu du lịch bán đảo Sơn Trà, Công viên văn hóa

Ngũ Hành Sơn, điểm du lịch đỉnh đèo Hải Vân và một số loại hình du lịch đường thủy, du lịch M.I.C.E,…

+Xây dựng cơ chế phối hợp giữa chính quyền và doanh nghiệp tổ chức các hoạt động văn hóa - nghệ thuật đặc biệt, có nét đặc thù riêng để phục vụ khách du lịch nước ngoài.

+Tổ chức quy hoạch và kêu gọi, vận động đầu tư các cụm dịch vụ giải trí, ẩm thực và mua sắm tập trung, hình thành các khu vui chơi giải trí về đêm.

+Tiếp tục triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng lưu niệm trên địa bàn thành phố.

- Đẩy mạnh hợp tác, liên kết phát triển du lịch

+ Tăng cường phối hợp khai thác năng lực các tổ chức nghiên cứu và phát triển về du lịch. Đẩy mạnh các mối quan hệ, hợp tác quốc tế với các tổ chức phát triển du lịch của EU, PUM, ExChange, TPO và Văn phòng đại diện du lịch các nước Thái Lan, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc... tại Việt Nam.

+ Thành lập Văn phòng đại diện Đà Nẵng tại một số nước (Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan…) để phối hợp quảng bá xúc tiến du lịch, phát huy Văn phòng Đại diện Đà Nẵng tại Nhật Bản để quảng bá du lịch thành phố.

+Tranh thủ nguồn lực và sự hỗ trợ của các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài; các hội Việt kiều ở nước ngoài, hội du học sinh Việt nam ở nước ngoài để tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến du lịch Đà Nẵng.

+ Đẩy mạnh các hoạt động liên kết ba địa phương Đà Nẵng- Quảng Nam- Thừa Thiên Huế, các hoạt động liên kết vùng du lịch trọng điểm miền Trung – Tây Nguyên, tiếp tục liên kết có hiệu quả với các địa phương như: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Cần Thơ, Lâm Đồng... Xúc tiến hợp tác với các

tỉnh miền núi phía Bắc.

+ Phát huy tốt hơn vai trò hoạt động của Hiệp Hội du lịch trong hoạt động, phát triển du lịch, đối thoại công – tư trong việc xây dựng cơ chế chính sách, phát triển sản phẩm, bảo vệ môi trường du lịch thành phố, công tác xúc tiến quàng bá…

- Thực hiện các chương trình nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dùng của các đối tượng khách quốc tế, làm cơ sở xây dựng chiến lược sản phẩm và hình thức tuyên truyền quảng bá phù hợp với mỗi loại thị trường, từng thời điểm. Tổ chức, phối hợp các hoạt động quảng cáo riêng rẻ của các doanh nghiệp trên địa bàn tạo tiếng nói chung về du lịch địa phương, đồng thời tiếp tục kêu gọi sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp vào hoạt động xúc tiến điểm đến Đà Nẵng.

- Liên kết giữa các sản phẩm, loại hình du lịch giữa các doanh nghiệp du lịch và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ du lịch trên cơ sở đảm bảo mục tiêu lâu dài là phát triển du lịch bền vững, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường, giá trị tài nguyên sinh thái, góp phần gìn giữ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và nhân văn.

- Củng cố, đổi mới đào tạo, bồi dưỡng theo hướng hiện đại và nâng cao năng lực hội nhập quốc tế, vận dụng đa dạng các kênh đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực cho nguồn nhân lực du lịch cả về chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất chính trị, nhằm tăng cường đội ngũ lao động cả về số lượng và chất lượng, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành.

-Tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch, giữ gìn môi trường du lịch phát triển bền vững: Tiếp tục tập trung quản lý các hoạt động của cac đơn vị kinh doanh du lịch, đảm bảo chất lượng dịch vụ, an ninh an toàn cho khách du lịch, tập trung xử lý các biểu hiện tiêu cực, tình trạng đeo bám chèo

kéo khách du lịch, tổ chức chức các hoạt động nâng cao nhận thức về du lịch của người dân, doanh nghiệp.

3.3.2. Kiến nghị

a. Đối với Chính phủ

- Tiếp tục xem xét mở rộng miễn thị thực cho khách du lịch, đồng thời gian hạn thời gian visa cho các du khách đến từ Bắc Âu tham quan và du lịch Việt Nam.

- Chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính có chính sách áp dụng giá ưu đãi giảm lệ phí phục vụ hành khách tại sân bay Đà Nẵng xuống khoảng 10-12USD/hành khách (Theo Quyết định số 1992/QDD-BTC ngày 15/8/2014 của Bộ Tài chính thì phí áp dụng hiện nay tại Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng và Cần Thơ là 16USD, Nội bài là 25 USDN và Tân Sơn Nhất là 20USD.

- Chỉ đạo ngành Công an chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan nhằm quản lý chặt chẽ mục đích nhập cảnh của khách nước ngoài và xử lý các cá nhân người nước ngoài nhập cảnh hoạt động du lịch trái pháp luật.

b. Đối với UBND thành phố

- Tạo điều kiện để các cán bộ thực hiện công tác xúc tiến quảng bá du lịch tham dự các khóa tập huấn, học tập kinh nghiệm tại một số nước như Thái Lan, Singapore, Pháp, Nhật, Nga nhằm giúp họ nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, tìm hiểu nhu cầu và sở thích của họ để từ đó rút kinh nghiệm và đưa ra những ý tưởng, sáng kiến để cung cấp các sản phẩm du lịch phục vụ cho những thị trường trọng điểm.

- Tăng cường kinh phí đầu tư cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch Đà Nẵng để nâng cao vị thế thương hiệu du lịch Đà Nẵng trên thị trường quốc tế.

hóa quảng cáo trên các bảng quảng cáo của thành phố với mức hỗ trợ 10% chi phí quản lý hằng năm.

KẾT LUẬN

Đà Nẵng – Thành phố đáng sông nhất Việt Nam hội tụ đầy đủ các yếu tố, điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Sự phát triển của du lịch Đà Nẵng đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Trong thành công đó, không thể không kể đến những nỗ lực trong công tác truyền thông của các cơ quan, ban ngành, các doanh nghiệp, và người dân thành phố.

Thực tế cho thấy công tác truyền thông du lịch giai đoạn 2011-2015 đã phát huy tác dụng thúc đẩy sự phát triển của du lịch Đà Nẵng và nhận thức của người dân trên địa bàn TP. Tuy nhiên, do bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều biến động, nền kinh tế thế giới phát triển không ngừng, nhu cầu đòi hỏi của du khách ngày càng cao đòi hỏi công tác truyền thông du lịch phải có sự điều chỉnh, bổ sung và kịp thời cho phù hợp với tình hình mới góp phần phát triển du lịch TP. Đà Nẵng bền vững trong tương lai.

Sau một thời gian dài nỗ lực nghiên cứu, được sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn và các thầy cô trong trường, Luận văn đã hoàn thành. Luận văn đã giải quyết được một số vấn đề của đề tài, đã có những đóng góp nhất định trong lý luận về truyền thông du lịch, đồng thời cũng đã đề ra những giải pháp hỗ trợ phát triển du lịch Đà Nẵng.

Với hạn chế về thời gian, kiến thức và nhân lực, trong quá trình làm luận văn, tác giả sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả xin ghi nhận mọi ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và đọc giả khi xem luận văn này.

[1]Nguyễn Văn Dung (2009), Chiến lược và chiến thuật quảng cáo du lịch, Marketing du lịch, NXB Giao thông vận tải.

[2]Nguyễn Văn Dung (2010), Thiết kế và quản lý Truyền thông Marketing, NXB Lao động.

[3] Nguyễn Văn Dung (2010), Thiết kế và quản lý truyền thông marketing,

NXB Lao động.

[4]Dự án EU (2014), Kết quả điều tra khách du lịch, Đà Nẵng.

[5]Hà Nam Khánh Giao 2011), Giáo trình Marketing du lịch, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

[6]Lê Thế Giới và cộng sự (2006), NghiêncứuMarketing lý thuyết ứng dụng, NXB Thống Kê.

[7]Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lãn, Võ Quang Trí, Phạm Thị Lệ Trâm, Phạm Ngọc Ái(2011), Giáo trình Quản trị Marketing định hướng giá trị, NXB Tài Chính.

[8] Nguyễn Văn Lưu (199 ), Quy hoạch Du lịch, NXB Giáo dục.

[9]Trần Văn Lực (2011), Xây dựng chiến lược truyền thông cho du lịch tỉnh Kontum,Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Đà Nẵng.

[10]PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh, TS. Nguyễn Đình Hòa (200 ), Giáo trình Marketing Du lịch, NXB Đại học Kinh tếQuốc dân.

[11] Quốc hội (2005), Luật du lịch số 44/2005/QH11, Hà Nội.

[12]Sở Du lịch TP. Đà Nẵng (2016), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2016, kế hoạch phát triển sự nghiệp du lịch và dự toán Ngân sách Nhà nươcs năm 2017, Đà Nẵng.

[14] Phan Thắng (200 ), Cẩm nang Nghiệp vụ Marketing dành cho cácdoanh nghiệp, NXB Hà Nội thống kê.

[15] Trần Thị Ngọc Trang (2008), Giáo trình Quản trị Chiêu thị, NXB Lao động – Xã hội.

[16] Thủ tướng Chính phủ (2011), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

[17] UBND thành phố Đà Nẵng (2010), Phê duyệt Quy hoạch tổng thể ngành văn hóa, thể thao và du lịch TP.Đà Nẵng đến năm 2020, Đà Nẵng. [1 ] UBND thành phố Đà Nẵng (2015), Đề án phát triển du lịch thành phốĐà

Nẵng giai đoạn 2016-2020, Đà Nẵng.

Tiếng Anh:

[19]George E.Belch và Michael A. Betch (2003), Advertising and Promotion – An Intergrated Marketing perspective.

[20] JA Bennett & JW Strydom (2001), Itroduction to travel and Tourism Marketing.

ST TH Tỷ lệ TH Tỷ lệ TH Tỷ lệ TH Tỷ lệ TH Tỷ lệ

Quốc tịch 2011 2012 2013 2014 2015

T (%) (%) (%) (%) (%)

(Lượt) (Lượt) (Lượt) (Lượt) (Lượt)

Trung 152.35 1 Quốc 26.122 4,89% 92.447 14,65% 105.67 14,22% 9 15,94% 304.044 24,01% 107.00 2 Hàn Quốc 4.257 0,80% 72.185 11,44% 55.559 7,48% 8 11,20% 218.075 17,22% 3 Nhật Bản 8.242 1,54% 26.836 4,25% 41.168 5,54% 52.671 5,51% 92.021 7,27% 4 Mỹ 9.961 1,86% 29.216 4,63% 16.604 2,23% 21.440 2,24% 44.260 3,50% 5 Úc 6.910 1,29% 29.658 4,70% 12.544 1,69% 17.471 1,83% 36.741 2,90% 6 Thái Lan 30.668 5,74% 72.185 11,44% 25.508 3,43% 9.705 1,02% 18.183 1,44% 7 Anh 1.867 0,35% 4.523 0,61% 8.350 0,87% 18.803 1,48% 8 Đức 2.410 0,45% 6.977 1,11% 6.752 0,91% 4.734 0,50% 6.807 0,54% 9 Pháp 3.951 0,74% 10.227 1,62% 8.431 1,13% 5.302 0,55% 12.427 0,98% 10 Singapore 2.610 0,49% 6.017 0,95% 3.687 0,39% 8.593 0,68% 11 Canada 2.096 0,39% 0,00% 2.316 0,31% 5.227 0,55% 6.861 0,54% 12 Malaysia 2.130 0,40% 22.361 3,54% 6.544 0,88% 4.038 0,42% 22.043 1,74% 13 Lào 3.870 0,40% 3.777 0,30% 14 Ý 5.630 0,76% 1.066 0,11% 1.880 0,15%

Bồ Đào 19 Nha 711 0,06% 20 Hà Lan 2.082 0,16% 21 Niu-di-lân 2.095 0,17% 22 Philippines 2.379 0,19% 23 Thụy Sĩ 1.509 0,12% 24 Thụy Điển 1.635 0,13% Tây Ban 25 Nha 1.526 0,12% 26 Na-uy 1.118 0,09% 27 Ấn Độ 2.561 0,20% 28 Đan Mạch 1.134 0,09% 29 KHÁC 432.91 81,05% 258.07 40,90% 448.72 60,38% 556.57 58,24% 447.333 35,33% TỔNG 534.13 100% 630.91 100% 743.18 100% 955.68 100% 1.266.27 100% (Nguồn: Sở Du lịch Đà Nẵng)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp truyền thông cho du lịch thành phố đà nẵng (Trang 88)