Tổ chức, quản lý và đánh giá hiệu quả

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp truyền thông cho du lịch thành phố đà nẵng (Trang 84 - 88)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. XÂY DỰNG GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG DU LỊCH ĐÀ NẴNG

3.2.6. Tổ chức, quản lý và đánh giá hiệu quả

a. Tổ chức, quản lý thực hiện chương trình truyền thông

-Đối với Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng

+ Tham mưu, tổng hợp cho UBND thành phố, chủ tịch UBND thành phố về tổ chức, tiến độ triển khai, kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện và chế độ thông tin, báo cáo về triển khai thực hiện đề án.

+ Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan theo dõi việc tổ chức triển khai thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ tại đề án của các ngành; tổng hợp đề xuất UBND thành phố điều chỉnh, sửa đổi một số điểm trong quá trình thực hiện cho phù hợp với tình hình mới và điều kiện cụ thể của từng ngành, địa phương.

+ Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính dự trù kinh phí cụ thể thực hiện hàng năm, trình UBND thành phố phê duyệt.

+Tham mưu lãnh đạo thành phố về cơ chế, chính sách XHH để kêu gọi các doanh nghiệp, các công ty sự kiện tham gia vào công tác truyền thông để đạt hiệu quả.

+ Phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng, có năng lực phù hợp với nhu cầu quản lý và phát triển du lịch trong tiến trình hội nhập với khu vực và quốc tế.

+ Nghiên cứu hình thành hệ thống các văn phòng đại diện du lịch Đà Nẵng tại các thị trường trọng điểm.

+ Đẩy mạnh đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào du lịch, phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng, các lực lượng thông tin đối ngoại; tranh thủ hỗ trợ quốc tế để xúc tiến quảng bá du lịch.

+ Nghiên cứu, lấy ý kiến các chuyên gia và nhân dân trên địa bàn về logo và slogan du lịch Đà Nẵng, về hình ảnh và thương hiệu du lịch Đà Nẵng.

+ Căn cứ vào kết quả triển khai kế hoạch, Sở Du lịch đánh giá kết quả chung, đề nghị UBND thành phố khen thưởng các đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác quảng bá du lịch Thành phố Đà Nẵng vào cuối năm mỗi năm.

- Đối với Giám đốc các sở, ban ngành, Chủ tịch UBND các quận huyện

pháp truyền thông du lịch Đà Nẵng.

+ Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai các nội dung cong nhiệm vụ được phân công, báo cáo việc triển khai theo định kỳ 6 tháng 1 lần gửi Sở Du lịch tổng hợp báo cáo UBND thành phố.

- Đối với Hiệp hội du lịch

+ Phối hợp tham mưu cơ chế chính sách phát triển du lịch công tư; xây dựng các chương trình sản phẩm du lịch phục vụ du khách; tham gia các hoạt động phát triển du lịch để nâng cao vai trò của Hiệp hội Du lịch, giữ gìn môi trường du lịch thành phố.

+Kêu gọi các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố tích cực tham gia các chương trình xúc tiến, quảng bá do Sở Du lịch tổ chức.

+ Chủ trì, có giải pháp kết nối các doanh nghiệp du lịch xử lý cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp du lịch để tránh phá giá, giảm giá, giảm chất lượng phục vụ ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Đà Nẵng

-Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn TP. Đà Nẵng

+ Tích cực tham gia hoặc tài trợ các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch tại các thị trường trong nước và nước ngoài theo Đề án này.

+ Phối hợp đón các đoàn famtrip, presstrip, blogger đến Đà Nẵng để khảo sát sản phẩm, viết bài quảng bá du lịch Đà Nẵng.

+Đề nghị các doanh nghiệp du lịch tăng cường đưa thông tin, hình ảnh du lịch Đà Nẵng trên các website, ấn phẩm quảng bá của đơn vị.

+ Tổ chức các chương trình truyền thông du lịch trong phạm vi, quy mô và ngân sách phù hợp với đơn vị mình.

+ Trong điều kiện cho phép có thể ký kết các hợp đồng với các công ty du lịch trong và ngoài nước để quảng bá, xúc tiến về du lịch Đà Nẵng

- Đối với các công ty tổ chức sự kiện: Đăng cai tổ chức sự kiện theo hình thức XHH, được hưởng một số chính sách, cơ chế ưu đãi của thành phố

theo phê duyệt.

- Đối với các cơ quan báo, đài trên địa bàn thành phố: Chủ động thực hiện các nội dung công việc theo chức năng và nhiệm vụ của đơn vị để thực hiện rộng rãi công tác truyền thông du lịch Đà Nẵng đến du khách trong và ngoài nước.

b. Đánh giá hiệu quả

- Đánh giá hiệu quả kinh tế du lịch

+ Các chỉ tiêu đánh giá: Đánh giá hiệu quả kinh tế trong du lịch có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu. Tuy nhiên, đề tài này tác giả sử dụng các chỉ tiêu gắn với lượng khách du lịch (tổng số khách, tổng số ngày lưu trú) và hệ thông chỉ tiêu giá trị (tổng doanh thu) thông qua các yếu tố như: Quy mô phát triển số lượng khách du lịch mục tiêu đến Đà Nẵng trong phạm vi không gian và thời gian nhất định; Vị trí, hình ảnh của du lịch Đà Nẵng so với các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên.

+Cách thức đánh giá hiệu quả kinh tế: Thống kê các chỉ tiêu về tổng doanh thu ... trên cơ sở tổng lượt khách du lịch đến Đà Nẵng, tổng số ngày lưu trú ở thị trường khách mục tiêu trong thời gian thực hiện chương trình truyền thông. Đánh giá tốc độ tăng trưởng hàng năm so với giai đoạn

trước hoặc so sánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong du lịch so với hiệu quả đầu tư vốn với các ngành khác trong hệ thống các ngành kinh tế của thành phố Đà Nẵng

- Đánh giá hiệu quả của chương trình truyền thông

+ Các chỉ tiêu đánh giá: Đo lường được tác động của chiến lược truyền thông đến khách du lịch mục tiêu và liệu có nhận ra hay nhớ đến thông điệp, hình ảnh về du lịch Đà Nẵng không, bao nhiêu lần, những điểm nào khiến họ nhớ, họ cảm nhận như thế nào về thông điệp, thái độ của họ trước đây và hiện nay của họ đối với du lịch Đà Nẵng như thế nào. Đồng

thời đo lường hành vi từ phản ứng của khách du lịch, chẳng hạn có bao nhiêu tour du lịch đến Đà Nẵng, số lượng du khách đến tham quan du lịch sau khi chiến lược truyền thông du lịch này thực hiện.

+Cách thức đánh giá: Tiến hành điều tra về mức độ hiểu biết về du lịch Đà Nẵng đối với du khách tham quan TP. Đà Nẵng ... và trên cở thống kê số lượng khách đến Đà Nẵng từ nhiều nguồn cơ sở dữ liệu khác nhau (công ty lữ hành, khách sạn, Sở Du lịch…) từ đó đánh giá được hiệu quả của chiến lược truyền thông.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp truyền thông cho du lịch thành phố đà nẵng (Trang 84 - 88)