Phương tiện truyền thông

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp truyền thông cho du lịch thành phố đà nẵng (Trang 47 - 54)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. THỰC TRẠNG VỀ TRUYỀN THÔNG DU LỊCH ĐÀ NẴNG TRONG

2.2.4. Phương tiện truyền thông

a. Kết quả điều tra nghiên cứu thị trường

Qua thông tin thu thập từ báo cáo điều tra nghiên cứu thị trường do Sở Du lịch thực hiện, Kết quả điều tra nghiên cứu thị trường tại Đà Nẵng trong Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã

hội do Liên Minh Châu Âu tài trợ [1] với 675 khách du lịch trong đó có 449 khách nội địa và 226 khách quốc tế được điều tra tại các địa điểm: Ngũ Hành Sơn, Bà Nà, Chùa Linh Ứng, Bảo tàng Chăm, biển, các khu nghĩ dưỡng 5 sao tại Đà Nẵng, tác giả đã tổng hợp và đánh giá về thái độ và nhu cầu của khách du lịch như sau:

Mục đích của chuyến đi: Cả khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa đều có mục đích chính là tham quan, nghĩ dưỡng chiếm đa số 73.9% (72% khách quốc tế và 74, % khách nội địa). Khách du lịch quốc tế đi với mục đích kinh doanh và Hội nghị, Hội thảo (chiếm ,9% ) nhiều hơn so với khách nội địa (5,3%). Các chuyến đi với mục đích thăm người thân, bạn bè chiếm gần 7% ở cả hai loại khách.

Nguồn thông tin chuyến đi: Có nhiều nguồn thông tin tham khảo để quyết định chuyến du lịch đến Đà Nẵng. Đối với khách du lịch quốc tế, với sự phát triển của công nghệ thông tin, nên việc tiếp cận thông tin qua internet khá đơn giản và hiệu quả với sự cách trở về không gian, chính vì thế internet là nguồn thông tin được đề cập nhiều nhất(với tỷ lệ 59,2%), tiếp đến là thông tin từ người khác giới thiệu(tỷ lệ 26,5%), nguồn thông tin qua báo chí (với tỷ lệ 23,1%), nguồn thông tin từ các công ty lữ hành (16.6%), nguồn thông tin qua truyền hình và văn phòng thông tin du lịch hầu như ít được sử dụng với 2.2%. Đối với khách du lịch nội địa thì interrnet cũng là nguồn thông tin được đề cập nhiều nhất nhưng ít hơn so với khách quốc tế (với tỷ lệ 49,1%), tiếp đến là thông tin từ khách giới thiệu (với tỷ lệ 34.4%), truyền hình cũng là thông tin được sử dụng nhiều (với tỷ lệ 2 ,1%), các nguồn thông tin từ báo chí, các công ty du lịch/lữ hành được đề cập với tỷ lệ thấp (với tỷ lệ 13.7%). Đối với cả hai loại khách thì trung tâm thông tin du lịch hầu như không phát huy được tác dụng, chỉ có hơn 2% khách quan tâm đến nguồn thông tin này.

Đối với cả khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa, không có sự khác biệt nhiều về nguồn thông tin tham khảo giữa các lần đi. Các nguồn thông tin quan trọng vẫn là internet, người khác giới thiệu…Tuy nhiên cũng có sự thay đổi về tỷ lệ giữa các nguồn thông tin nhưng không đáng kể.

Nguồn thông tin theo hình thức chuyến đi: Đối với khách du lịch đến Đà Nẵng, nếu khách du lịch chọn hình thức tự tổ chức đi thì họ dựa vào nguồn internet và người khác giới thiệu là chủ yếu, mặc khác khi khách đi theo hình thức trọn gói thì nguồn thông tin chủ yếu lại dựa vào các công ty du lịch và có thêm nguồn internet, người khác giới thiệu.

Thời gian lưu trú: Đối với khách du lịch quốc tế, khách lưu trú từ 1 đến 2 đêm chiếm tỷ trọng lớn nhất (33.3%), số khách lưu trú từ 3 đến 4 đêm chiếm 27,9%, tiếp đến là khách lưu trú từ 5 đêm chiếm 23%. Nhưng đối với khách du lịch nội địa, số khách lưu trú từ 3 đến 4 đêm chiếm đa số 40,7%, số khách lưu trú từ 1 đến 2 đêm chiếm 37.5%, số khách lưu trú từ 5 đêm trở lên chiếm 15.5%. Khách quốc tế đi trong ngày nhiều gấp 2.5 lần khách nội địa (15. % và 6.3%) vì phần lớn bộ phận khách này thường nghỉ ở Hội An. Nếu tính số đêm lưu trú bình quân của khách (không tính những trường hợp đi trong ngày) có thể thấy thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch nội địa chỉ bằng hơn nửa so với thời gian lưu trú khách du lịch quốc tế.

Thời gian lập kế hoạch cho chuyến đi: Kế hoạch đi du lịch của khách du lịch nội địa thường được lập trước chuyến đi trong vòng 1 tháng (72.9%), trong đó có tới 37.9% lập kế hoạch chỉ trước chuyến đi 1 tuần. Có tới 24% khách du lịch quốc tế lên kế hoạch trước từ 2-3 tháng, thậm chí có 20,9% lên kế hoạch trước hơn 3 tháng.

Khách đến lần đầu/khách quay lại: Phần lớn khách du lịch quốc tế nói tiếng Anh được điều tra là lần đầu đến Đà Nẵng (chiếm tới 79.1%), số khách quay lại lần 2 chiếm 11.2% và từ lần 3 trở lên chiếm tỷ trọng dưới 10%.

Trong khi đó đối với khách du lịch nội địa, chỉ có một phần ba là đến lần đầu tiên (chiếm 33%), 26.1% số khách đến lần hai, 11. % đến lần thứ ba và có tới 29.2% số khách quay lại trên ba lần. Trong số khách quay lại thì đa số với mục đích du lịch/nghỉ dưỡng, chiếm 69.1% đối với khách nội địa và 50% đối với khách quốc tế.

Ý định quay lại và giới thiệu về điểm đến: Có thể nói một trong những tiêu chú để đánh giá sức hấp dẫn của điểm du lịch cũng như chất lượng điểm đến du lịch chính là có thu hút được du khách quay trở lại hay không. Theo kết quả điều tra, phần lớn du khách đều có mong muốn quay lại du lịch Đà Nẵng nếu có điều kiện. Tỷ lệ du khách còn do dự hoặc không có ý định quay lại chỉ chiếm khoảng 19%, điều đó có nghĩa là 1% du khách sẽ có thể quay trở lại du lịch Đà Nẵng trong tương lai. Cụ thể, khách du lịch nội địa cho biết họ sẽ chắc chắn quay trở lại Đà Nẵng chiếm 76.2% trong khi khách du lịch quốc tế chỉ chiếm 15.6%. Khách du lịch nội địa khẳng định chắc chắn sẽ giới thiệu điểm đến Đà Nẵng cho người thân bạn bè chiếm 74. % trong khi có tới hơn 53% khách du lịch quốc tế do dự hoặc không giới thiệu Đà Nẵng là điểm đến du lịch cho người khác. Điều này là một thực tế đáng suy nghĩ cho ngành du lịch Đà Nẵng

b. Tuyên truyền trực quan

- Thành lập Trung tâm Hỗ trợ Du khách và vận hành hoạt động 02 quầy thông tin du lịch tại Ga đến quốc nội và quốc tế Đà Nẵng nhằm cung cấp thông tin du lịch Đà Nẵng đồng thời hỗ trợ thông tin cần thiết cho du khách

Thực hiện các bảng quảng cáo dọc quốc lộ 1A đi qua một số tỉnh, thành phố miền Trung quảng bá du lịch Đà Nẵng đồng thời phối hợp với các đơn vị khai thác các bảng quảng cáo trống trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thực hiện các bảng quảng cáo quảng bá du lịch, cụ thể: 140 bảng quảng cáo nội dung quảng bá Cuộc thi Trình diễn Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng; 133 bảng quảng

cáo nhân Cuộc đua Thuyền buồm Vòng quanh Thế Giới; 21 bảng quảng cáo nhân Đại hội Thể thao Bãi biển Châu Á, bảng quảng cáo trống khác đăng thông tin và hình ảnh du lịch Đà Nẵng.

- Phối hợp các đơn vị kinh doanh du lịch đặc biệt là các cơ sở lưu trú thường xuyên treo bangron, standee và chiếu video du lịch Đà Nẵng tại đơn vị để quảng bá du lịch Đà Nẵng đặc biệt là tại các sự kiện lớn của thành phố.

- Thiết lập quan hệ với 37 địa phương của 19 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trên cơ sở mối quan hệ với các địa phương này, duy trì trao đổi thông tin và xúc tiến, vận động nhiều hoạt động quảng bá du lịch thành phố như: phối hợp với Ban Quan hệ quốc tế và Thương mại thành phố Daegu, Hàn Quốc lắp đặt miễn phí 04 standee du lịch Đà Nẵng đặt tại Sân bay Daegu và Trung tâm thông tin du lịch của thành phố Daegu, Hàn Quốc để quảng bá du lịch Đà Nẵng; Phối hợp với Đại sứ Quán tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Úc đặt standee du lịch quảng bá du lịch Đà Nẵng nhân các sự kiện tham gia Hội chợ, Roadshow từ năm 2011 – 2015.

c. Truyền thông qua các ấn phẩm

- Thực hiện bộ ấn phẩm du lịch Đà Nẵng các ngôn ngữ bao gồm: Cẩm nang du lịch Đà Nẵng, tập gấp du lịch, Bản đồ du lịch, ấn phẩm du lịch M.I.C.E, ẩm thực Đà thành, bưu ảnh du lịch, kẹp sách....

- Kênh phát hành: Các sự kiện diễn ra tại thành phố như Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế, Cuộc đua thuyền buồm – Clipper Race, Iron Man 70.3, Cuộc thi chạy Marathon quốc tế; các hội nghị, hội thảo, hội chợ du lịch và các hoạt động xúc tiến , quảng bá du lịch của thành phố trong nước và quốc tế từ năm 2011- 2015…

d. Tổ chức chương trình Roadshow, Hội nghị, tham gia Hội chợ tại một số địa phương trong nước và quốc tế

Cần Thơ; tổ chức Hội nghị Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng tại Nga, quảng bá du lịch Đà Nẵng tại London, Anh và Sydney, Úc; Hội nghị lữ hành Đức tại TP.Đà Nẵng

- Hội chợ Kotfa tại Seoul, Hàn Quốc; Hội chợ ITF Đài Loan; Hội chợ JATA Nhật Bản 2015 kết hợp tổ chức Chương trình quảng bá du lịch 03 địa phương tại Tokyo, Nhật Bản; Hội chợ Du lịch Travex; Hội chợ WTM tại Anh; Hội chợ ITB Berlin Đức; Hội chợ MITT Nga...

đ Tổ chức đón các đoàn Famtrip, presstrip đến khảo sát và quảng bá du lịch

- Phối hợp Tổng cục du lịch Việt Nam đón các đoàn quay phim quảng bá du lịch Đà Nẵng; đoàn Bayo – Để cuộc đời là những chuyến đi; đoàn presstrip đến từ các thị trường: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan Hồng Kông, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia khảo sát du lịch thành phố Đà Nẵng để trải nghiệm dịch vụ và điểm tham quan tại Đà Nẵng

- Tổ chức chương trình Famtrip M.I.C.E từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ đến khảo sát hạ tầng hội nghị, kết hợp tham quan nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng; Famtrip kết hợp Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm xúc tiến quảng bá du lịch các địa phương của cả nước tại Đà Nẵng; Famtrip kết hợp Chương trình giới thiệu du lịch Thừa thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam; Phối hợp với hãng hàng không Korean Air tổ chức đón đoàn khách tham dự sự kiện APOT Asia International Forum, đón các đoàn Famtrip từ các thị trường Úc, Nhật Bản;

- Thực hiện các clip quảng bá du lịch Đà Nẵng các ngôn ngữ Anh, Trung, Hàn, Nhật, Thái

e. Quảng bá trên các trang điện tử và trang mạng xã hội

- Vận hành Cổng thông tin du lịch thành phố Đà Nẵng tại địa chỉ www.tourism.danang.vn ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh: Trang web có độ

tương tác cao với người dùng khoảng 5000-1000 lượt xem mỗi ngày. Tương tác tốt hơn với các doanh nghiệp đang hoạt đông kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung. Theo thống kê từ Google analytics, 5 quốc Gia truy cập Website Tourism.danang.vn nhiều nhất trong 1 tháng là: Vị trí 1 là thị trường Việt Nam với 6.2 5 lượt truy cập; Vị trí 2 là thị trường United States với 465 lượt truy cập; Vị trí 3 là thị trường Singapore với 3 6 lượt truy cập; Vị trí 4 là thị trường United Kingdom với 29 lượt truy cập và Vị trí 5 là thị trường Úc với 1 7 lượt truy cập

- Fanpage Danang Fantasticity: Là Fanpage duy nhất của thành phố Đà Nẵng cung cấp thông tin chính thức về du lịch Đà Nẵng với hơn 8953 lượt thích (tăng khoảng 50 lượt/tuần) tính đến tháng 11/2016. Phạm vi tiếp cận của bài viết là trên 400 lượt/tuần.

- Instagram: Theo thống kê của chuyên gia dự án EU (Ông Florian Sengstschmid), Đà Nẵng là thành phố đầu tiên của cả nước có tài khoản Instagram về du lịch. Lượt người theo dõi trên Instagram là 7.357lượt (tính đến tháng 11/2016) trong đó số lượng người theo dõi tăng mỗi ngày là 40 - 50 người, độ tương tác khoảng 250 - 400 lượt like/bài đăng. Lượng thông tin chia sẻ qua hastag Visitdanang là 45 bài. Hiện nay Instagram đang được nhiều độc giả đánh giá cao với chất lượng hình ảnh đăng đã được thiết kế đẹp, bắt mắt với người xem.

- Youtube với tài khoản Visit Danang: đến tháng 11/2016 đăng 56 video với tổng lượt xem là 30.000 lượt. Lượt xem và đánh giá của người xem qua youtube của Đà Nẵng ngày càng được nhiều người quan tâm.

g. Quảng bá du lịch trên báo chí, truyền hình

- Trong 5 năm qua, các cơ quan báo chí trên địa bàn thành phố và một số quốc gia đã hỗ trợ đăng tải hàng trăm tin, bài truyền thông về ngành du

lịch, hiệu quả vai trò của ngành du lịch, đặc biệt là danh hiệu thành phố Đà Nẵng đạt được về du lịch như “Đà Nẵng điểm đến mới nổi bật thế giới năm 2015”. Một số tin, bài tiêu biểu như sau: “Khẳng định vị thế du lịch Đà Nẵng”, “Du lịch Đà Nẵng, những chặng đường phát triển”, “Du lịch trải nghiệm”, “Rộn ràng mùa du lịch biển”, “Du lịch thân thiện”, “Quảng bá du lịch Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế tại Hàn Quốc”, “Đưa du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ xứng với tiềm năng sẵn có”, “Khách du lịch đến Đà Nẵng sẽ tăng gấp đôi!”, “Mũi nhọn du lịch Đà Nẵng”; “Khách du lịch đến Đà Nẵng tăng cao”…

- Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng xây dựng các chuyên mục, chương trình tuyên truyền đẩy mạnh du lịch Đà Nẵng như: “Du lịch 365” (phát hằng ngày trên kênh DRT2), “Đà Nẵng và bạn” (phát hằng tuần trên sóng phát thanh), “Đà Nẵng phố”, “Nhịp sống thành phố” và lồng ghép tuyên truyền trong chương trình Thời sự hằng ngày,…

-Các cơ quan báo chí trung ương và địa phương khác đóng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như Lao động, Tiền phong, Báo điện tử Chính phủ, Báo điện tử Dân trí, Báo điện tử Infonet, Đài Truyền hình KTS VTC,… cũng quan tâm đăng tải nhiều tin tức quảng bá về du lịch thành phố, đồng thời phản ánh những khía cạnh khác, góp phần giúp du lịch Đà Nẵng ngày càng hoàn thiện hơn, tiêu biểu như: “Đà Nẵng: Hàng loạt sự kiện du lịch đón kỷ niệm 70 năm Quốc khánh 2.9” (Lao động), “Đà Nẵng đón hơn 3,3 triệu lượt du khách trong

tháng” (Infonet), “Du lịch Hội An, Đà Nẵng: Mắt thấy đẹp, tai hơi u” (Tiền phong), “Ngắm biểu tượng văn hóa đọc Đà Nẵng” (Thể thao và Văn hóa), “Đà Nẵng: Chấn chỉnh văn hóa, văn minh để thúc đẩy du lịch” (Cổng thông tin điện tử Chính phủ), “Đà Nẵng khai thác du lịch đường sông” (Tin tức),…

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp truyền thông cho du lịch thành phố đà nẵng (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)