7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.4. Công tác thanh kiểm tra hoàn thuế GTGT
Công tác thanh tra, kiểm tra hoàn thuế GTGT là khâu không thể thiếu trong chu trình quản lý thuế. ðây là một công tác giúp rà soát lại những ñiểm ñạt và chưa ñạt ñể có hướng phát huy, khắc phục. Hiện nay, quy trình quản lý thu thuế GTGT thực chất là quy trình tự tính, tự kê khai và nộp thuế vào Kho bạc. Quy trình này ñòi hỏi tính tự giác cao của các DN trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo luật ñịnh, ñồng thời phát huy chức năng, quyền hạn của CQT trong việc hành thu, áp dụng biện pháp xử phạt nghiêm minh ñối với các trường hợp khai man trốn lậu thuế. Vì vậy, vai trò của công tác thanh tra thuế trở nên rất quan trọng. Nếu buông lỏng thanh tra, kiểm tra thuế sẽ có thể dẫn ñến thất thu thuế cao không thể tính ñược, không ngăn chặn ñược các hành vi trốn lậu thuế. Khi áp dụng quy trình quản lý thu thuế với việc tự tính, tự kê khai và tự nộp thuế, ngành thuế càng phải hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra hoàn thuế.
Nhận thức ñược tầm quan trọng của công tác thanh tra, kiểm tra hoàn thuế, Cục thuế ðắk Lắk ñã triển khai việc thanh tra, kiểm tra thường xuyên sau hoàn thuế. Cụ thể như sau:
Cục thuế thực hiện kiểm tra sau hoàn thuế trong thời hạn tối ña không quá một năm, kể từ ngày CQT ban hành quyết ñịnh giải quyết hoàn thuế trước, kiểm tra sau ñối với các trường hợp:
69
- CSKD kê khai lỗ luỹ kế từ hai năm liên tục trở lên hoặc có số lỗ vượt quá vốn ñiều lệ ñăng ký tính ñến thời ñiểm nộp HS ñề nghị hoàn thuế gửi CQT;
- CSKD ñược hoàn thuế từ hoạt ñộng kinh doanh bất ñộng sản; kinh doanh thương mại, dịch vụ;
- CSKD thay ñổi ñịa ñiểm kinh doanh trong vòng mười hai tháng tính từ thời ñiểm có quyết ñịnh hoàn thuế trở về trước;
- CSKD có sự thay ñổi bất thường giữa doanh thu tính thuế và số thuế ñược hoàn trong giai ñoạn 12 tháng.
ðối với các quyết ñịnh giải quyết hoàn thuế trước, kiểm tra sau còn lại, CQT thực hiện kiểm tra sau hoàn thuế theo nguyên tắc rủi ro (HS có quy mô, có ñộ phức tạp, số thuế ñã giải quyết hoàn lớn... thì ưu tiên thực hiện trước) trong thời hạn tối ña không quá mười năm, kể từ ngày CQT ban hành quyết ñịnh hoàn thuế. Cục thuế ðắk Lắk ñã ñạt ñược những kết quả sau:
Bảng 2.4. Kết quả thanh tra từ năm 2010 – 2014
ðVT: tỷ ñồng
TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
1 Số ñơn vị thanh tra, kiểm
tra 150 200 240 260 300
2 Số thuế tăng qua thanh
tra, kiểm tra thuế 15,566 18,790 34,304 38,725 42,036
Trong ñó: Thuế GTGT 8,790 14,510 28,760 31.890 35,325
(Nguồn: Báo cáo kết quả công tác thanh tra của Cục Thuế năm 2010 - 2014)
Những kết quả trên chưa thật sự phản ánh ñúng thực trạng của hành vi vi phạm pháp luật thuế mà công tác thanh tra thực hiện, vẫn chưa tương xứng với tình hình khai man trốn thuế của DN. Nguyên nhân chính là: quy ñịnh chức năng, nhiệm vụ của từng phòng trong tổ chức bộ máy còn nhiều ñiểm chưa rõ ràng. Cụ thể: quy trình thanh tra chưa phù hợp với các quy ñịnh của
70
luật quản lý thuế, phù hợp với thực tế từng loại DN; công tác hỗ trợ cho thanh tra thuế chưa ñược ñáp úng ñầy ñủ; công tác phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng có thẩm quyền chưa ñược chặt chẽ. Do ñó công tác thanh tra thuế còn nhiều vấn ñề cần ñược quan tâm, nhất là trong ñiều kiện quản lý thuế theo chức năng hiện nay.
Về phương pháp kiểm soát thuế GTGT, hiện nay các cán bộ thuế vẫn sử dụng các phương pháp kiểm soát trên chứng từ là chủ yếu. Việc kiểm tra vẫn dựa trên tờ khai thuế GTGT do các DN tự kê khai là chính trên cơ sở ñối chiếu trực tiếp với hóa ñơn, chứng từ. Trên thực tế, ñể trốn thuế, DN hoàn toàn có thể hoàn chỉnh bộ chứng từ gốc gồm hóa ñơn, chứng từ và sổ cái, sổ phụ, nhật ký chứng từ… với việc kê khai thuế GTGT. Do vậy, phương pháp ñối chiếu trực tiếp không phát huy hiệu quả khi DN không kê khai doanh thu mua, bán hàng hóa. ðể thực hiện triệt ñể chống thất thu thuế GTGT, ngành thuế cần phải ñối chiếu hóa ñơn mua, bán hàng hóa của các DN có liên quan với sự trợ giúp của công nghệ thông tin.
Về các dấu hiệu nghi ngờ vi phạm trên tờ khai thuế GTGT, hiện nay theo quy trình quản lý thu thuế thực hiện theo nguyên tắc: doanh thu tháng này tăng, giảm quá mức so với tháng trước; thuế phát sinh tháng này tăng, giảm quá mức so với tháng trước; thuế ñược khấu trừ quá lớn so với thuế ñầu ra…Trong tình hình SXKD của DN có nhiều diễn biến phức tạp do thị trường, do sự thay ñổi của cơ chế chính sách… Như hiện nay thì những dấu hiệu vi phạm trên là quá cứng nhắc ñể CQT thực hiện kiểm tra, thanh tra ñối với DN.
Việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế hiện nay cũng còn rất nhiều ñiều cần bàn. Trước hết là do các quy ñịnh xử phạt hành chính, kinh tế và hình sự ñối với các ñối tượng nộp thuế chưa có tính răn ñe mạnh. Và dường như các quy ñịnh về thuế chỉ chú trọng tới việc tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các DN, các ngành, các lĩnh vực mà chưa quan tâm tới việc chấp hành luật thuế.
71
Chẳng hạn, quy ñịnh từ ngày 01/07/2013 trở về trước DN bị phạt nộp chậm 0.05% một ngày tính trên số tiền thuế, và từ ngày 01/7/2013 trở ñi ñối với khoản tiền thuế nợ phát sinh thì tiền chậm nộp ñược tính 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế ñến ngày thứ 90; 0,07% mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp kể từ ngày chậm nộp thứ 91 ...; chậm nộp theo thông báo thuế nhưng hầu như tất cả các quy ñịnh về thuế ñều cho phép DN ñược ñiều chỉnh, bổ sung doanh thu, thuế phải nộp kê khai sót vào lần kê khai sau hoặc vào kỳ quyết toán thuế. ðiều này ñã tạo sơ hở ñể các DN lợi dụng kê khai thiếu thuế mà không sợ bị xử lý hành vi trốn, lậu thuế.